Tác dụng chữa bệnh của củ khoai tây
(Giúp bạn)
Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến đối với các bà nội trợ. Khoai tây có quanh năm và được bày bán ở nhiều nơi, dễ chế biến nên thường được ưu ái nằm trong thực đơn của các gia đình.
Các nhà dinh dưỡng học đã phân tích giá trị thực phẩm của khoai tây, cho thấy thành phần của nó khá cân đối về các chất cần thiết cho nhu cầu "ăn đủ chất" của con người.
Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (nhiều vitamin C, B6, chất xơ...) , đặc biệt hàm lượng kali trong khoai tây được các chuyên gia dinh dưỡng xếp đầu danh sách 20 loại rau củ nguyên chất chứa nhiều kali.
Đông y nhìn nhận khoai tây như một loại... cây thuốc. Chẳng hạn sách Đông y viết: "Củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, tiêu viêm. Dùng chữa bệnh đau bụng, khó tiêu, viêm loét dạ dày, viêm tuyến nước bọt, say nắng, sốt... Liều dùng hàng ngày 10-50g hoặc hơn.
Các chất dinh dưỡng có trong khoai tây có thể sánh ngang được với sữa bò. Hàm lượng vitamin C trong khoai tây cao gấp 2 lần táo tây gọt vỏ. Chất xơ trong khoai tây mềm, không kích thích niêm mạc dạ dày, có thể dùng để điều trị chứng vị quá nhiều gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày và hành tá tràng.
Ngoài ra, khoai tây còn có tác dụng chữa chứng táo bón và mẩn ngứa. Khoai tây giàu kali có thể đề phòng chứng đột quỵ. Mỗi tuần, mỗi người nên ăn từ 3-4 củ khoai tây sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Khi bị bỏng nhẹ, bạn có thể luộc khoai tây, bóc lấy vỏ, đắp mặt trong vỏ lên vết bỏng rồi dùng gạc thấm nước muối băng lại. Làm như vậy, vết bỏng sẽ nhanh khỏi, không để lại sẹo.
Hoa khoai tây chữa bệnh tăng huyết áp, và là nguyên liệu chiết rutin để chữa bệnh. Không dùng quả và mầm củ khoai tây vì có độc.
Làm đẹp từ khoai tây
Khoai tây luộc, bóc vỏ, nghiền mịn, thêm ít sữa, rồi lòng đỏ trứng gà, có thể thêm chút mật ong nữa, đắp lên mặt làm mặt nạ dưỡng da... khiến da mịn, tươi mát, xóa nếp nhăn và căng như da thiếu nữ. Bạn thử mở những cuốn sách nói về mỹ phẩm thiên nhiên sẽ thấy một số trang khá dày dành một sự ưu ái đặc biệt cho củ khoai tây.
Sử dụng khoai tây an toàn
Chất acrilamit được tìm thấy trong một số loại của quả đặc biệt là khoai tây. Chất này sẽ trở nên rất độc hại cho sức khoẻ chúng ta khi ở nhiệt độ cao. Nếu bạn là thích ăn món khoai tây rán, đừng vội thất vọng. Các nhà nghiên cứu Anh mới đây đã tìm được một phương pháp có thể giúp giảm được chất này trong khoai tây: hãy gọt vỏ và ngâm kỹ khoai tây trong nước trước khi chế biến.
TS. Rachel Burch, trưởng nhóm nghiên cứu và các đồng sự khẳng định rằng gọt vỏ khoai tây giúp giảm 23% chất acrilamit có trong loại củ này. Ngâm khoai từ 30 - 120 phút giảm được từ 38 - 48% chất độc hại này.
Mặc dù giảm được một khối lượng lớn chất acrilamit trong khoai tây nhưng không có nghĩa là bạn có thể ăn chúng hàng ngày. Hãy kết hợp hài hoà món ăn này trong các bữa ăn của bạn và không nên dùng nhiều hơn 2 bữa với khoai tây mỗi tuần. Bởi dù sử dụng nhiều khoai tây đã ngâm kỹ trong nước, chất acrilamit vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn.
Để chữa chứng đau dạ dày, có thể dùng khoai tây rửa sạch, thái lát mỏng, chần qua nước sôi rồi ngâm một lúc trong nước đun sôi để nguội. Vớt ra, thêm nước ép gừng và tỏi trộn đều, dùng làm món rau sống trong bữa ăn hằng ngày.
