Tác dụng chữa bệnh của hạt vừng
(Giúp bạn)
Cây vừng còn gọi là cây mè, chữ Hán lại gọi là Chima, và hạt vừng được gọi tên là Chi ma tử. Sử sách chép rằng, cây vừng vốn ở nước Hồ (tên xưa kia của Ấn Độ), vì vậy người Trung Hoa còn gọi cây vừng (kể cả vừng đen) là Hồ ma và hạt vừng là Hồ ma tử. Ngoài ra vừng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Du tử miêu, Duma, Cẩu sát, Cự thắng…
Theo sách Bản thảo cương mục thì hạt vừng bổ dưỡng ngũ tạng, chưng với mật ong chữa được nhiều bệnh.
Với Nam dược thần hiệu thì: “Hạt vừng vị ngọt, tính hàn, không độc, chất trơn, nhuận tràng, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát khuẩn, có tác dụng thúc sản phụ sinh, chữa mụn lở rất công hiệu”.
Vừng có hai loại trắng và đen, trong đó vừng đen có nhiều dược tính hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Vừng đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.
Lá vừng vị ngọt, tính lạnh có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt, da mặt thêm tươi tắn. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết.
Để giúp bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần, chúng tôi xin giới thiệu cụ thể một số phương thuốc chữa trị từ vừng, tùy hoàn cảnh mà sử dụng.
Làm thuốc bổ dùng cho mọi bệnh (uống kết hợp): Vừng đen, lá dâu non, lượng 2 thứ như nhau, đem tán bột vo thành viên, dùng uống hàng ngày.
Chữa ngã, đau nhức, bầm tím: Dùng dầu vừng hòa lẫn rượu uống sẽ khỏi.
Chữa rết cắn: Nhai vài hạt vừng đắp vào vết cắn băng lại.
Chữa táo bón: Uống 1 chén dầu vừng hoặc mỗi buổi sáng ăn một nắm hạt vừng là khỏi, hoặc có thể nấu cháo vừng ăn cho dễ.
Chữa sinh khó vì khô nước ối: Lấy dầu vừng với mật ong, mỗi thứ 1 bát (bát ăn cơm), đem đun sôi vài lần, vớt bỏ bọt, sau lấy trộn cùng hoạt trạch 40g và cho sản phụ uống, thai sẽ thoát ra (theo Nam dược thần hiệu).
Chữa bỏng: Lấy dầu vừng hay nhai vừng đen sống, đắp vào nơi bỏng rất hiệu nghiệm, chóng lên da non.
Chữa kiết lỵ mới phát: Ăn sống vừng đen mỗi ngày 30g. Ăn trong 3 ngày.
Chữa điên cuồng: Theo Nam dược thần hiệu, lấy dầu vừng 160g, rượu 1 bát, cho hòa lẫn rồi đun lên; lấy 20 cành dương liễu, dùng từng cành khuấy 2 lần vòng tròn, đến khi thấy rượu và dầu vừng còn lại 8/10 thì cho người bệnh uống để có thể nôn ra và ngủ say, đừng đánh thức, cứ để ngủ yên, đợi khi thức dậy sẽ tỉnh.
Chữa trúng nắng ngất xỉu: Lấy 40g vừng đen sao gần cháy, để nguội, tán bột và cho uống, mỗi lần uống 12g, chiêu với nước mới mục (tân cấp thủy) rất công hiệu (theo Nam dược thần hiệu).
Chữa ngộ độc nặng: Cho uống dầu vừng một bát, chất độc sẽ được nôn ra (theo Nam dược thần hiệu).
Chữa chứng ói mửa: Lấy 1 bát hạt vừng, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối, bệnh sẽ lành (theo Ngoại đài bí yếu).
Chữa chứng thương hàn vàng da (theo Ngoại đài bí yếu): Dùng hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy đủ một tách trà dầu, thêm nửa tách trà nước và 1 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, cho uống hết một lần, uống vài lần sẽ khỏi.
