Các bài thuốc quý từ cây Kha Tử (chiêu liêu)
(Giúp bạn) - Cây kha tử (chiêu liêu) vỏ rất cứng, khi ngậm nước tiết ra có vị đắng, chát, hơi khó nuốt, đó là đặc trưng của kha tử-một vị thuốc chữa ho, viêm họng, khản tiếng vô cùng hữu hiệu.
Hình dáng cây
Ảnh minh họa
Cây to, cao 15-20m. Cành non có lông. Vỏ thân màu xám nhạt, có vách nứt dọc. Lá mọc so le, đầu nhọn, 15-20cm, có lông mềm, sau nhẵn. Ở đầu cuống lá có 2 tua nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng vàng vàng, thơm, xếp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, phủ lông màu đồng. Quả hình trứng thuôn dài 3-4cm, rộng 22-25mm, tù hai đầu, không có cánh,ốc 5 cạnh dọc, màu nâu vàng nhạt, có thịt đen. Hạch chứa một hạt dày 4mm, có lá mầm cuộn.
Cây ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 8-9 trở đi.
Phân bố
Cây kha tử mọc hoang và được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế giới, cây kha tử mọc hoang và được trồng ở các nước Đông Nam á (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện), ấn Độ. Trước đây, Trung Quốc phải nhập vị Kha tử ở ấn Độ và Việt Nam, nay đã trồng được ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ mọc hoang ở rừng thưa, rừng thứ sinh ở các tỉnh phía Nam nước ta. Thu hái quả vào mùa quả chín (tháng 9-11), phơi khô. Khi dùng sao qua, bỏ hạt. Bảo quản nơi khô ráo.