Y học hiện đại coi khoai tây là một thứ thuốc tốt đối với chứng bệnh dạ dày và tim mạch. Còn theo Đông y, khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng hòa vị (điều hòa chức năng dạ dày), kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), ích khí; có thể chữa chán ăn, tiêu hóa kém, bí đại tiện... Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
- Chữa táo bón kinh niên: Khoai tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn, mỗi lần 1 chén con.
- Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Khoai tây tươi (không bỏ vỏ) rửa sạch, thái nhỏ, dùng máy xay thịt để xay hoặc cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.
Hoặc: Khoai tây tươi để nguyên vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, đặt lên bếp đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa đến khi nước sánh lại, cho mật ong vào (một phần nước cốt 2 phần mật ong), đun cho đến khi đặc lại như cao, cho vào lọ dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê,
Mỗi liệu trình dài 20 ngày. Trong thời gian điều trị, cần kiêng ăn ớt, hành, giấm, rượu và các chất kích thích khác. Sau khi hết đau vẫn nên uống thêm một thời gian nữa.
- Chữa nôn mửa do rối loạn thần kinh thị giác, kém ăn: Khoai tây 100 g, gừng tươi 10 g, quýt 1 quả (bỏ vỏ và hạt). Tất cả giã nát, trộn đều, vắt lấy nước, trước mỗi bữa ăn uống một thìa canh.
- Điều hòa chức năng tiêu hóa: Khoai tây 1-2 củ, dùng than củi nướng chín, bóc vỏ, ăn lúc còn nóng.
- Chữa đau đầu: Khoai tây thái lát, xát lên chỗ đau trên đầu.
- Chữa quai bị: Mài khoai tây với giấm, lấy nước bôi vào chỗ sưng.
- Chữa chàm và ung nhọt: Khoai tây rửa sạch, thái nhỏ, giã nhuyễn, đắp lên chỗ da bị bệnh và lấy gạc băng lại. Ngày thay thuốc 2 lần.
- Chữa bỏng: Khoai tây rửa sạch, mài lấy nước, bôi vào chỗ bị bỏng.
Chú ý: Để phòng ngộ độc, không dùng khoai tây đã mọc mầm. Khi gọt khoai, cần khoét bỏ mắt và những chỗ đã chuyển sang màu xanh hoặc tím.
Chữa vết bỏng
Khi bị phỏng, hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên đấy, để yên một lúc lâu. Ðiều nên nhớ là trước khi đắp, không được rửa vết phỏng.
Chữa phù mặt
Do bị bệnh gan, mặt bị phù lên, gây đau đớn khó chịu. Trong khi chờ đi bác sĩ, có thể chữa tạm thời bằng cách lấy khoai tây giã nhỏ, đựng trong miếng vải mùng, đắp lên mặt trong 30 phút, sẽ thấy dễ chịu.
Làm mềm những đôi giày cũ
Giày để lâu không sử dụng sẽ bị khô cứng. Muốn làm cho da mềm lại, hãy xẻ củ khoai tây ra làm đôi, cầm nửa củ chà mạnh lên mặt da, nó sẽ mềm lại. Sau đó, đánh bóng bằng xi.
Chùi sạch tranh sơn mài
Gọt vỏ khoai, cắt theo chiều dọc cho nó nhiều nhựa, thoa nhẹ lên bức tranh, sau đó lấy miếng giẻ mềm thấm nước, lau nhẹ lại rồi để khô, bức tranh sẽ sáng và bóng.
Chùi đồ vật bằng kim loại
Các đồ dùng bằng kim loại để lâu ngày bị cũ, bị sét, muốn đánh bóng lại như mới, hãy lấy nửa củ khoai tây chà mạnh lên món đồ, sau đó dùng giẻ mềm đánh bóng lại.
Đồ vật bằng kim loại có thể được đánh bóng với khoai tây (ảnh minh họa)
Chùi mặt kính
Kính tủ hay kính soi bị hơi nước ẩm ướt làm cho ố mờ, cũng lấy khoai tây chà lên rồi lau sạch lại, mặt kính sẽ sáng đẹp.