Chữa bụng đầy trướng: Vừng đen 1 bát (ăn cơm), nấu thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội, húp ăn sẽ khỏi.
Chữa rụng tóc: Vừng một bát, rang chín tán nhuyễn, thêm đường, nấu uống nhiều lần, tóc sẽ đen mượt, hết rụng.
Chữa thiếu sữa (theo Tế thế kỳ phương): phụ nữ sau sinh, sữa không đủ cho trẻ bú: Lấy 40g vừng đen rang nở trên muối ăn, sau đó đem giã nhỏ chấm xôi hay cơm nếp ăn rất hiệu nghiệm.
Chữa tiểu ra máu (theo Nam dược thần hiệu): Nguyên nhân là do hỏa uất của tâm đưa nhiệt xuống tiểu trường mà sinh ra chứng tiểu ra máu. Lấy 40g vừng đen, giã nát, ngâm với 80g nước đang chảy (gọi là trường lưu thủy) sau 1 đêm, sáng hôm sau vắt lấy nước uống thì khỏi (có thể dùng nước sôi để nguội thay nước đang chảy, nếu ngại nước không hợp vệ sinh).
Chữa đinh nhọt chảy máu: Theo Ứng nghiệm lương phương, uống một tô dầu vừng là cầm.
Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy 1 vốc vừng đen, rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột vừng lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi.
Chữa đau lưng: Đau lưng do thận suy hay phong hàn thấp: Vừng đen 40g sao cháy, tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu hoặc mật hay nước gừng, uống vài ba lần sẽ khỏi (theo Nam dược thần hiệu).
Chữa kiết lỵ mãn tính: Lấy 1 bát hạt vừng đen giã nhỏ, sau đó nấu kỹ pha thêm chút mật ong, uống ngày 2 lần, dùng vài ngày sẽ khỏi.
Chữa nhũ ung: Chứng này gặp ở phụ nữ sau sinh, tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức (áp-xe vú). Dùng hạt vừng tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi.
Chữa viêm đại tràng mạn: Vừng đen 40g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng sẽ khỏi.
Chữa chân tay đau buốt hơi thũng: Đây là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa là dùng 40g vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi (theo Nam dược thần hiệu).
Chữa thai chết lưu không ra: Lấy 40g dầu vừng và 40g mật nứa, đổ lẫn vào nhau, thêm nước nấu lên, sau lấy ra uống, thai sẽ ra khỏi bụng (theo Phổ tế phương).
Chữa tai bỗng dưng điếc: Thường do thận bị bệnh làm thận khí và tâm khí không lưu thông với nhau bình thường. Lấy dầu vừng nhỏ vào tai vài giọt, nhỏ mỗi ngày đến khi nào hết điếc thì thôi (Nam dược thần hiệu).
Chữa sau sinh bị xổ ruột: Lấy giấy tẩm dầu vừng, đốt cháy lên rồi thổi tắt để xông khói vào mũi sản phụ, ruột sẽ rút thu vào như cũ (theo Y học chuẩn thằng).
Chữa đau tim khi đang mang thai: Theo Thiên kim phương, lấy một vốc hạt vừng sắc với hai chén nước, khi còn độ 6 phần thì lọc bỏ bã lấy nước uống hết, rất hay.
Chữa khó sinh: Lấy 1 tách dầu vừng hòa 1 tách mật ong, sắc còn lại một nửa cho uống, uống 3 lần sẽ sinh được (theo Phổ tế phương).
Chữa đau răng: Đau răng do hỏa vượng, phát nhiệt gây nên, cần dùng vừng đen sắc với 3 bát nước, còn lại 1 bát chia đều mà ngậm và xúc miệng nhiều lần trong ngày, chỉ cần hai lần sẽ khỏi.
Chữa cổ họng sưng đau, nói khó, nuốt đau: Dùng dầu vừng, ngậm và nuốt từ từ, thường xuyên rất hiệu nghiệm.
