Viêm loét dạ dày có được uống thuốc tẩy giun?
(Giúp bạn)Sau khi điều trị bệnh viêm loét dạ dày xong rồi uống thuốc tẩy giun thì hiệu quả diệt giun càng tốt và phòng tránh được những tương tác bất lợi có thể xảy ra.
Theo Báo điện tử VnMedia, những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là:
- Viêm dạ dày mạn tính: có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao. Những người đã từng cắt bỏ một phần dạ dày do viêm dạ dày mạn cũng có khả năng mắc ung thư dạ dày sau nhiều năm phẫu thuật. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng phát triển thành ung thư dạ dày.
Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh gần đây người ta tìm thấy do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp). Tỷ lệ nhiễm bệnh có sự khác nhau về giữa các nước. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm khoảng 95%.
Có nên uống thuốc tẩy giun khi bị viêm loét dạ dày không?
Trả lời trên Sức khỏe và Đời sống, dược sĩ Lê Anh cho biết, loét dạ dày tá tràng (DDTT) là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi từ 30-40 tuổi hay mắc nhất. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố liên quan đến dinh dưỡng, thần kinh, nhiễm khuẩn...
Trước đây thường quan niệm loét DDTT là do thừa acid dịch vị cho nên thường chỉ dùng các thuốc kháng acid để trung hoà dịch vị hoặc bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng các thuốc bao che vết loét. Gần đây đã ghi nhận vai trò gây loét của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) nên trong điều trị viêm loét DDTT đã dùng kết hợp các loại thuốc kháng sinh như amoxycilin, clarithromycin, metronidazole...
Các thuốc điều trị viêm loét DDTT thường phải dùng theo đợt kéo dài khoảng 14 ngày và lặp lại sau đó nếu cần theo chỉ định của thầy thuốc.
Còn đối với bệnh giun sán thì cần phải dùng thuốc tẩy. Không có quy định thời điểm nhất định để tẩy giun. Với người lớn, định kỳ tẩy giun 4-6 tháng một lần. Trẻ nhỏ phải có chỉ định của bác sĩ. Những người không bị tái nhiễm thì sau 6 tháng trong đường tiêu hóa sẽ không còn trứng giun nữa. Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi...
Thuốc tẩy giun thông thường luôn chống chỉ định với phụ nữ có thai. Trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể kê đơn an toàn cho thai phụ tẩy giun. Đối với trẻ em, lứa tuổi được khuyến cáo bắt đầu tẩy giun là từ 24 tháng trở lên.
Với trẻ em, thuốc được khuyên dùng là albendazol viên 400mg, uống 1 viên duy nhất để tẩy các loại giun thông thường. Trẻ em nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng. Phổ biến nhất là mebendazole 500mg liều duy nhất cho người lớn và trẻ em.
Ngoài ra có thể dùng albendazole 200mg cho trẻ dưới 2 tuổi, 400mg cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn. Các thuốc tẩy giun hiện nay đều dùng liều duy nhất. Do đó, nếu đang điều trị viêm loét DDTT bằng các loại thuốc kháng acid, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm bài tiết acid dịch vị, thuốc bao bọc niêm mạc đường tiêu hoá thì nên dùng hết đợt rồi mới uống thuốc tẩy giun.
Thuốc tẩy giun chỉ uống một liều duy nhất và có hiệu quả ngay sau đó nên không nhất thiết cứ phải uống ngay khi đang dùng thuốc chống viêm loét DDTT. Sau khi đã kết thúc đợt điều trị bệnh DDTT xong rồi uống thuốc tẩy giun thì hiệu quả diệt giun càng tốt và phòng tránh được những tương tác bất lợi có thể xảy ra.
Thùy Linh
Theo GDVN