Triệu chứng và chẩn đoán bệnh giun chỉ

15:48 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh giun chỉ là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do vậy, cần có những kiến thức đầy đủ về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa.

Bệnh giun chỉ là gì?

Theo ThS. Nguyễn Văn Dũng (Khoa Truyền nhiễm – BV Bạch Mai), bệnh giun chỉ do một loại giun có hình dạng giống như sợi chỉ gây ra. Bệnh lưu hành ở các nước có khí hậu nóng ẩm và xảy ra do muỗi mang ấu trùng giun chỉ truyền sang người. Giun chỉ có thể ký sinh ở hệ thống bạch huyết làm tổn thương hệ thống bạch huyết (vì vậy còn được gọi là bệnh giun chỉ bạch huyết), gây phù to ở các chi (nên còn được gọi là bệnh phù voi).

Vật chủ trung gian truyền bệnh giun chỉ ở Việt Nam là muỗi Mansonia, đây là loại muỗi hút máu về đêm, sinh sống ở các hồ ao có bèo. Ngoài ra, muỗi Culex là muỗi phổ biến ở đồng bằng và vùng trung du. Loại muỗi này có khả năng phát triển trong các vùng nước quanh nhà, các dụng cụ chứa nước gia đình.

-1

Sau khi muỗi truyền bệnh đốt máu người bệnh có ấu trùng giun chỉ, ấu trùng ở trong dạ dày muỗi khoảng 2 - 6 giờ và thoát áo, xuyên qua thành dạ dày muỗi và di chuyển lên vùng ngực muỗi mất khoảng 15 giờ. Tại vùng cơ ngực muỗi, ấu trùng phát triển nhanh thành ấu trùng giai đọan II, giai đoạn III và giai đoạn IV đến ký sinh trong tuyến nước bọt của muỗi và xâm nhập vào cơ thể người khi muỗi đốt hút máu. Thời gian từ khi muỗi truyền bệnh hút máu có ấu trùng giun chỉ giai đoạn I đến khi muỗi có khả năng truyền bệnh cho người khác từ 12-14 ngày.

Yếu tố nguy cơ gây nhiễm giun chỉ

- Kinh tế xã hội: Trình độ dân trí, điều kiện kinh tế xã hội thấp, các phong tục tập quán lạc hậu, mất vệ sinh, nhiều ao bèo... đều là những yếu tố làm gia tăng muỗi truyền bệnh giun chỉ.

- Những người nghèo, sống dựa vào nông nghiệp ở những khu vực có nhiều ruồi đen là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Họ thường bị ruồi cắn và mắc bệnh do họ phải sống và làm việc ngoài trời, gần nguồn nước chảy, nơi có đất đai và nước thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi và có nguồn nước uống.

Nguyên nhân nhiễm giun chỉ

1. Tên tác nhân

Trên thế giới có 3 loài giun chỉ gây bệnh cho người là Wuchereria bancrofti (W. bancrofti), Brugia malayi (B. malayi) và Brugia timori (B.timori). Tại Việt Nam, chỉ phát hiện được 2 loài là W. bancrofti và B. malayi.

2. Hình thái

- Ấu trùng W.bancrofti thường khu trú ở hệ thống bạch huyết vùng bẹn hoặc nách. Giun chỉ W.bancrofti trưởng thành trông giống như sợi chỉ, mầu trắng sữa dài từ 25-40 mm, chiều ngang khoảng 0,1 mm. Giun W.bancrofti cái dài khoảng 60-100 mm.

- Ấu trùng B.malayi thường khu trú ở hạch bộ phận sinh dục và vùng thận. Giun chỉ B.malayi gần giống như giun chỉ W.bancrofti. Giun đực có kích thước khoảng 22,8 x 0,08 mm, giun cái có kích thước khoảng 55 x 0,16 mm.

Giun đực và cái thường cuộn vào nhau làm cản trở bạch huyết.

3. Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài:

Ấu trùng giun chỉ và giun chỉ trưởng thành không tồn tại ở môi trường tự nhiên, chỉ tồn tại trong cơ thể người và trong cơ thể muỗi truyền bệnh.

