Tác dụng chữa bệnh của quả hồng
(Giúp bạn)
Quả hồng chín chứa nhiều chất xơ gấp 2 lần so với các trái cây khác,i nó giàu chất chống oxi hóa, nhiều nước, vitamin C, vitamin A, protein và là nguồn cung cấp chất sắt, canxi, magie tuyệt vời.
Quả hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó thứ trái cây này đã nhân rộng ra các nước khác ở châu Á. Phải đến thế kỷ thứ 19 quả hồng mới trở nên phổ biến trên khắp thế giới.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Quả hồng là thứ trái cây rất tốt khi bạn đang ăn kiêng, nó còn dùng để chữa rối loạn tiêu hóa nhờ chất keo pectin tự nhiên trong thịt quả, ngoài ra hồng còn là liều thuốc truyền thống trị các bệnh về dạ dày.
Đường glucose và fructoco
Quả hồng chứa nhiều đường, hầu hết là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường. Tuy nhiên những người mắc bệnh tiểu đường vẫn nên tránh ăn nhiều thứ quả này.
Cách chọn quả hồng
Khi chín, cầm mềm tay thì quả hồng mới hết vị chát, nhiều nước hơn và vị mát. Khi mua hồng về bạn phải cẩn thận để không làm dập và xước phần vỏ, khi hồng đã chín thì nên cho vào tủ lạnh, để lạnh cũng là một cách để loại bỏ chất chát trong quả. Ăn 1 – 2 quả hồng mỗi ngày rất tốt cho cơ thể, nhất là khi bạn đang trong chế độ ăn kiêng.
Loại hồng to màu đỏ hoặc cam đậm là ngọt nhất, quả hồng khô còn là thứ ăn vặt thay cho kẹo lúc uống trà. Khi được sấy khô hồng vẫn giữ được độ ngọt và chất đường tự nhiên trong nó trở thành một lớp xốp nhẹ bên ngoài vỏ.
Công dụng của quả hồng
- Có tác dụng lợi tiểu
- Xoa dịu thần kinh
- Giúp con người tỉnh táo, tăng hiệu quả khi làm việc
- Chống lại các vi khuẩn có hại
- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
- Giảm nguy cơ bị sỏi thận
- Giàu vitamin A, C
- Như một loại mỹ phẩm làm đẹp da
Công dụng tuyệt vời của quả hồng
Quả hồng không chỉ bổ sung vitamin và khoáng chất mà còn có thể giúp cơ thể phòng chống sự mỏi mệt khi thay đổi thời tiết.
Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giúp phòng và hỗ trợ các bệnh tiêu hóa, huyết áp, khí quản... Tuy nhiên, không nên ăn hồng lúc đói. Một số tác dụng cụ thể của hồng như sau:
Giúp giải khát cơ thể: Trong 100 g quả hồng có chứa tới 83% nước, vài mg hàm lượng vitamin C, đây là yếu tố thích hợp cho giải khát, chống háo nước trước thời tiết nắng gắt thất thường. Mặt khác, hàm lượng nước cao khiến những người béo phì không lo bị tăng cân nữa, thậm chí giúp giảm cân khi ăn quả hồng.
Giúp ăn ngon miệng: Hợp chất carbon chiếm khoảng 19 g trong 100 g trái hồng giúp cân bằng sinh lý, tốt cho hệ tiêu hóa và ăn ngon miệng. Đặc biệt, chất pectin tự nhiên trong quả hồng giúp chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện.
Đẹp da và tóc: Trong quả hồng chứa vitamine PP, sắt và một số khoáng chất cần thiết cho phụ nữ, giúp chống mệt mỏi, bổ máu, giúp da hồng hào, tóc chắc khoẻ.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa:Hồng có hàm lượng beta caroten cao, nhiều vitamin A giúp tăng cường thị lực, chống oxy hóa, phòng chống ung thư, đặc biệt ung thư trực tràng.
Trong vỏ quả hồng, đặc biệt hồng xanh có vị chát đó là có chứa chất tannin, chất này nếu đưa vào cơ thể khi đói dễ sinh cồn ruột, hại dạ dày. Vì vậy, không nên ăn hồng lúc đói và trước khi ăn nên gọt vỏ.
Tác dụng chống say và giải rượu của quả hồng
Quả hồng là loại thuốc giải rượu mà tự nhiên ban tặng cho loài người. Từ thời cổ đại, quả hồng đã được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc chống say rượu và giải rượu.
Tannin trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, tăng tốc độ giải rượu. Ngoài ra, lượng đường, kali và nước phong phú trong hồng có tác dụng lợi tiểu.