Chữa âm hộ ngứa, sinh lở: Lấy vài hạt vừng nhai nhuyễn đắp vào nơi lở vài lần là khỏi.
Chữa sốt nóng ở trẻ em: Khi trẻ sốt nóng, lấy một chén dầu vừng, chế thêm chút nước cốt của củ hành, khuấy đều, dùng thoa đầu, mặt, cổ, gáy, ngực, lưng, và lòng 2 bàn tay, 2 bàn chân sốt sẽ dịu.
Chữa chứng đơn độc ở trẻ em: Chứng đơn độc ở trẻ là bỗng nhiên thấy trẻ bị sưng đỏ ở mặt, mình, tay, chân… và ngứa, nóng rất khó chịu, nằm ngủ không yên. Khử bệnh mới phát phải dùng dầu vừng bôi vào khắp người là khỏi.
Chữa phù thũng độc mới phát: Nguyên nhân là do chất độc trong người tụ lại làm sưng người, kết thành những cục cứng gây đau nhức. Lấy một chén dầu vừng cho thêm nước cốt hành vào rồi cô đặc, khi thấy nước cô có màu đen là được, lấy đắp vào nơi sưng đau khi còn nóng vừa, chỗ sưng sẽ tiêu ngay.
Chữa ung nhọt phá miệng lâu ngày không thu miệng: Dùng vừng đen sao cháy, tán bột, rắc vào miệng nhọt vài lần nhọt sẽ thu miệng, phương pháp này theo Nam dược thần hiệu rất hay.
Chữa ung nhọt độc: Cũng theo Nam dược thần hiệu lấy 40g dầu vừng nấu sôi một lúc lâu thì đổ thêm vào một bát ăn cơm giấm thanh. Sau chia ra 5 phần, mỗi lần uống 1 phần rất công hiệu.
Chữa tóc xấu, ngắn, khô, không đen mượt: Có thể dùng một trong hai cách sau:
Cách 1: Lấy 40g dầu vừng nấu với một nắm lá dâu tươi, khi dầu sôi kỹ, lá dâu chín nhừ vớt bỏ lá dâu, lấy dầu này sát lên tóc và da đầu, kiên trì hàng ngày sẽ thấy tóc mọc dài, đen mượt rất đẹp.
Cách 2: Lấy một nắm lá vừng, một nắm lá dâu và 40g nước gạo cho vào siêu nấu lên, dùng nước này gội đầu, sau 7 lần gội sẽ hiệu quả.
Chữa tay chân sưng đau do lội nước quá lâu: Lấy hạt vừng sống giã nhuyễn, đắp vào nơi sưng đau vài lần là khỏi.
Chữa lang ben trắng: Dùng 1 chén dầu vừng hòa với rượu uống ngày 3 lần, uống đến khi khỏi.
Chữa rết cắn: Lấy hạt vừng nhai nhuyễn đắp vào, chỉ chốc lát là hết sưng đau.
Vừng tác dụng rất tốt trong bệnh lý Tim mạch và Đại tràng
Vừng còn được gọi là vừng mè, có tên khác : du tử miêu, cự thắng tử, chi ma, hắc chi ma, hồ me.
Tên khoa học : Sesamumindicum DC.
Vừng là một loại cây nhỏ, thân có rất nhiều lông, cây thảo sống hàng năm, cao khoảng 0,60m. Lá đơn mọc đôi, không có lá kèm, nguyên, có cuống. Hoa trắng hồng mọc đơn độc ở kẽ lá lưỡng tính, không đều có cuống ngắn. Đài hơi hợp ở gốc, đài 5 thuỳ có lông mềm. Tràng hình ống có hai môi, môi dưới có 3 thuỳ môi trên có 2 thuỳ, có 4 nhị: 2 nhị to, 2 nhị nhỏ 2 lá noãn, đầu nhị có 2 nuốm, bầu có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô chứa một dãy dọc nhiều noãn. Quả nang dài có lông, 4 ô nở thành 4 mảnh. Nhiều hạt nhỏ dẹt màu vàng hoặc màu nâu đen. Lá mềm chứa nhiều dầu.
