Hướng dẫn cách bắt đầu một cuộc nói chuyện
(Giúp bạn)Bắt đầu một cuộc nói chuyện là một việc khó khăn với rất nhiều người khi không tìm thấy chủ đề gì. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn khởi đầu cuộc nói chuyện tốt nhất.
- 1
Giới thiệu về bản thân
Với người chưa quen biết, bạn có thể làm quen người đó bằng những lời nói rất đơn giản về giới thiệu tên tuổi, hoặc bắt tay, mỉm cười thân thiện với họ.
- 2
Nói chuyện về nơi gặp mặt
Hãy nhìn quanh và nhận xét vài câu vui vẻ về nơi hai người đang đứng nói chuyện, như "Mình thích không khí ở đây" hoặc "Quán cafe này có cách trang trí thật đẹp"
- 3
Đặt câu hỏi mở
Đa số mọi người thích nói chuyện về bản thân họ, biết tận dựng điều này, bạn có thế bắt đầu và kéo dài cuộc trò chuyện. Hãy nhớ rằng nên đặt những câu hỏi mở để người đối thoại có thể trả lời thật nhiều, bằng những từ để hỏi như: Ai, Khi nào, Ở đâu, Như thế nào... Những câu hỏi đóng mà người đối diện chỉ biết trả lời "Có" hoặc "Không" sẽ rất dễ khiến cuộc trò chuyện rơi vào bế tắc.
- 4
Biết kết hợp lời nhận xét với câu hỏi mở
Cần kết hợp hiệu quả nhất hai cách nói này để có hiệu quả tốt nhất.
Chẳng hạn như bạn nói: "Cái túi này trông thật đẹp, cậu mua nó ở đâu vậy?". Câu nói này sẽ mở lời cho người bạn nói về hôm cô ấy đi mua cái túi ấy, có chuyện gì thú vị xảy ra lúc cô ấy mua túi. Thay vì bạn chỉ nói "Mình thích cái túi của cậu" để nhận được câu trả lời chỉ là "Cảm ơn cậu".
- 5
Kéo dài cuộc nói chuyện với những mẩu chuyện nhỏ
Những mẩu chuyện nhỏ là cách đơn giản để kéo dài cuộc nói chuyện, nhất là khi bạn còn rất nhiều điều muốn biết về người đối thoại. Tuy nhiên, đừng nên tranh luận về chính trị, tôn giáo, chỉ trích ai đó,...mà hãy nói tầm phào những chuyện hai người đồng quan điểm. Chẳng hạn như về cách trang trí nhà cửa, về chiếc xe máy mới, về việc học của con, kế hoạch cho chuyến du lịch hay đơn giản chỉ là cuốn sách bạn vừa đọc.
- 6
Tận dụng mọi giác quan trong cuộc nói chuyện
Khi người bạn bắt đầu trò chuyện, hãy theo mạch ý của người ấy để tiếp tục cuộc trò chuyện. Bạn nên lắng nghe chăm chú điều họ nói và có những nhận xét góp ý, tổng hợp để cuộc nói chuyện thêm sinh động. Đôi khi chỉ cần "Thế cơ à?", "Thật vậy ư?", "wow", "Sau đó cậu làm gì?"...
Đừng quên kết hợp ngôn ngữ cơ thể và mỉm cười thật tự nhiên để không khí cuộc trò chuyện thật thoải mái.
- 7
Sử dụng những từ ngữ nêu quan điểm một cách tự nhiên
Những từ như "nhìn này", "tưởng tượng xem", "cảm thấy", "nói với mình" sẽ là cách hay để hướng người đối thoại tập trung đến một việc cụ thể. Chẳng hạn như những câu hỏi như:
- Bạn cảm thấy thế nào về việc Hà Nội cho làm nhiều cầu vượt như vậy?
- Anh tưởng tượng mà xem liệu cậu ấy đang nghĩ gì khi đề xuất ý tưởng đó?
- 8
Hãy chú ý đến cảm xúc bên trong của bạn
Khi bỗng nhiên bạn cảm thấy không thể nào nói chuyện được với ai khác, có thể là lúc đó bạn đang rơi vào những cảm xúc tiêu cực, khiến bạn lo lắng, buồn chán. Hoặc bạn đang phân vân không biết người kia đang nghĩ gì về mình. Cảm thấy thiếu tự tin cũng khiến cho cuộc nói chuyện không được thoải mái. Điều quan trọng cần phải nhớ là để trò chuyện với một ai đó, bạn cần vượt qua những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực để hoàn toàn tập trung cho cuộc nói chuyện.
- 9
Nếu người đối thoại vẫn ngại ngần chia sẻ, hãy cố gắng trò chuyện thoải mái nhất
Nhiều người rất e ngại và không muốn chia sẻ về bản thân họ. Vì thế, những lời nói chuyện và câu hỏi cũng nên cân nhắc "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói", tránh tình trạng động chạm đến những vấn đề riêng tư, tế nhị. Nếu người bạn ấy vẫn không đáp lời nhiệt tình, hãy hạn chế đặt câu hỏi.
- 10
Cân bằng việc nói chuyện giữa hai người
Khi người đối thoại tích cực lắng nghe bạn nói và đặt lại cho bạn nhiều câu hỏi, bạn sẽ làm như thế nào?
- Nếu thấy thoải mái, hãy trả lời thật vui vẻ với câu hỏi của người bạn và đừng quên đưa lại những câu hỏi mở
- Nếu bạn không muốn mình trở thành chủ đề chính cuộc nói chuyện, hãy chuyển hướng khéo léo như: "Ồ, mình rất thích truyện Harry Poter, nhưng chắc là cậu mà để mình nói về anh chàng phù thủy này thì hết cả ngày mất".
- 11
Để giao tiếp tốt, hãy thực hành thường xuyên
Ban đầu bạn có thể lúng túng khi bắt đầu cuộc trò chuyện nhưng nếu được luyện tập thường xuyên, bạn sẽ thấy thật dễ dàng và tiến bộ hơn từng ngày trong giao tiếp.