Tác dụng chữa bệnh của củ nghệ đen

09:23 10/03/2014

(Giúp bạn)

Hiện nay, khoa học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của nghệ đen; gồm: tinh bột 82,6%, tinh dầu 1 - 1,5%, khá nhiều chất tương tự có trong thành phần của nghệ vàng và một số khoáng vi lượng.



Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy nghệ đen có tác dụng tăng cường sự bài tiết mật rõ rệt trên chuột cống trắng, đồng thời ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày; giảm tốc độ di chuyển than hoạt trong ruột chuột nhắt trắng. Ngoài ra, nghệ đen còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa.


tac-dung-chua-benh-cua-cu-nghe-den-1


Các nghiên cứu của một số nước cho thấy, tinh dầu nghệ đen có tính kháng khuẩn. Y học hiện đại dùng nghệ đen để chế rượu bổ trường sinh (Elixir de longue vie) gồm các vị: nghệ đen, lô hội, long đởm thảo, đại hoàng, phan hồng hoa và tá dược.

Theo y học cổ truyền, nghệ đen (nga truật) có vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can; có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực.

Nghệ đen thường được dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột.

Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen.

Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.

Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.

Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).

Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.

Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.

Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết.

Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau).

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.


tac-dung-chua-benh-cua-cu-nghe-den-2


Nghệ đen – thuốc chữa các bệnh đường tiêu hóa

Nghệ đen (nga truật) là vị thuốc rất phổ biến ở các vùng nông thôn, hầu như tất cả các tiệm thuốc bắc đều có bán, giá cả phải chăng. Các bà các chị rất ưa chuộng nó, vị thuốc có nhiều công dụng mà giá cả lại hợp lý với túi tiền nông dân.


Đây là vị thuốc chữa được nhiều bệnh về đường tiêu hóa; các bệnh chậm kinh, đặc biệt là các bệnh đau co thắt do khí trệ. Tuy nhiên nghệ đen là vị thuốc rất khó uống. Mùi vị của nó vừa đắng lại vừa ngang, nhiều người cố nuốt nhưng lại bị chặn ngang cổ buộc phải nôn trở ra.


Cây nghệ đen mọc hoang ở khắp rừng núi Việt Nam, phát triển rất tốt ở vùng ven sông suối, vùng trung du có độ ẩm cao, đất màu mỡ tơi xốp. Bộ phận dùng là rễ củ. Củ được thu hái về cắt bỏ rễ con rửa sạch luộc chín, đem ngâm dấm. Cách làm như sau: Cứ 1kg nghệ đen ngâm với 160ml dấm, và 500ml nước. Tất cả cho vào nồi, đậy kín, đun cho đến khi cạn hết nước, vớt ra thái lát, phơi khô dùng dần.

 


tac-dung-chua-benh-cua-cu-nghe-den-3


 

 

Công dụng và liều dùng:

Như đã nói nghệ đen rất tốt cho bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét, vết loét, ăn uống chậm tiêu, đau co thắt dạ dày đại tràng, buồn nôn, kinh nguyệt không đều, chậm kinh, bế kinh, chuẩn bị có kinh đau bụng. Chế biến thuốc dạng viên hoàn, thuốc bột trộn mật ong, ăn ngày 40 đến 50g chia làm 2 lần.


Theo đông y: Nghệ đen có vị đắng, cay, tính bình. Vào kinh can, kinh đại tràng. Có tác dụng hành khí, phá khí, hoạt huyết, tiêu tích, hóa thực. Trong các đơn thuốc chữa bệnh, nghệ đen thường phối hợp với tam lăng, tam lăng thiên về phá huyết tụ, chống kết tập tiểu cầu. Còn nghệ đen mạnh về hành khí, phá khí. Nghệ đen có trong đơn thuốc giúp ăn ngon miệng, đàn bà chóng mặt hoa mắt, bế kinh, hành kinh đau bụng.