Vừng (mè) được trồng khắp nơi trong nước, có nơi được trồng theo thời vụ xen kẽ trồng lúa, thu hoạch vào các tháng 7, 8 và 9 trong năm thu lấy toàn cây phơi khô đập sàng lọc lấy hạt.
Có hai chủng vừng hạt vàng có loại quả tròn, vừng đen vỏ hạt đen. Vừng là một loại gieo trồng bằng hạt phơi khô, dễ mọc, cả loại đen vàng đều có tác dụng tốt trong làm thuốc điều trị các bệnh về nội khoa đặc biệt với các bệnh tim mạch và đại tràng thể táo.
Thành phần hoá học: Trong hạt vừng 40-55% dầu có khi lên đến 60%; tro 5% đồng 1,7mg, canxi oxalate 1%; chất không có nito7; pentosen, lexitin, phytin, cholin và có 7,6% nước, Protein 20,1%; dầu béo 46,4%; gluxit 17,6%; canxi 1200mg; sắt, các vitamin B1, vitamin B2, và vitamin PP. Dầu vừng chứa khoảng 12-16%; axit béo no (7,7 axit pammitic; 4,6% axit stearic; 0,4% axit arachidie); 75-80% axit béo chứa no (trong đó có 48% axit oleic; 30% axit linoic; 0,04% axit lignoxeric). Phàn không có xà phòng hoá 0,9% - 1,7% và 1% lexitin.
Dầu vừng trắng và đen rất giàu các axit amin, đặc biệt vừng đen có tỷ lệ cao hơn vừng trắng, các axit amin cao nhất như arginin 9,5%; lexin 8,9%; phenylatamin 6,3%; isoleucin 4,9%; tyroxin 4,8%; valin 4,5%; threonin 3,6%; methionin 3,5%; lysin 3,2%,…
Công dụng của vừng (mè)
Vừng có vị ngọt, béo tính bình;; không độc vào 4 kinh: phế, tì, gan và thận; có tác dụng bổ gan và bổ thận; tăng hồng cầu. Rất tốt trong điều trị táo bón, nhuận gan mật và lợi tiểu. Với thương tổn bỏng: lấy vừng sống giã nát đắp lên chỗ bỏng, chữa nhọt lỗ lâu lành miệng, liều dùng 4-12g nước sắc lá và rễ làm thuốc mọc tóc và giữ đen tóc. Hoa của cây vừng ngâm vào nước đắp lên mắt đang viêm, sẽ dịu đau.
Dầu vừng uống hàng ngày 10-15ml làm thuốc bổ.
Dầu vừng làm thuốc nhuận tràng 40-60g, làm dung môi cho bào chế, dùng trong kỹ nghệ xà phòng hoá, mỹ phẩm.
Dầu vừng đen hiện có bán ở các quầy thuốc nam, nhiều bệnh nhân bị táo bón lâu ngày, mà họ đã điều trị nhiều thuốc nhuận tràng tân dược, cà bơm thuốc mở hậu môn… táo vẫn cứ tái phát… Nhưng kiên trì uống dầu vừng đen hàng ngày tối trước khi đi ngủ từ 20-30ml cùng với chế độ ăn nhiều rau sạch rất tốt cho bệnh đại tràng chức năng thể táo.
Trong điều trị bệnh cao huyết áp: vừng đen, hà thủ ô, ngưu tất, các vị bằng nhau tán nhỏ, trộn với mật ong thành viên – ngày uống 3 lần bằng 10g. Cả những bệnh nhân có chẩn đoán vừa xơ động mạch (tryglycenrid tăng cao) và sau di chứng tai biến mạch máu não, cả trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi do uống sữa hộp liên tục gây táo bón cơ năng kéo dài, chúng ta không nên dùng các thuốc hoá chất tân dược mà nên dùng dầu vừng đen nhỏ giọt vào niêm mạc lưỡi cho bé 3-4 giọt trong ngày và mẹ cũng nên uống dầu vừng đen hàng ngày.
