Thuốc trầm cảm - không thể sử dụng tùy tiện

15:23 14/04/2015

(Giúp bạn)Trầm cảm nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hậu quả là chất lượng cuộc sống giảm, hạn chế khả năng làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, diễn biến xấu nhất của bệnh trầm cảm là ý tưởng và hành vi tự sát.

Trang web truyền thông vì sức khỏe tâm thần cộng đồng - BV tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, trầm cảm dùng để mô tả một hội chứng bệnh lý được đặc trưng bởi khí sắc trầm ( cảm xúc buồn bã) cùng với một số triệu chứng khác duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài trên 2 tuần.

Trầm cảm nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hậu quả là chất lượng cuộc sống giảm, hạn chế khả năng làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, làm cho các bệnh đa khoa khác nặng hơn, diễn biến xấu nhất của bệnh trầm cảm là ý tưởng và hành vi tự sát.

-1

Diễn biến xấu nhất của bệnh trầm cảm là ý tưởng và hành vi tự sát.

Người bị trầm cảm không nên sử dụng thuốc tùy tiện

Theo Sức khỏe và Đời sống, trước khí sử dụng thuốc trầm cảm, người bệnh cần lưu ý những việc sau:

+Phải khám chuyên khoa tâm thần trước khi dùng thuốc:

Có thể nhầm triệu chứng của trầm cảm là bệnh suy nhược, rối loạn thần kinh, rồi dùng các thuốc an thần, bổi bổ, kích thích thần kinh (seduxen, vitamin, aminoacid, pyracetam, caffein). Như thế là dùng không đúng bệnh.

Để đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh, đúng dạng, dùng đúng thuốc, khi có các biểu biện bất thường về tâm thần, nhất thiết phải khám tại chuyên khoa tâm thần (thường có ở bệnh viện tuyến tỉnh thành phố hay các bệnh viện, viện chuyên khoa tâm thần trung ương).

+Khi bị bệnh nhất thiết phải dùng thuốc:

Trầm cảm là do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong synap. Dùng thuốc mới giảm được sự thiếu hụt đó thì mới bị đẩy lùi được bệnh. Các liệu pháp tự thân vận động (dùng ý chí nghị lực thay đổi cuộc sống), liệu pháp tâm lý... rất quan trọng, cần được phối hợp với thuốc... nhưng không thể thay thế thuốc.

+Không tự ý ngừng dùng thuốc:

Khi dùng, thuốc phát huy hiệu lực; khi ngừng dùng sẽ hết hiệu lực, không tích lũy, không gây nghiện. Dùng kéo dài, cơ thể quen thuốc, ngừng đột ngột sẽ bị cảm giác khó chịu, nếu giảm dần liều trước khi ngừng dùng sẽ không bị hiện tượng này.

Người sợ bị độc, sợ bị nghiện nên không muốn dùng hay khi mới đỡ triệu chứng là tự ý ngừng dùng. Tự ý ngừng dùng sẽ làm cho bệnh tái phát, nặng hơn.

+Tránh phối hợp thuốc trầm cảm với các thuốc ức chế thần kinh:

Có người trầm cảm bị bồn chồn lo lắng, có kích động, khi mới dùng thuốc bị căng thẳng mất ngủ, khắc phục bằng cách dùng các thuốc trầm cảm 3 vòng có tính an thần như amitriphtylin, doxepin, clomipramin.

Có người trầm cảm bị trạng thái hưng cảm, cần phải dùng thuốc đặc hiệu như muối lithium. Trong các trường hợp này, không tự ý dùng các thuốc gây ức chế thần kinh trung ương như: benzodiazepin, phenobacbital... vì các thuốc này có tác dụng ngược, làm mất hiệu lực thuốc trầm cảm.

Chỉ một số trường hợp đặc biệt, thầy thuốc có thể cho phối hợp với seduxen nhưng chỉ với liều vừa đủ, chỉ dùng lúc mới dùng thuốc trầm cảm.

+Tránh dùng trùng lặp các thuốc trầm cảm:

Một số thuốc, nhóm thuốc trầm cảm làm tăng có chọn lọc một chất dẫn truyền thần kinh, tuy nhiên tính chọn lọc này chỉ là tương đối mà nó vẫn có thể làm tăng một số chất dẫn truyền thần kinh khác.

Nếu dùng cùng lúc hai thuốc cùng nhóm hay khác nhóm sẽ làm cho chúng phối hợp cùng chiều làm tăng chất dẫn truyền thần kinh lên quá mức cần thiết, gây độc. Khi muốn chuyển dùng từ nhóm thuốc này sang nhóm thuốc khác, phải nghỉ dùng thuốc cũ đủ 14 ngày.

+Làm giảm bớt hiện tượng kháng cholinergic:

Các thuốc trầm cảm đều tính kháng cholinergic, biểu hiện rõ hơn cả là nhóm trầm cảm 3 vòng (TCA) với các biểu hiện khô miệng, buồn nôn, táo bón, nhịp tim nhanh, hạ hay tăng huyết áp, tăng tiết mồ hôi, phát ban, nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, nhìn mờ...

Khắc phục: chỉ cho uống một liều duy nhất vào buổi tối thì các triệu chứng này hầu như không xảy ra. Ở người trung niên, người già triệu chứng này hay xảy ra hơn, cần giảm liều. Tránh dùng cùng lúc với các thuốc thường gây ra các triệu chứng trên (atropin, ephedrin).

+Tránh độc cho gan, thận:

Thuốc trầm cảm chuyển hóa hầu hết tại gan, thải trừ qua thận. Người có chức năng gan thận suy giảm khi dùng thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như quá liều.

Với các đối tựợng này, phải giảm liều đến mức thấp nhất mà vẫn duy trì hiệu quả chữa bệnh, có khi chỉ còn bằng 50% liều người trung niên khỏe mạnh.

+Tránh hại cho thai, trẻ bú mẹ:

Chưa có bằng chứng trên người về tác hại của thuốc trầm cảm 3 vòng với thai. Phần lớn tác giả cho rằng các thuốc SSRI như: fluoxetin, paroxetin, sertralin không có mối liên quan gì với dị tật dính liền khớp sọ, thoát vị rốn, dị tật bẩm sinh nói chung ở tim.

Tuy nhiên, vì thuốc trầm cảm có một số tác dụng không mong muốn nên không dùng cho người có thai. Trường hợp đặc biệt người mang thai mà bị trầm cảm, nếu cần vẫn có thể cho dùng nhưng có chọn lọc.Với người cho con bú: thuốc có thể tiết vào sữa gây hại, không nên dùng cho người cho con bú.

+Tránh gây hạ ngưỡng động kinh:

Thuốc trầm cảm làm hạ ngưỡng động kinh, làm cho cho người động kinh dễ lên cơn động kinh, nhất là nhóm trầm cảm 3 vòng. Phải ngừng ngay thuốc khi xuất hiện cơn co giật.

Thuốc tham khảo: Seduxen 5mg

Điều trị bổ sung các bệnh liên quan đến chứng lo âu (bệnh thần kinh). Điều trị stress thoáng qua sau chấn thương tâm lý, tình trạng bồn chồn, những triệu chứng thần kinh thực vật (đổ mồ hôi, run, hồi hộp...). Điều trị hỗ trợ các chứng rối loạn tâm thần có nguồn gốc thực thể.

Thuỳ Linh

Nên đọc
-2 4 lí do khiến thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng
-3 Có nên uống thuốc hết hạn sử dụng?
-4 Lưu ý khi trị mụn trứng cá bằng thuốc
-5 Những thuốc người cao huyết áp nên tránh


Theo GDVN

Comments