Tẩy độc gan, thận, bàng quang và tuyến tụy chỉ với 1 thứ nước này
(Giúp bạn)Một trong những công dụng kỳ diệu của sả là thanh lọc cơ thể. Uống trà sả có tác dụng lợi tiểu, làm sạch gan, thận, bàng quang và tuyến tụy. Ngoài ra, sả còn rất nhiều công dụng.
Một trong những công dụng kỳ diệu của sả là thanh lọc cơ thể. Uống trà sả có tác dụng lợi tiểu, làm sạch gan, thận, bàng quang và tuyến tụy. Ngoài ra, sả còn rất nhiều công dụng.
Sả là loại cây thuộc họ cỏ, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka, được sử dụng từ lâu đời, vừa là thực phẩm, vừa là thảo dược.
Sả được dùng nhiều để chế biến món ăn trong nền ẩm thực của một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Một trong những công dụng nổi bật của sả là giải độc vô cùng hiệu quả. Dù được sử dụng bên trong hay bên ngoài cơ thể, sả đều có thể làm sạch các vết thương, giúp thanh lọc cơ thể một cách hữu hiệu nhất.
Nhiều sản phẩm chăm sóc da, thân thể được chiết xuất từ sả bởi hàm lượng vitamin A có trong sả có thể tái tạo và làm sạch làn da, đặc biệt là da dầu.
Trà sả hoặc nước sả có tác dụng lợi tiểu, làm sạch gan, thận, bàng quang và tuyến tụy. Giống như chanh, sả cũng là một chất khử mùi rất hiệu quả, có thể làm sạch và làm mới nhiều thứ.
Ngoài ra, sả còn có nhiều công dụng quý giá khác mà có thể bạn chưa từng biết:
Cải thiện tinh thần
Các nhà khoa học tìm thấy trong sả một loại chất gọi là chất chống trầm cảm và có tác dụng cải thiện tinh thần.
Mùi hương từ dầu sả, trà sả.. đều giúp giải phóng serotonin trong não, chất hóa học do cơ thể tự tổng hợp có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng, trí nhớ, giấc ngủ, tiêu hóa…
Nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng cymbopogon citratus ( tên khoa học của sả) có thể làm giảm stress và tác động tích cực tới cảm xúc.
Điều trị cảm cúm
Như là một loại thuốc chống sung huyết mũi, sả được dùng để chữa nghẹt mũi và tức ngực.
Dù được sử dụng để xông, xoa lên ngực, pha trà hoặc chế biến món ăn, sả đều có thể loại bỏ đờm, dịch nhầy trong mũi, giúp cho mũi thông thoáng hơn.
Hàm lượng cao vitamin C trong loại cây này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Điều hòa cholesterol và huyết áp
Sả chứa hợp chất terpenoid, có tác dụng ức chế cơ thể sản sinh ra axit melavonic – thành phần góp phần vào giai đoạn đầu trong việc tổng hợp cholesterol.
Giảm cholesterol trong cơ thể giúp ngăn chặn sự phát triển các mảng bám trong động mạch và tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu, có thể gây ra đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Sả cũng chứa nhiều kali, có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, chuyển oxy lên não, cân bằng lượng nước trong cơ thể, làm gia tăng sự lưu thông máu, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ đứt hoặc tắt nghẽn mạch máu não.
Cải thiện trí nhớ
Sả hoạt động như một loại chất thư giãn. Nó có thể chữa mất ngủ, tăng sự tập trung và trí nhớ. Hàm lượng tinh dầu trong sả có thể có tác dụng giữ bình tĩnh.
Bên cạnh đó, các chất magie, photpho, folate trong sả có tác dụng ổn định hệ thần kinh.
Giảm sưng viêm và đau
Có lẽ một trong những lợi ích ít được biết tới của sả chính là làm giảm và chống lại các cơn đau cơ và khớp.
Chất myrcene trong sả có tác dụng chống viêm, giảm các cơn đau nhức liên quan tới các bệnh viêm khớp, thấp khớp, gút, đau răng và viêm đường tiết niệu.
Ngăn chặn vi khuẩn
Tinh dầu chiết xuất từ sả là luôn có mặt trong các tủ thuốc gia đình hoặc trong balo của mỗi chuyến đi picnic bởi vì nó có chức năng như một loại thuốc chống côn trùng và chất khử trùng.
Sả có thể dùng để làm sạch vết thương hở hoặc trầy da, làm lành nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc dạ dày. Nó cũng “bài trừ” những loại côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, kiến hay bọ chét.
Muốn làm sạch không khí xung quanh, bạn có thể sử dụng tinh dầu sả để xịt hoặc dùng đèn đốt tinh dầu bằng nến.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Ít người biết rằng sả cũng được dùng để chữa các chứng bệnh khó tiêu và táo bón cũng như các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu. Nó có tác dụng làm sạch và làm dịu đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Sả giúp ổn định chức năng đường ruột bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại và ký sinh trùng, phục hồi các vi khuẩn có lợi trong ruột kết..
Cách chế biến trà sả
Trong công thức trà sả này, bạn sẽ được kết hợp cùng quế, một vị thuốc giúp kiểm soát lượng đường trong máu; gừng, gia vị làm ấm và hỗ trợ tiêu hóa; đinh hương, loại thảo dược trị chứng hôi miệng và bạch đậu khấu trị bệnh tim mạch.
Chuẩn bị nguyên liệu (cho 2 tách trà):
- 1 cây sả khô (bạn có thể dùng sả tươi)
- 1 nhánh gừng nhỏ: cạo vỏ và bào nhuyễn
- 1/2 quả chanh tươi
- Vài mẩu quế
- Vài mẩu đinh hương
- Ít hạt bạch đậu khấu
- 1 muỗng cà phê mật ong
- 2 bát nước lọc
Cách làm:
Bước 1: Dùng nồi nấu trà đun nóng 2 bát nước. Sau đó cho nhánh sả khô vào cùng gừng, ít mẩu quế, ít mẫu đinh hương, ít hạt bạch đậu khấu và đun sôi.
Bước 2: Sau khoảng 10 phút đun trà, bạn đem trà đi lọc qua một chiếc lưới và lấy nước trong lọc được rót vào cốc trà.
Bước 3: Vắt ít nước cốt chanh vào và khuấy đều với một muỗng mật ong.
Lưu ý khi uống trà sả:
– Để trà mang lại tác dụng tốt nhất, nên uống vào buổi sáng và uống nhiều nước trong ngày.
– Trà sả gây kích thích co thắt tử cung nên không thích hợp cho phụ nữ mang thai.
– Người có vấn đề về thận hoặc gan nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà sả.
Theo Soha.vn
Phản Hồi