Gồm các vị thuốc sau: Lô hội 25g, long đởm thảo 10g, đại hoàng 10g, nga truật 30g, hồng hoa 15g, hà thủ ô 20g, đương quy 20g, ngưu tất 20g, đào nhân 20g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 20g, sài hồ 20g. Các vị thuốc trên được sao vàng, thái nhỏ, ngâm rượu 2 tuần. Mỗi bữa ăn uống 20ml.


Đối với bệnh co thắt đại tràng thể táo bón, khí trệ, đi ngoài ra máu có thể dùng nghệ đen 1kg, tam lăng 500g, đại hoàng 40g, vừng đen 200g, tất cả đập bột trộn với mật ong ngày uống 40g chia 2 lần.


Nghệ đen chữa viêm dạ dày mãn tính, ăn uống tiêu hóa kém, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn: Nghệ đen 1kg, ô tặc cốt 300g, sài hồ 200g tất cả rang vàng đập bột trộn với mật ong. Ăn ngày 40g chia 2 lần.


Nghệ đen còn có tên là Nga truật, Ngải tím, Tam nại, Bồng truật, tên khoa học là Curcuma zeodaria, họ Gừng. Nghệ đen dùng để chữa ngực bụng đau, ăn uống không tiêu, trợ giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, chữa ho, kinh nguyệt không đều. Còn được coi là thuốc bổ, thuốc kích thích thần kinh.

Liều dùng thường là 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên. Để chữa trẻ nhỏ bú sữa bị nôn ra có thể dùng bài thuốc sau đây: Nga truật-4g, Muối-3 hạt, sắc với sữa cho sôi chừng 5 phút, thêm rất ít ngưu hoàng (bằng hạt gạo thôi) rồi hòa tan để cho trẻ uống.

* Vì sao trẻ em hay đái dầm? Cháu tôi đã 8 tuổi mà còn hay đái dầm. Có cách nào khắc phục được không?

Tiến Quân, Đông Xuân, Đông Hưng, Thái Bình

Theo BS Trần Văn Phúc thì đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong lúc ngủ, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Thể đái dầm tiên phát xuất hiện từ nhỏ, nguyên nhân thường do cung phản xạ thần kinh kiểm soát việc đi tiểu phát triển chưa hoàn thiện. Khi trẻ lớn, thường sau 5 tuổi, đái dầm sẽ giảm và tự hết mà không cần phải can thiệp điều trị.

Thể đái dầm thứ phát xuất hiện sau một thời gian tối thiểu 3 tháng không bị đái dầm, do một căn nguyên nào đó gây nên, nếu sau 5 tuổi mà tình trạng đái dầm không giảm thì cần phải có sự can thiệp. Đa số nguyên nhân gây đái dầm thứ phát có liên quan tới yếu tố tâm lý như, giấc ngủ không sâu, thức giấc chậm và khó khăn, mơ đang đi tiểu, thay đổi môi trường sống và học tập, bố mẹ ly dị, bị hăm dọa, bị lạm dụng tình dục... Một số tổn thương thực thể gây ra đái dầm thứ phát như, giảm tiết hormon chống bài niệu vào ban đêm, dị tật bẩm sinh hệ sinh dục tiết niệu, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, gai đôi cột sống, táo bón... Đái dầm có thể do di truyền. Một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện gen qui định đái dầm nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 13 ở người bị đái dầm. Cách khắc phục chủ yếu là:

- Cho trẻ uống nhiều nước vào ban ngày, hạn chế uống nước trước khi đi ngủ 2 giờ, đi tiểu trước khi đi ngủ.

- Nói cho trẻ biết trong cùng lớp học cũng có nhiều bạn khác bị đái dầm, điều này khiến trẻ không thấy cảm giác xấu hổ, tự ti sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của trẻ.

- Cần giải thích cho trẻ bằng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu về những gì đang xảy ra để trẻ có thể nghe theo lời khuyên của cha mẹ.

- Giải thích cho trẻ hiểu ban đêm buồn đi tiểu cần phải tự giác thức dậy đi tiểu.