Làm mỡ không bị cháy đen
Mỡ chiên bánh, chiên chả... thường bị cháy đen. Ðể tránh điều đó, hãy cắt nhỏ một nhúm khoai tây để vào chảo mỡ.
Khoai tây: Vị thuốc quý chữa bệnh
Khoai tây sống có chứa nhiều khoáng tố potassium, sulphur, phosphorous rất có lợi cho da.
Ngoài ra, trong dịch ép củ khoai tây còn có sự hiện diện của các vitamin, enzyme, hợp chất kháng ô xy hóa có tác dụng “nâng cấp” da và kháng khuẩn.
Vỏ của khoai tây có hiệu quả rất cao trong việc chữa trị các rối loạn về da. Vì vậy, khi ép khoai tây để dùng cho da, tốt nhất nên để nguyên vỏ, dĩ nhiên là phải rửa sạch.
Những lợi ích của khoai tây cho da bao gồm: ngăn ngừa mụn trứng cá, mụn nhọt, mụn đầu đen; giúp làm dịu da khi bị vết thương, vết phỏng, vết cắt... hỗ trợ da khi bị nổi mụn cóc; giúp xóa những quầng đen trên mắt, tẩy dầu nhờn trên da mặt...
Sau đây là những ứng dụng phổ biến: Bào khoai tây càng nhuyễn càng tốt rồi phủ lên mặt làm mặt nạ trong 20 phút, rửa lại bằng nước ấm có pha ít giấm (1 chén nước pha 2 muỗng giấm). Xay 1 củ khoai tây nguyên vỏ chung với 1 quả dưa leo còn nguyên vỏ, cho vào 1 lòng đỏ trứng, 1 muỗng yogurt, tiếp tục xay cho đến khi thành hỗn hợp mịn. Dùng hỗn hợp này làm mặt nạ cho da trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Để trị các loại mụn, mụn cóc, chà nhẹ lát khoai tây tươi trên vết mụn 3 lần/ngày. Để trị da nhờn, ép vài củ khoai tây lấy dịch, cho vào 1 viên vitamin C và để vào tủ lạnh 30 phút. Sau đó, dùng bông gòn thấm vào dịch này thoa đều trên da mặt. Dịch này có tác dụng tẩy chất nhờn, chất bẩn và vi khuẩn bám trên da mặt.
Sử dụng khoai tây sao cho đúng cách
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên nếu ăn khoai tây quá nhiều sẽ có những ảnh hưởng không tốt và loại củ này không thể sử dụng tùy thích!
Vừa có lợi cho sức khỏe lại có tác dụng giảm béo?
Protein trong khoai tây thậm chí tốt hơn thành phần protein có trong đậu nành bởi chúng khá tương đồng với protein trong động vật, lượng lysine và trytophan phong phú trong khoai tây nhiều hơn bất cứ loại rau củ khác.
Khoai tây cũng giàu canxi, magie, kẽm, kali, sắt giúp ngăn ngừa vỡ mạch máu não; hàm lượng protein và vitamin C cao gấp 10 lần táo; vitamin B1, B2, sắt và phốt pho cũng cao hơn nhiều so với thành phần tương tự trong táo.
Dưới góc độ dinh dưỡng học, giá trị dinh dưỡng của khoai tây cao hơn táo 3,5 lần. Bạn không phải quá lo lắng về tình trạng đói bụng bởi một lượng khoai tây vừa đủ cũng có thể cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cần thiết, lượng chất xơ phong phú làm đầy dạ dày và tạo ra cảm giác no lâu hơn. Khoai tây không chỉ là loại củ giàu dinh dưỡng mà chúng còn có tác dụng giảm béo và chữa bệnh.
Khoai tây có lợi cho bệnh loét dạ dày và chứng táo bón mãn tính
Khoai tây rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema và đặc tính chữa lành da.
Cellulose trong khoai tây không gây kích thích niêm mạc dạ dày, giúp giảm bớt những cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng axit. Quấy khoảng 10g bột khoai tây trong nước ấm cho đặc quánh rồi ăn trước bữa cơm 20 phút, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút, duy trì 3 lần một ngày kéo dài trong 3 tháng sẽ rất có hiệu quả trong chữa trị viêm loét dạ dày mãn tính. Đồng thời sử dụng khoai tây hợp lý cũng có tác dụng hỗ trợ phòng chống và điều trị ung thư dạ dày.