Gần đây phong trào ăn gạo lức với vừng đen có nhiều ở bệnh nhân nội khoa mãn tính, tim mạch, gan mật nhiều bệnh nhân thấy có tác dụng tốt.
Ở các tỉnh ven biển miền Trung nhất là phố cổ Hội An nhân dân thường dùng vừng đen rang vàng giã nhỏ trộn với rau đắng luộc vắt ráo nước ăn rất thơm, ngon vô cùng quí, tốt trong bữa ăn đạm bạc của nhân dân lao động, lại chữa được các bệnh về nội khoa nhất là về đường tiêu hoá.
Hạt vừng chữa nhiều bệnh
Để chữa chứng nôn mửa, lấy một bát hạt vừng, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối, bệnh sẽ lành.
Vừng (còn gọi là mè) có tên khác là du từ miêu, cự thắng từ, hắc chi ma, hồ ma. Vừng có thân cây nhỏ, có rất nhiều lông, sống quanh năm, được trồng khắp mọi nơi trong nước, có nơi được trồng theo thời vụ xen kẽ trồng lúa, thu hoạch vào các tháng 7, 8 và 9 trong năm, thu lấy toàn cây, phơi khô, đập, sàng lấy hạt.
Có hai loại vừng: hạt vàng và hạt đen, cả hai đều có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về nội khoa, đặc biệt với bệnh tim mạch và đại tràng thể táo.
Trong hạt vừng có chứa 40-55% dầu, có khi lên đến 60%, 20% protein, các vitamin B1, B2, PP... Dầu vừng rất giàu các acid amin, đặc biệt là vừng đen, các acid amin cao nhất.
Theo Đông y, vừng có vị ngọt, béo, tính bình, không độc, đi vào 4 kinh của cơ thể là phế, tì, gan và thận. Vừng có tác dụng bổ gan, bổ thận, tăng hồng cầu, rất tốt trong điều trị táo bón, nhuận gan mật và lợi tiểu. Với thương tổn nhẹ do bỏng, thì lấy vừng sống giã nát, đắp lên chỗ bỏng. Vừng đắp chữa nhọt lở (liều 4 - 12g). Nước sắc (nấu) từ lá và rễ vừng dùng làm thuốc mọc tóc và giữ đen tóc. Dầu vừng còn làm thuốc nhuận tràng (trường)... Trong điều trị cao huyết áp, người ta dùng vừng đen, hà thủ ô, ngưu tất (các vị lượng bằng), đem tán nhỏ, trộn mật ong vò thành viên. Mỗi ngày uống 3 lần (bằng 10g).
Công dụng chữa bệnh của hạt vừng
Hạt vừng không chỉ là thực phẩm ngon, có thể chế biến thành dầu ăn làm cho món ăn ngon hơn mà còn có tác dụng chữa bệnh cực hiệu quả.
Hạt vừng có thể giúp người già trong việc điều trị bệnh kiết lỵ khó chịu này.
Kiết lỵ là bệnh hay gặp, đặc biệt ở người già. Khi sức đề kháng kém, khả năng tiêu hóa, hấp thụ giảm khiến bộ phận tiêu hóa hoạt động không thể như xưa nên thường ăn gì lạ hoặc thay đổi thời tiết cũng có thể mắc bệnh.
Hạt vừng còn gọi là hạt mè, trong các bài thuốc người ta cũng gọi là hạt mè, dầu mè. Sau đây là một số bài thuốc từ hạt vừng.
Trị kiết lỵ kinh niên:
Lấy một vốc hạt vừng giã nhỏ, nấu chín rồi pha vào 1 thìa cà phê mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tục trong vài ngày sẽ khỏi.
Trị táo bón:
Bạn lấy 1 chén uống nước dầu vừng uống vào buổi sáng hoặc nhai 1 nắm hạt vừng rồi nuốt sẽ thấy hiệu quả ngay.