Vitamin C phong phú trong hồng có tác dụng bảo vệ gan, làm gan hoạt động hiệu quả hơn. Nếu ăn hai quả hồng sau khi uống rượu, ngày hôm sau chúng ta sẽ không bị đau đầu.
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng và có vị ngọt hấp dẫn nhưng quả hồng lại chứa pectin, chất này khi kết hợp với protein và axit sẽ tạo ra sỏi, gây rối loạn tiêu hóa vì vậy không nên ăn quá nhiều và ăn hồng khi đói.
Trên thực tế có rất nhiều loại quả có vị chua, chứa đường đều có tác dụng lợi tiểu và giải rượu.
Những loại trái cây chứa axit hữu cơ như táo chứa axit malic, cam quýt chứa axit citric và trong nho có axit tartaric, trong khi thành phần chính của rượu là ethanol. Các loại axit hữu cơ này khi tác dụng với rượu sẽ tạo ra este, giúp giải rượu.
Dưa hấu chứa nhiều nước có thể khiến rượu theo nước tiểu ra ngoài cơ thể, tránh được trường hợp toàn thân nóng ran./.
Hồng là một loại quả được rất nhiều người ưa thích, không những ngon, ngọt mà còn mang đến cho chúng ta những ích lợi về sức khỏe, vẻ đẹp mà ít ai biết!
Hồng đã vào mùa, đi đâu bạn cũng sẽ gặp những quả hồng vàng ngon lành. Hồng giòn thường ăn lúc còn tươi chưa chín mềm, màu vàng, trái có hình hơi vuông; loại hồng mềm hay hồng đỏ chín nên ăn khi quả chín mềm như trái cà chua. Quả hồng ăn sống thường có màu vàng nâu sậm, bên ngoài có một lớp sáp và khi ăn thường có vị se chát vì chứa rất nhiều tannin. Khi quả chín trở nên ngọt hơn vì tannin biến mất. Hồng ăn tốt nhất là ăn quả tươi, hồng còn được sử dụng làm bánh kẹo, mứt, kem, tráng miệng hoặc chế biến thành lát mỏng dùng chung trong món xà lách trộn kem sữa chua. Đặc biệt quả hồng chín chứa nhiều chất xơ gấp 2 lần so với các trái cây khác, nó giàu chất chống oxi hóa, nhiều nước, vitamin C, vitamin A, protein và là nguồn cung cấp chất sắt, canxi, magie tuyệt vời.
Những ích lợi của quả hồng đối với sức khỏe
Tốt cho hệ tiêu hóa: Hồng là loại quả rất tốt khi bạn đang ăn kiêng, vị ngọt của nó chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calories, bởi vậy các nhà dinh dưỡng khuyên những người thừa cân nên bổ sung hồng vào khẩu phần ăn của mình. Ngoài ra, hồng còn dùng để chữa rối loạn tiêu hóa nhờ chất keo pectin tự nhiên trong thịt quả, ngoài ra hồng còn là liều thuốc truyền thống trị các bệnh về dạ dày.
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Quả hồng chứa nhiều đường, hầu hết là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.
Hồng ngừa bệnh ung thư: Vì hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.
Chống lão hóa: Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực.
Ăn hồng có công dụng lợi tiểu. (Ảnh minh họa)
Có tác dụng lợi tiểu: Chỉ cần 3 – 4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc, vì vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng.
Như một mỹ phẩm làm đẹp da: Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.
Giải rượu và chống say rượu: Tannin trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, tăng tốc độ giải rượu, đồng thời Vitamin C phong phú trong hồng có tác dụng bảo vệ gan, làm gan hoạt động hiệu quả hơn. Nếu ăn hai quả hồng sau khi uống rượu, ngày hôm sau chúng ta sẽ không bị đau đầu.
Cách chọn quả hồng
Khi chín, cầm mềm tay thì quả hồng mới hết vị chát, nhiều nước hơn và vị mát. Khi mùa hồng về, bạn phải cẩn thận để không làm dập và xước phần vỏ, khi hồng đã chín thì nên cho vào tủ lạnh, để lạnh cũng là một cách để loại bỏ chất chát trong quả.
Lưu ý khi ăn hồng
Không nên ăn trái hồng khi bụng đói: Lý do là hồng có chất tannin (gọi là mủ, một chất trong vỏ trái cây) và chất pectin (hóa chất trong trái cây), hai chất này tác hợp với axit dạ dày sẽ kết hợp lại rồi tạo ra những sạn trái hồng trong dạ dày, phải đi giải phẫu để lấy sạn này ra.
Nên gọt vỏ: Không nên ăn luôn vỏ vì trong vỏ chứa nhiều chất tannin đã nói trên.
Không ăn tráng miệng trái hồng sau khi ăn hải sản hoặc thực phẩm có protein cao: Theo Đông y, trái hồng và hải sản thuộc Hàn âm khí, ăn vào dễ lạnh bụng dẫn đến đau bụng.