Kết hợp sử dụng khoai tây tươi và mật ong giúp chữa loét dạ dày tá tràng và tắc đường ruột. Rửa sạch khoai tây, xay vắt lấy nước, cho vào nồi đun sôi âm ỉ trong lửa nhỏ đến khi quánh đặc cho thêm lượng mật ong vừa đủ, tiếp tục đun thành dạng cao, để lạnh rồi dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê, dùng trong 20 ngày, ăn khi đói.
Khoai tây có nên ăn cùng thịt bò?
Khoai tây là loại thực phẩm có tính kiềm có tác dụng điều chỉnh nhất định thành phần dinh dưỡng của thịt; khi nấu với thịt bò giúp cân bằng lượng dinh dưỡng của hai loại thực phẩm. Chuyên gia cho biết, khi tiêu hóa bất kỳ loại thực phẩm nào cũng làm thay đổi nồng độ axit trong dạ dày, còn hàm lượng axit mà dạ dày tiết ra để tiêu hóa khoai tây ít hơn các loại thịt. Nếu nồng độ axit quá thấp, axit trong dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, việc tiêu hóa thức ăn dễ hay khó không tác động đến mức độ tiết axit trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu hóa.
Ăn khoai tây thế nào để không dễ bị đột quỵ?
Ăn 5-6 củ khoai tây mỗi tuần làm giảm 40% nguy cơ bị đột quỵ và không có tác dụng phụ. Khoai tây không chỉ có thể giúp kiểm soát thể trọng, giảm nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ. Loại khoai tây có vỏ đậm màu giàu vitamin và kali, nếu bỏ lớp vỏ sẽ làm mất chất dinh dưỡng vốn có của khoai tây. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin dưới lớp vỏ khoai tây lên đến 80% cao hơn nhiều phần thịt trong củ.
Khoai tây được biết đến là thực phẩm ngon, bổ dưỡng. Nó được sử dụng trong các món ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Khoai tây được sử dụng để làm đẹp, chống lão hóa, giảm nếp nhăn... bên cạnh đó khoai tây còn hỗ trợ các bà nội trợ lau chùi đồ vật, tranh, kính, giặt giũ... Chúng ta cùng khám phá công dụng của nó nhé!
Không chỉ dùng để chế biến những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, khoai tây còn rất nhiều công dụng đáng ngạc nhiên.
1. Tác dụng giảm béo
Thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp bạn quên đi nỗi lo về lượng mỡ tích tụ trong cơ thể, bởi khoai tây chỉ chứa 0.1% chất béo, là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhất. Với những người ăn kiêng để giảm cân, khoai tây sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, khoai tây giúp da thêm láng mịn và khỏe mạnh.
2. Giảm stress, nâng cao tinh thần
Cuộc sống bận rộn khiến bạn cảm giác ức chế, căng thẳng thần kinh, dễ nóng giận vô cớ và mất bình tĩnh, luôn có tâm trạng bất an, lo lắng.
Sở dĩ “mắc” phải những hiện tượng trên là do cơ thể thiếu vitamin A và C hoặc nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần axit. Khoai tây lại là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C, do đó nó giúp giảm stress và nâng cao tinh thần. Khi rơi vào những trạng thái tâm lý như trên, bạn đừng quên dành thời gian chế biến những món yêu thích từ khoai tây nhé.
3. Là “quý nhân” của làn da
Khoai tây có thể làm da thêm mịn màng, hạn chế sự hình thành các vết thâm nám do ảnh hưởng của tia cực tím.
Dùng nước ép khoai tây để rửa mặt có thể làm sạch mụn. Bởi nó tạo ra một lớp màng bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bít lỗ chân lông, một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá.
Khi mắt bị thâm quầng hoặc vùng da quanh mắt xuất hiện các vết thâm, tàn nhang, có thể đắp mặt nạ khoai tây. Cắt khoai tây thành từng lát mỏng, đắp lên mặt khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
4. Cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa
Khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, vitamin B1, B2, B6, kali, chất xơ, nguyên tố vi lượng, amino axit, protein, chất béo có lợi… do đó có tác dụng cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả như mong muốn bạn phải duy trì chế độ ăn khoai tây một cách thường xuyên, liên tục và đủ lượng.