- Nếu trẻ sợ đêm đen, sợ phải ra nhà vệ sinh vào ban đêm, có thể đặt bô và đèn nhỏ cạnh giường để khuyến khích trẻ thức dậy khi cần phải đi tiểu.

http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2009/6/10/nghe.jpg

- Gắn một thiết bị báo động đái dầm chạy bằng pin lên người trẻ. Phương pháp này sử dụng cho thể đái dầm tiên phát, tỷ lệ thành công trên 70% sau 3 tháng điều trị.

- Lập một bảng theo dõi hàng tháng và trẻ được thưởng khi số lần đái dầm giảm. Buổi sáng ngủ dậy, trẻ tự đánh dấu vào bảng tình trạng “khô” hoặc “ướt” bằng một hình vẽ hoặc một ký hiệu.

- Cho trẻ cùng tham gia giặt giũ chăn, ga, chiếu, quần áo khi trẻ đái dầm.

Không nên phạt, không kết tội, không làm trò cười mỗi khi trẻ đái dầm. Tránh dùng thuật ngữ rườm rà phức tạp làm cho trẻ lo lắng, tình trạng đái dầm càng trầm trọng hơn. Không bắt trẻ mang bỉm khi đi ngủ. Bố mẹ không đánh thức trẻ dậy đi tiểu trong khi trẻ đang ngủ.



Tham khảo thêm

Tác dụng chữa bệnh của nghệ


tac-dung-chua-benh-cua-cu-nghe-den-4

Cây nghệ là loại thực vật được trồng rộng rãi ở một số nước châu Á. Đây là cây thảo, thân rễ to, có ngấn, phân nhánh thành nhiều củ, màu vàng sẫm đến vàng đỏ, rất thơm. Củ nghệ được biết đến như là thứ thuốc cách đây trên 5.000 năm.


Làm đẹp

Tại Ấn Độ, củ nghệ được dùng như loại thuốc dân gian để bôi lên vết thương cho chóng lên da non. Để giữ cho làn da mịn màng, không có nếp nhăn, phụ nữ Ấn Độ thường pha bột nghệ với sữa đắp lên mặt vào các buổi tối.

Nghệ bao gồm những chất có tác dụng làm nổi bật làn da của bạn. Nó làm cho làn da thêm sức sống và phòng chống các vết đỏ cũng như mụn trên mặt. Các chuyên gia khẳng định rằng nếu bạn đói, nên ăn một chút nghệ. Nó có tác dụng thanh lọc máu và làm thông thoáng cơ thể. Và từ đó, bạn có thể có được một làn da tốt và mềm mại hơn.
    

Chống ung thư

Hoạt chất curcumin từ củ nghệ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư da và kiềm chế quá trình di căn của ung thư vú sang phổi

Tiến sĩ Bharat Aggarwal cùng các cộng sự thuộc Đại học Texas đã tiến hành thí nghiệm bằng cách tiêm vào chuột tế bào ung thư vú của người được nuôi cấy từ bệnh nhân ung thư vú đã bị di căn tới phổi, sau đó chia ra làm 4 nhóm để điều trị bằng hoạt chất curcumin chiết xuất từ củ nghệ và loại thuốc tân dược có tên gọi là Taxol. Qua theo dõi thấy rằng, chỉ có 30% số chuột được điều trị bằng curcumin có dấu hiệu di căn tới phổi còn 75% được điều trị bằng Taxol và 98% không được điều trị có dấu hiệu di căn tới phổi. Các nghiên cứu trên chuột được tiến hành tại University of Texas còn chỉ ra rằng hoạt chất curcumin còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển ung thư da.

Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước trên thế giới đã khẳng định từ lâu rằng hoạt chất Curcumin có tác dụng huỷ diệt tế bào ung thư vào loại mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan, người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng Curcumin điều trị ung thư và kết luận: Curcumin có thể kìm hãm sự phát tác dụng tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang. Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có hiệu lực.

