Tác dụng chữa bệnh của quả cóc
(Giúp bạn)
Quả cóc từ lâu đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát.
Mùa này đi chợ chúng ta có thể bắt gặp những quả cóc được bày bán, ăn có vị chua nhưng đây cũng là vị thuốc hay cho mọi nhà.
Có thể kể đến những tác dụng của quả cóc như sau:
- Quả cóc có thể chữa đau họng.
- Quả cóc có khả năng làm sinh tân dịch, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải khát và giải nhiệt. Khi bị đau họng, chỉ cần chấm thịt quả cóc với muối, nhai thật kỹ, nuốt từ từ là sẽ hết đau.
- Trong 100 g thịt quả cóc có 42 mg axit Ascorbic (vitamin C). Nhờ vậy, cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm.
Ngoài ra, vỏ thân cây cóc cũng được dùng để trị bệnh tiêu chảy: cắt 3 miếng vỏ cây (cỡ 2 lóng tay) cho vào một lít nước, đun sôi đến khi còn 250 ml, chia 4 lần uống trong ngày, cách nhau 3 giờ.
Quả cóc từ lâu đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát.
Đây còn là loại quả có giá trị về mặt dinh dưỡng. Thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%.
Trong 100g thịt của loại quả này chứa tới 42mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe). Nhai thật kỹ quả cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng. Dân ở 1 số nơi còn nghiền nhỏ thịt quả cóc để chế món ăn có mùi thơm dễ chịu, tác dụng tiêu thực.
Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy, hiện Đông y vẫn dùng và cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ, sắc uống. Lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750ml nước còn 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Nhưng quả cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường tuýp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra).
Cách làm: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi).
Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa, mỗi lần 1 thìa, dùng trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều). Lưu ý rằng đây chỉ là 1 loại thực phẩm hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu đường mà thôi.
Quả cóc có khả năng làm sinh tân dịch, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải khát và giải nhiệt. Khi bị đau họng, chỉ cần chấm thịt quả cóc với muối, nhai thật kỹ, nuốt từ từ là sẽ hết đau.
Trong 100 g thịt quả cóc có 42 mg axit Ascorbic (vitamin C). Nhờ vậy, cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm.
Ngoài ra, vỏ thân cây cóc cũng được dùng để trị bệnh tiêu chảy: cắt 3 miếng vỏ cây (cỡ 2 lóng tay) cho vào một lít nước, đun sôi đến khi còn 250 ml, chia 4 lần uống trong ngày, cách nhau 3 giờ.
Gỏi Trái Cóc
Việt Nam có rất nhiều loại trái cây không chỉ dành riêng để ăn tươi, mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon. Thường thì những loại trái cây tươi này, người ta đem trộn gỏi, những món gỏi này có vị rất ngon, và mùi thơm tự nhiên của trái cây
Những món gỏi từ trái cây mang hương vị dân dã rất ngon, những ai đã từng niếm thử một lần thì khó có thể quên được hương vị đồng nội đó. Những món gỏi đã trở thành một đặc sản miệt vườn không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam. Một trong những món gỏi được nhiều người khoái khẩu nhất đó là món gỏi cóc, món gỏi cóc không biết từ bao giờ đã được nhiều người biết đến như một món đặc sản miệt vườn. Cóc không phải là một loại trái cây có quanh năm, cóc chỉ cho trái trong mùa thu, vào độ khoảng tháng tám đến tháng mười âm lịch. Vào mùa này, nông dân thu hoạch cóc và tranh thủ giới thiệu với thực khách món ăn mang đậm nét văn hóa đồng quê . Muốn có được một đĩa gỏi cóc đãi khách phương xa, trước hết phải vào được vườn lựa cho được những trái cóc còn xanh, không non hay già quá. Cóc đem gọt vỏ, lấy dao sắc xẻ dọc thành nhiều đường theo chiều dài trái cóc, lấy dao bào lát mỏng ra, khi đủ phần ăn, rửa lại bằng nước nóng ấm, để ráo rồi cho vào một cái tô lớn, cho thêm một ít đường cát, một vài muỗng nước mắm ngon ( nếu có nước mắm Phú Quốc thì món gỏi sẽ càng ngon hơn) trộn đều lên. Trên bếp lửa than hồng đang nóng rực, có một vài con khô cá lóc nướng, xẻ nhỏ trộn chung với cóc là có một món gỏi cóc đặc sản của miệt vườn đãi khách, một món ngon mà không gì có thể sánh bằng . Với hương vị phảng phất thơm ngon quyến rũ của nước mắm Phú Quốc, cùng với vị hơi chua của cóc toả ra, cùng với hương thơm của khô cá lóc quyện chặt vào nhau, tạo nên một món ăn độc đáo của miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long, chỉ cần nhìn vào là thèm, muốn ăn ngay. Để có được những sợi cóc trắng tinh, giòn, cùng với thịt cá lóc khô hấp dẫn lạ thường là bí quyết của những chủ nhân miệt vườn Tây Nam bộ. Gỏi cóc còn có thể ăn kèm với tôm khô thay cho khô cá lóc, và dĩ nhiên mùi vị cũng ngon không kém mùi vị cóc trộn chung với khô cá . Món gỏi cóc này thường dùng cho phái nữ ăn với gạo nàng hương, ăn hoài chẳng thấy no, còn đấng mày râu thì nhâm nhi món này với rượu đế cùng bè bạn, nhậu hoài mà chẳng thấy say.
(st)