5. Chữa vết bỏng
Khi bị bỏng, hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên chỗ bị thương, để một lúc lâu. Tuy nhiên, trước khi đắp, không nên rửa chỗ bị bỏng.
6. Chữa chứng phù mặt
Do bệnh gan, mặt bạn bị phù lên, đau đớn khó chịu. Trong khi chờ đi bác sĩ, bạn có thể chữa tạm thời cho đỡ đau bằng cách: Lấy khoai tây tươi giã nhỏ, đựng trong miếng vải màn, đắp lên mặt trong 30 phút, sẽ thấy dễ chịu ngay.
7. Làm mỹ phẩm
Một tuần có thể làm mặt nạ tẩy trắng đôi ba lần theo phương pháp sau đây: dùng một củ khoai tây vừa, gọt vỏ, đem luộc chín, rồi nghiền khoai với sữa bò tươi, hay sữa dê đã được khử trùng, thành một chất bột nhão, rồi đắp bột ấy lên mặt trong mười phút, gỡ ra rửa mặt sạch bằng nước ấm.
8. Làm mềm những đôi giày cũ
Giày bạn để lâu không sử dụng bị khô cứng, muốn làm cho tốt lại, hãy xẻ củ khoai tây ra làm hai, cầm nửa củ chà mạnh lên mặt da, nó sẽ mềm lại. Sau đó, bạn đánh bóng bằng xi.
9. Chùi sạch tranh sơn mài
Khoai gọt vỏ, cắt theo chiều dọc cho có nhiều nhựa, thoa nhẹ lên bức tranh, sau đó lấy miếng giẻ mềm thấm nước, lau nhẹ lại rồi để khô, bức tranh sẽ sáng và bóng.
10. Chùi đồ vật bằng kim loại
Các đồ dùng bằng kim loại để lâu ngày bị cũ, bị sét, muốn đánh bóng lại như mới, bạn hãy lấy nửa củ khoai tây chà mạnh lên món đồ, rồi sau đó dùng giẻ sạch đánh bóng lại.
11. Chùi mặt kính
Kính tủ hay kính soi, bị hơi nước ẩm ướt làm cho ố mờ, bạn cũng lấy khoai tây chà lên, rồi lau sạch lại, mặt kính sẽ sáng đẹp.
12. Giặt giũ
Những bộ quần áo trắng hay màu nhạt để lâu bị ố vàng, muốn tẩy lại cho trắng cũng có thể dùng đến khoai tây. Bạn hãy đem luộc củ khoai, lột vỏ, để nguội, rồi chà khoai lên những chỗ bị ố, rồi giặt lại bằng xà bông và đem phơi trước gió, chớ đừng phơi nắng.
13. Làm cho mỡ không bị cháy đen
Mỡ chiên bánh, chiên chả... thường bị cháy đen. Để tránh điều đó, bạn nên cắt nhỏ một nhúm khoai tây để vào chảo mỡ.
|
Khoai tây
Khoai tây - Solanum tuberosum L., thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả: Cây thân thảo mềm cao 45-50cm. Có hai loại cành, cành ở trên mặt đất có màu xanh, vươn cao; cành nằm trong đất màu vàng, phình to lên thành củ hình cầu, dẹt hoặc hình trứng, chứa nhiều chất dự trữ, nhất là tinh bột, mà ta thường gọi là củ Khoai tây. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 3-4 đôi lá chét không đều nhau. Hoa màu trắng hoặc màu tím lam, hình phễu. Quả mọng hình cầu.
Bộ phận dùng: Củ - Tuber Solani Tuberosi
Nơi sống và thu hái: Khoai tây được trồng từ lâu đời ở Nam Mỹ. Được đưa vào Châu Âu từ thế kỷ 16. Ở nước ta, người Pháp đem vào trồng vào cuối thế kỷ 19 và ngày nay, Khoai tây được trồng rộng rãi trọng vụ đông ở các tỉnh phía Bắc; cũng được trồng ở các vùng núi cao ở miền Bắc và cả ở miền Nam (Lâm đồng). Ở nước ta, giống Khoai tây ruột vàng là giống trồng phổ biến hiện nay đã được chọn lọc, nhân và giữ giống từ lâu nay. Khoai tây là cây trồng lấy củ làm lương thực cho con người, cũng như Lúa mì, Ngô, Gạo và Lúa mạch.
