Trẻ bị tăng động: Dùng thuốc gì?
(Giúp bạn)Thuốc điều trị cần do bác sĩ chỉ định và cần kết hợp với liệu pháp tâm lý đối với những trẻ tăng động.
Theo Sức khỏe và Đời sống, rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit - Hyperactivity Disorder, viết tắt ADHD) là một trong số những rối loạn tâm thần vận động thường gặp ở trẻ. Nếu phát hiện muộn, khả năng chữa khỏi là rất thấp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng học tập, cuộc sống hàng ngày, cũng như sự nghiệp sau này của trẻ.
Để nhận biết trẻ bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, phụ huynh cần quan sát, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động hàng ngày của trẻ từ việc ăn uống, ngủ nghỉ đến học tập, vui chơi. Một số những biểu hiện giảm chú ý thường thấy ở trẻ:
- Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập: ở lớp, trẻ ADHD thường hay để quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ trẻ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất bút (thậm chí mất cả cặp) khiến phải mua mới liên tục và dặn dò kỹ lưỡng nhưng trẻ quên vẫn hoàn quên.
- Không giao tiếp với bạn bè: trẻ ADHD thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.
- Lơ đãng, hay mơ màng: trẻ ADHD không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.
- Khó khăn bày tỏ cảm xúc: trẻ mắc ADHD cũng thường phải đối mặt với chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Hệ quả tất yếu là trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.
- Không tập trung trong lớp: trong cơ thể trẻ ADHD dường như có một chiếc máy hoạt động không nghỉ. Trẻ thường không thể ngồi im. Xu hướng là trẻ luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh. Khi buộc phải ngồi xuống, trẻ cảm thấy rất khó chịu thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế.
- Khó đợi đến lượt: trẻ tăng động thường không có khả năng nhận biết được nhu cầu, mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn.
- Hay quậy phá, dễ nổi giận: trẻ ADHD rất khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.
- Kết quả học tập không ổn định: do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở trẻ ADHD thường không ổn định. Trẻ cũng gặp khó khăn về đọc và viết. Khoảng 20% số trẻ mắc chứng ADHD cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.
Thuốc điều trị tăng động ở trẻ
Thuốc điều trị: do bác sĩ điều trị chỉ định và cần kết hợp với liệu pháp tâm lý đối với những trẻ quá tăng hoạt động, một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định như Risperidone liều thấp, Amitriptiline, Clonidine liều thấp, các vitamin và một số yếu tố vi lượng.
Kết quả cho thấy những trẻ tăng động giảm chú ý có trí tuệ tốt được điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn những trẻ có trí tuệ kém. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý trẻ nhiều hơn để có thể phát hiện sớm trẻ ADHD giúp trẻ được chữa trị và can thiệp kịp thời.
Điều trị tăng động cho trẻ tại nhà
Báo điện tử Kiến thức cho biết, bệnh tăng động thiếu tập trung (ADHD) ngày càng xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ. Song, chứng bệnh này có thể kiểm soát theo một số phương pháp sau.
- Cho trẻ ăn nhiều sản phẩm tốt cho trí não
Mẹ hãy bổ sung vào các bữa ăn của con các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu nành, lúa mì, sô cô la và trứng để đẩy lùi chứng bệnh này. Tránh những chất có phụ gia, hóa chất và phẩm màu.
- Tập thể dục hàng ngày
Một nghiên cứu gần đây cho kết quả, hoạt động thể chất làm giảm chứng bệnh này. Các mẹ nên cho con mình tập những bài thể dục nhẹ nhàng trước khi đi học hoặc cho bé tham gia vào hoạt động ở trường.
- Hạn chế xem ti vi
Bạn hãy khuyến khích con trẻ tham gia các hoạt động trí não như xếp hình, đọc sách thay vì để bé ngồi yên một chỗ dán mắt lên màn hình một cách thụ động. Đừng để những hình ảnh xáo động trên ti vi ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ.
- Cho bé nghe nhạc
Âm nhạc là phương pháp điều trị hiệu quả kích thích não bộ, giúp trẻ tập trung vào âm thanh mà không bị phân tán. Cả gia đình nên cùng nghe nhạc hòa tấu, thính phòng hoặc cha mẹ hát cho bé nghe.
- Tránh la mắng
Hành động này chỉ thêm phần gây rối loạn hành vi của trẻ. Bố mẹ không nên nhắc đi nhắc lại những sai lầm trẻ mắc phải, hãy rộng lượng và khuyến khích chúng. Tốt hơn hết, khi giận giữ bạn nên yêu cầu trẻ vào phòng và đóng cửa lại. Điều này sẽ giúp trẻ và bạn lấy lại bình tĩnh.
Thuốc tham khảo: pms-Risperidone 2mg Risperidone được chỉ định điều trị các dạng bệnh tâm thần phân liệt, bao gồm loạn thần giai đoạn đầu tiên, tâm thần phân liệt cấp tiến triển xấu, tâm thần phân liệt mạn tính và các dạng loạn thần khác |
Thùy Linh
Theo GDVN