Tiểu đường, không nên ăn trái hồng: Độ đường trái hồng cao 10,8% mà là loại đường có hại (sur – cose, fructose, glucose, tuy glucose rất cần thiết cho tế bào), những người tiểu đường ăn vào sẽ bị tăng đường trong máu.
Nhớ đánh răng súc miệng sau khi ăn hồng: Lý do cũng là chất tannin nơi các mảnh hồng nhỏ còn dính lại kẽ răng sẽ làm sâu răng, răng xỉn màu.
Ngọt nhưng bổ ích
Ruột màu vàng cam của trái hồng nói lên rằng nó có chứa nhiều beta-caroten, giúp chúng ta củng cố thị lực và ngăn ngừa lão hóa. Vitamine này đặc biệt quan trọng đối với người hút thuốc lá, bởi từ lâu, chúng ta đã biết rằng beta-caroten ngăn ngừa sự hình thành ung thư phổi.
Ngoài beta-caroten, trong quả hồng còn có khá nhiều vitamine C (giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus), vitamine PP (chống đỡ sự mệt mỏi, trầm cảm, cũng như cải thiện sức khỏe làn da và tóc), magiê (cần thiết cho tim hoạt động tốt), sắt (giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu), cali (củng cố thành mạch máu) và iốt.
Tuy nhiên, cái quý nhất của quả hồng là đường thực vật rất bổ ích đối với người bị bệnh tim mạch.
Ngoài ra hồng còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ, bởi vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng. Chỉ cần 3-4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.
Hồng còn được sử dụng khi bị các bệnh về dạ dày, đặc biệt khi bị rối loạn đường ruột. Người ta còn sử dụng hồng đắp vào vết thương và vết bỏng để lên sẹo nhanh, vì hồng có tác dụng diệt khuẩn tốt.
Quả hồng ngọt giúp chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calories, bởi vậy các nhà dinh dưỡng khuyên những người thừa cân nên bổ sung hồng vào khẩu phần ăn của mình.
Hồng rất bổ ích cả dưới dạng tươi và sấy khô. Hồng sấy khô có vị giống với nho khô. Tất cả các loại hồng đều thích hợp để sấy khô, nhưng loại không hột là tốt nhất.
5 tác dụng chữa bệnh của trái hồng
Trái hồng là một loại quả có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho những người mắc chứng bệnh viên phế quản mãn tính, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và bệnh trĩ.Y học truyền thống Trung Quốc cho rằng quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn. Quả hồng vị ngọt chát, tính hàn, vô độc; cuống hồng vị chát, tính bình, thông kinh mạch phổi, tì ( lá nách), thận, đại tràng; có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết v.v… có thể giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao v.v…
Cho nên trái hồng là một loại quả có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho những người mắc chứng bệnh viên phế quản mãn tính, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và các bệnh nhân trĩ nội trĩ ngoại. Nếu như dùng lá hồng sắc uống hoặc hãm uống thay trà cũng có tác dụng như: thúc đẩy quá trình tạo mới cho các tế bào, ha huyết áp, tăng cường lưu lượng máu cho các động mạch và trị ho tiêu đờm.
Dưới đây là 5 tác dụng trị bệnh của quả hồng:
1. Trị chứng tiêu chảy: dùng 2 trái hồng để lên trên cơm hấp chín ăn.
2. Trị cao huyết áp, ho khan do viêm phế quản mãn tính, đau họng: 3 trái hồng (bỏ cuống), rửa sạch ráo nước và cho lượng đường phèn thích hợp, hấp cách thuỷ cho đến khi mền là có thể sử dụng được.
3. Trị ho khan thổ huyết, lị lâu ngày ra máu, tiểu tiện ra máu: 3 trái hồng bỏ cuống cắt từng miếng nhỏ khoảng 100gam/miếng, nấu cùng với cháo, thêm đường trắng hoặc đường phèn cho vừa khẩu vị ăn.
4. Trị sưng phù tại tuyến giáp trạng: Trái hồng xanh 1000 gam, rửa sạch cắt cuống, giã nát, dùng tấm vải thô chắt lấy nước cho vào nồi, đun to lửa cho đến khi đặc sền sệt, cho thêm vào 2 phần mật ong tiếp tục nấu đến đặc sệt lần nữa, có thể đợi nguội đóng vào chai dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa, pha nước nóng uống.
5. Trị viên đường tiết niệu, xuất huyết đường niệu: 2 trái hồng, 6gam cỏ bấc đèn, nấu thành canh, cho thêm đường trắng vừa với khẩu vị, uống mỗi ngày 2 lần.
(st)