Thành phần hoá học: Trong củ Khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao so với nhiều cây loại cốc và cây thực phẩm khác. Trong Khoai tây có 75% nước, 2% protid, 21% glucid, 1% cellulose, 1% tro, 10mg% calcium, 50mg% phosphor, 1,2mg% sắt, 15mg% vitamin C, 0,1mg% vitamin B1, 0,05mg% vitamin B2. Cũng cần lưu ý là trong tất cả các bộ phận củ cây đều có chất solanin là một glucosid độc. Chất này đặc biệt có nhiều trong phần xanh của cây, nếu củ mọc mầm xanh thì các mầm này rất độc. Cánh hoa trắng tươi chứa 0,2% rutin.
Công dụng: Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa được một số bệnh. Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga để chữa một số bệnh về tim. Nước ép Khoai tây có tác dụng chữa bệnh cường toan acid dạ dày và làm co bóp nhu động của ruột. Bột Khoai tây được dùng trong bệnh viêm dạ dày tá tràng và chống nhiễm độc. Khoai tây sống thái mỏng, làm thuốc cao dán trên các vết thương, bỏng và eczema. Có nơi nhân dân dùng vỏ Khoai tây sắc uống chữa đau bụng và dùng vỏ củ Khoai tây luộc bóc ra đắp vết bỏng cũng chóng lành. Nhân dân còn dùng hơi nóng nước Khoai tây luộc để xông hít chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Ở Phi châu (Tuynidi) người ta dùng Khoai tây làm thuốc đắp ở đầu và trán trong trường hợp say nắng và để làm hạ sốt. Người ta cũng dùng đắp trị bỏng độ 1. Hoa Khoai tây dùng pha nước uống làm hạ huyết áp. Solanin trong Khoai tây cũng có tác dụng chống dị ứng và làm thuốc giảm đau. |
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L., khoai tây chủ yếu được dùng làm lương thực, chế tinh bột dùng trong lương thực, công nghiệp chế cồn, hồ giấy, hồ vải, công nghiệp dược phẩm.
Một số nước trên thế giới đã dùng khoai tây để chữa một số bệnh về tim mạch và tiêu hóa có kết quả như ở Nga, Ailen, Thụy Điển, Mỹ.
Khoai tây chữa một số bệnh sau đây:
- Sốt do say nắng: Dùng củ giã đắp hai bên thái dương và trán (kinh nghiệm Tuynidi).
- Đau tim: luộc củ ăn thường xuyên (kinh nghiệm dân gian Nga).
Một nhà nghiên cứu ở Ailen và Boston nghiệm thấy chế độ ăn nhiều khoai tây thì tỷ lệ bệnh tim là 29%, trong khi chế độ ăn không có khoai tây tỷ lệ bệnh tim là 42%.
- Tăng huyết áp: hoa khoai tây sắc uống thay trà.
- Nhồi máu cơ tim: tăng khoai tây trong khẩu phần ăn sẽ giảm được lượng cholesterol có hại trong máu, phòng được nhồi máu cơ tim, đồng thời giảm được nồng độ kali trong máu vốn là nguyên nhân góp phần làm nghẽn mạch.
- Dạ dày nhiều dịch vị chua, ruột kém nhu động:
Dùng củ khoai tây ép lấy nước uống thường xuyên.
- Viêm dạ dày tá tràng; giải độc tiêu hóa: Bột khoai tây pha uống, hoặc liên tục ăn khoai tây cả vỏ.
- Đau bụng: vỏ củ khoai tây 10g. Sắc uống.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: xông, hít hơi khoai tây luộc.
- Bệnh trầm cảm: ăn nhiều khoai tây kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin và đưa tryptophan lên não dẫn đến tạo ra nhiều seretonin ức chế trầm cảm lo âu. Qua nghiên cứu tiến hành ở Thụy Điển và Mỹ phát hiện thấy những người tự tử là những người mắc chứng trầm cảm có hàm lượng seretonin ở não rất thấp.
- Bỏng, eczema, chấn thương: củ khoai tây cắt lát dán, đắp.
- Béo phì: ăn khoai tây 8 tuần liền, người béo phì có thể hạ tới 7kg thể trạng.
Tác dụng trị loét dạ dày của khoai tây
Loét dạ dày là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 10%. Việc điều trị bệnh loét dạ dày đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980.