Từ năm 1993, các nhà khoa học thuộc ĐH Harvarrd (Mỹ) đã công bố 3 chất có tác dụng kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1 trong 3 chất đó là Curcumin.

Chống Alzemer

Hoạt chất curcumin chứa trong củ nghệ cótác dụng trong chữa trị bệnh Alzheimer.

Các nghiên cứu được tiến hành trên chuột của UCLA Alzheimer's Disease Center và của các nhà khoa học Veterans Affairs đã chỉ ra rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng làm chậm quá trình hình thành loại protein có tên "beta amyloids" trong não - đây là một chất gây bế tắc trong não của bệnh nhân Alzheimer và giết chết những tế bào của não. "Hoạt chất curcumin có tác dụng mạnh hơn bất cứ loại thuốc nào hiện có trong trường hợp bệnh Azheimer" - ông Cole, người chỉ đạo nhóm nghiên cứu thuộc UCLA.

Ông nói thêm: "Chúng tôi chỉ tiếp tục xác định những tác dụng của curcumin trong bệnh Alzheimer. Vì qua khảo cứu trước đây của chúng tôi thấy rằng, những người dân Ấn Độ ăn nhiều ca-ri thì tỉ lệ mắc ung thư và bệnh Alzheimer rất thấp. Trong số dân Ấn Độ, chỉ có 1% những người cao niên mới mắc bệnh mất trí nhớ, chỉ bằng 1/6 ở Mỹ".

tac-dung-chua-benh-cua-cu-nghe-den-5

Trong củ nghệ có hoạt chất curcumin có tác dụng trị ung thư


Tiến sĩ y học Anshu Rohagti thuộc bệnh viện Sir Gangaram cho rằng, việc khám phá tác dụng chữa bệnh Alzheimer của củ nghệ có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang già đi, vì trên thế giới hiện nay có khoảng trên 30 triệu người đang bị căn bệnh này hành hạ và đến năm 2050 số người mắc căn bệnh này có nguy cơ tăng tên 4 lần.


Khử trùng, sát khuẩn

Ngoài ra, nghệ còn được tin rằng có tác dụng khử trùng. Trong hàng thế kỉ, nghệ được sử dụng để chữa lành vết thương và các vết dãn da. Thực tế, nhiều băng dán được dùng để chữa lành vết thương ngày nay cũng có nghệ. Dùng các loại băng dán này có thể làm da bạn trở nên dễ chịu hơn và lành nhanh hơn.

Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính trong các mô hình gây phù bàn chân và gây u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng, đồng thời có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non. Đó là những tác dụng điển hình của thuốc chống viêm. Tinh dầu nghệ có hoạt tính chống viêm khớp thực nghiệm. Curcumin và các dẫn chất là những hoạt chất của nghệ.

 Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Cao chiết từ nghệ cho thỏ uống làm giảm tiết dịch vị, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạch dạ dày tá tràng, chống thương tổn loét. Nghệ kích thích sản sinh chất nhầy ở thành dạ dày. Curcumin ức chế sự tạo khí trong ruột.

Tinh dầu và một số thành hóa học của nghệ có tác dụng ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans. Cao chiết từ nghệ có tác dụng ức chế lỵ amip. Dịch chiết từ lá nghệ diệt ấu trùng muỗi.


Cách dùng

Cho bệnh nhân uống bột nghệ mỗi lần 500g, ngày 4 lần trong 7 ngày, đã có hiệu quả tốt đối với loạn tiêu hóa acid, loạn tiêu hóa đầy hơi và loạn tiêu hóa mất trương lực. Một nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cho thấy, curcumin có tác dụng cải thiện đối với sự cứng đơ khớp buổi sáng, sưng khớp và về thời gian đi bộ.

Dùng ngoài nghệ tươi giã nát, vắt lấy nước để bôi lên ung nhọt, lở loét, các mụn mới khỏi để đỡ sẹo. Nghệ còn được dùng ở một số nước khác trị ho, lao phổi.











(st)


Comments