Ca sĩ Vpop quá nuông chiều các fan
Hầu hết các sản phẩm âm nhạc hiện nay của các ca sĩ trong nước, từ một bài hát đến cả một album mới đều được cập nhật trên các trang mạng. Người hâm mộ sẽ chẳng phải tốn một xu nào để được nghe những ca khúc của thần tượng. Việc đưa các sản phẩm âm nhạc của mình lên các trang nghe nhạc trực tuyến vô hình chung đã thành con dao hai lưỡi.
Cái lợi đầu tiên đó là khán giả có thể tiếp nhận những sản phẩm mới một cách nhanh chóng, dễ dàng, ca sĩ cũng có thể quảng bá những đứa con tinh thần của mình một cách rộng rãi hơn.
Nhưng việc nghe nhạc trực tuyến và tải về miễn phí như vậy sẽ vô hình chung làm công sức của một ca sĩ bỏ ra 100% tài lực và tiền lực ngang bằng với một ca sĩ chỉ cần đầu tư 50% sức lực. Đối với những ca sĩ trẻ, đây là một điều có lợi, nhưng với những ca sĩ, nhạc sĩ có thực tài khác. Nói đúng ra, nó gọi là bất công.
Khán giả yêu nhạc có thể bỏ ra hàng đống tiền để mua một album của thần tượng US-UK hoặc Kpop, nhưng lại tặc lưỡi khi bỏ tiền ra mua một album của các ca sĩ trong nước. So về doanh thu bán CD, hiện tại, chỉ có Mỹ Tâm là đạt ngưỡng 100.000 bản cho album Yesterday and Now và hiện nay cô cũng là ca sĩ đầu tiên của Việt Nam có trang Youtube riêng của mình. Những kết quả đó là hoàn toàn xứng đáng với những cố gắng mà cô đã bỏ ra bao năm nay. Chất xám âm nhạc trong nước đang bị coi rẻ và hy vọng một ngày nào đó khi itunes về Việt Nam Vpop sẽ có bước khởi sắc mới.
Ở US và UK sức hút của một ca sĩ phụ thuộc vào số lượng đĩa bán ra của họ. Con số này được tính rất công bằng và minh bạch qua sự quản lý gắt gao của những công ty băng đĩa. Nếu Adele ở Việt Nam, chắc hẳn cô ấy cũng sẽ làm nhiều người say đắm trong âm nhạc của mình nhưng chắc chắn cô ấy sẽ chẳng thể bán được lượng đĩa khủng như hiện tại đâu.