Các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) phát hiện rằng, khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày.
Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra một chất quan trọng trong khoai tây có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng.
Các nhà khoa học cho biết, điều lý thú đặc biệt là các loại vi khuẩn trong dạ dày không thể phát triển khả năng kháng nước ép khoai tây cũng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ như với các loại thuốc kháng sinh điều trị chứng loét dạ dày.
Ian Roberts, giáo sư vi sinh học tại ĐH Manchester, người đã thực hiện cuộc nghiên cứu này, cho biết: "Một trong những nhà khoa học của chúng tôi trong lúc ăn trưa ngày chủ nhật thì bà của bạn trai cô ấy cho biết đã sử dụng khoai tây để chữa bệnh loét dạ dày”. Sau đó nhà khoa học này đã mua một túi khoai tây tại một cửa hàng rồi bắt đầu tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Giáo sư Roberts nói: "Khi lần đầu tiên nghe nói về ý tưởng của việc sử dụng khoai tây để điều trị chứng loét dạ dày, tôi đã có chút hoài nghi. Nhưng trên một cấp độ khác, tôi không ngạc nhiên khi biết rằng rất nhiều các sản phẩm thực vật có chứa các hợp chất rất thú vị và điều cần làm là phát hiện ra chúng”.
Nước ép khoai tây có thể được sử dụng như một thành phần giúp phòng ngừa và ngăn chặn quá trình phát triển bệnh loét dạ dày, do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh, giáo sư Roberts nhấn mạnh.
Uống nước ép khoai tây sống tốt hơn ăn chín
Khoai tây là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta thường ăn khoai tây chín mà ít người biết rằng khoai tây sống cũng rất tốt cho sức khỏe.
Ăn khoai tây sống có nhiều lợi ích sức khỏe hơn khoai đã nấu chín. Bởi trong khoai tây sống chứa hàm lượng cao kali, phốt pho, lưu huỳnh và clo. Nước ép khoai tây nguyên chất được chứng minh là mang lại hiệu quả trong việc "thanh toán" những nhược điểm trên da. Tuy nhiên, cơ thể chỉ có thể nhận được những lợi ích này của khoai tây nếu bạn tiêu thụ nó ở dạng còn sống vì khi nấu chín khoai tây, những khoáng chất sẽ chuyển đổi thành các nguyên tử vô cơ.
Cách tốt nhất là uống nước ép khoai tây - cà rốt nguyên chất, rất bổ dưỡng cơ thể. Mỗi ngày uống từ một đến hai ly nước ép khoai tây - cà rốt sẽ có ảnh hưởng tốt đến một số vấn đề của sức khỏe như những điểm xấu trên da và bệnh huyết áp cao.
Khoai tây có thể giúp chống cao huyết áp, ngăn ngừa cơn đau tim, bảo vệ bạn khỏi bệnh đột quỵ, bảo vệ thận khỏi bị hủy hoại do cao huyết áp, kiểm soát sự thèm ăn và có thể giúp bạn phần nào tránh khỏi bệnh ung thư do có chứa thành phần kali và vitamin C. Bạn có thể nhận được tất cả những lợi ích này khi ăn khoai tây sống dưới dạng nước ép.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới đây cho biết hợp chất ancaloit được tìm thấy trong khoai tây có tác dụng kháng acid, giúp giảm chứng khó tiêu. Đồng thời, nước ép khoai tây còn được nhiều người sử dụng như phương thức cổ truyền giúp chữa bệnh dạ dày.
Khoai tây cũng vẫn tốt cho sức khỏe khi ăn nướng, luộc hoặc nghiền nát, nhưng tác dụng của nó thấp hơn rất nhiều so với khoai tây sống và tinh bột trong khoai tây sẽ được tiêu hóa rất nhanh thành đường sau khi nấu chín. Ăn khoai tây chiên không tốt cho sức khỏe bởi nó hình thành chất acrylamit, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, kết hợp khoai tây với thịt chín sẽ tăng cường chất độc solanin trong khoai tây. Solanin là một chất độc tập trung ở phần vỏ và phần thịt sát vỏ củ. Khi khoai tây mọc mầm hay xanh hóa do bảo quản không đúng cách, hàm lượng chất solanin trong khoai tây tăng lên rất cao.
(st)