Thuốc từ hạt vừng đen
Vừng đen (miền Nam gọi là mè đen) là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt.
Theo y hoc cổ truyền, hạt vừng đen có tên thuốc là hắc chi ma. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hạt vừng đen sao cháy tán bột, mỗi lần uống 12g với ít rượu pha mật hoặc nước gừng để chữa đau lưng. Phụ nữ có thai sắp sinh con thường ăn chè vừng đen để dễ đẻ; sau khi đẻ thiếu sữa đem sao hạt vừng đen với muối giã ăn hàng ngày. Để chữa nhọt lở lâu ngày không liền miệng, lấy hạt vừng đen 20-30g sao cháy, giã đắp hàng ngày.
Phối hợp với nhiều vị thuốc khác, hạt vừng đen được dùng trong những trường hợp sau:
Thuốc bổ mạnh gân xương: Hạt vừng đen 300g, đồ chín, phơi khô, sao vàng; lá dâu non 500g, rửa sạch, phơi trong râm hoặc nắng nhẹ cho khô, vò nát bỏ cuống và gân lá, sấy khô. Tán hai thứ riêng biệt, rây thành bột mịn, trộn đều thêm dầu mật ong đánh nhuyễn thành khối bột không dính tay, làm viên khoảng 1g. Thuốc có màu đen, hơi mềm, vị ngọt, mùi thơm. Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn. Người lớn, mỗi lần 10-20g; trẻ em 5-10g.
Món ăn từ hạt vừng đen.
Thuốc an thần, gây ngủ: Hạt vừng đen 40g rang chín; hạt đỗ đen 40g; sao hạt muồng 20g sao; lá vông 40g; lá dâu non 40g; lạc tiên 20g; vỏ núc nắc 12g, sao với rượu. Tất cả làm khô, giã nhỏ rây bột mịn thêm đường đủ ngọt luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.
Chè vừng đen nấu với hạt sen là món ăn vị thuốc an thần thông dụng của nhân dân ta cũng như nhân dân của một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc.
Chữa táo bón do khô háo: Hạt vừng đen 300g rang chín, giã nhỏ, rây bột; lá cối xay 300g thái nhỏ, nấu với 2-3 lần nước, rồi cô thành cao đặc. Trộn bột với cao, làm thành bánh 5g. Ngày dùng 2 bánh, hãm với nước sôi, uống sau mỗi bữa ăn. Hoặc hạt vừng đen 20g; sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g; thạch hộc 12g. Tất cả phơi khô, sao vàng, tán bột, luyện với mật ong vừa đủ để làm viên, ngày uống 10- 20g.
Chữa táo bón do trương lực cơ giảm: vừng đen 12g, đảng sâm 16g; bạch truật, sài hồ, hoài sơn, kỷ tử mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc vừng đen 8g; hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma, mỗi vị 12g; đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân, mỗi vị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống.
Chữa tăng huyết áp , xơ cứng mạch máu: Hạt vừng đen, rễ hà thủ ô đỏ, rễ ngưu tất, mỗi vị 100g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ rây bột mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.
Hạt vừng đen ép sống, lấy dầu uống mỗi lần một thìa canh với ít rượu để chữa tụ máu, đau nhức, sưng tấy do ngã. Dầu vừng đen còn có tác dụng hạ thấp cholesterol trong mau vì chứa nhiều acid béo không bão hòa.
Ở Trung Quốc, người ta vẫn ưa chuộng một loại trà của cung đình xưa để bồi bổ khí huyết, làm cho da thịt săn đẹp, mịn màng, tăng cường tuổi thọ. Trà gồm hạt vừng đen 375g, gạo tẻ 750g, đậu đỏ; đậu tương, đậu xanh, mỗi thứ 700g, chè búp 500g, tiểu hồi 150g, hoa tiêu 75g, gừng khô 30g, muối tinh 30g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ. Ngày dùng 6-10g, hãm với nước sôi để uống.
(st)