Biểu hiện của bệnh giun chỉ

Diễn biến bệnh có thể chia làm 3 thời kỳ:

- Thời kỳ ủ bệnh: bệnh nhân không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, ngẫu nhiên xét nghiệm có ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi. Thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài 5 – 7 năm, thường bệnh nhân thấy các biểu hiện mẩn ngứa ngoài da, sốt nhẹ, bạch cầu ái toan trong máu tăng cao, mệt mỏi. Ở các bệnh nhân này dễ phát hiện ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi. Thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ có khả năng lây bệnh cao.

- Thời kỳ khởi phát: Bệnh nhân xuất hiện các đợt viêm hạch bạch huyết kèm theo sốt, diễn biến như các bệnh nhiễm trùng. Các đợt viêm hạch bạch huyết ngày càng tăng, có thể thấy hoặc sờ thấy hạch vùng nách, bẹn hoặc các bạch mạch nổi cứng. Đối với loài W. bancrofti hay xuất hiện hiện tượng đái ra dưỡng chấp, có khi có máu và dưỡng chấp. Bệnh nhân gầy sút nhanh. Những đợt phát bệnh tự hết và xuất hiện dần hiện tượng phù chân voi. Phù chân voi thường xuất hiện ở chi dưới, bộ phận sinh dục. W. bancrofti hay gây hiện tượng phù ở bộ máy sinh dục còn đối với B.malayi hay gây hiện tượng phù voi ở chi. Thời kỳ này kéo dài nhiều năm. Trong thời kỳ này nếu xét nghiệm máu ngoại vi có thể tìm thấy ấu trùng giun chỉ.

-2

- Thời kỳ tiềm tàng: Ở thời kỳ này, bệnh nhân không thấy xuất hiện các đợt viêm bạch mạch cấp tính, nhưng các hạch bạch huyết có thể to lên thường xuyên. Quan trọng nhất thời kỳ này là xuất hiện phù voi. Các đợt phù voi liên tiếp, da dày dần, ở chân có thể thấy phù từ dưới lên trên. Thường bệnh nhân phù một chân hoặc 1 tay, ít trường hợp phù cả 2 chân. Bộ máy sinh dục nam, nữ cũng có hiện tượng phù to, không đỏ, không đau. Trong thời kỳ này rất ít khi tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi.

Chẩn đoán nhiễm giun chỉ

1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm - Sức khỏe & đời sống cho hay.

- Triệu chứng lâm sàng: Như đã mô tả phần “triệu chứng)

- Xét nghiệm: Có ấu trùng giun chỉ trong máu (khi nhuộm lam máu bằng phương pháp giemsa, là xét nghiệm được sử dụng thông dụng nhất) hoặc nước tiểu (khi xét nghiệm nước tiểu trong trường hợp bệnh nhân đái ra dưỡng chấp, trường hợp này hiếm gặp và tỷ lệ dương tính thấp). Ngoài ra có thể xét nghiệm miễn dịch hoặc siêu âm, chụp bạch mạch, sinh thiết bạch huyết thấy có giun chỉ trưởng thành.

2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự

- Giai đoạn đầu của nhiễm ấu trùng giun chỉ bạch huyết cần phân biệt với các sốt do nhiễm khuẩn, do virus, sốt rét, viêm bạch mạch do nhiễm khuẩn.

- Phù voi cần chẩn đoán phân biệt với phù do nấm, chèn ép bạch mạch do nguyên nhân khác. Đái dưỡng chấp cần phân biệt với nguyên nhân ở thận như lao thận hoặc do chấn thương. Tràn dịch màng tinh hoàn cần phân biệt với thoát vị bẹn.

Tham khảo thuốc:

3b – Medi: Bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể. Với liều cao dùng để điều trị các chứng đau nhức do các bệnh lý thần kinh, bệnh yếu cơ...

Trà Mi

Nên đọc
-3 Sự phát triển của trẻ qua những hoạt động thể chất
-4 Những sai lầm mẹ cần tránh khi cho trẻ ăn
-5 Bệnh lao kê
-6 Những dấu hiệu nhận biết có thể mang thai đôi

Theo GDVN

Comments