Các nguyên tắc khi giao tiếp bằng lời

00:16 12/02/2014

(Giúp bạn)Giao tiếp ứng xử là một hoạt động thường ngày của mỗi chúng ta, thế nhưng không phải cứ thực hiện nhiều là bạn đã “thành thạo”. Trên thực tế, có nhiều nguyên tắc giao tiếp ứng xử bạn không hề biết, và chính sự không biết này vô tình làm cho bạn mắc lỗi trong quá trình giao tiếp thường nhật.

  • 1

    Xưng hô: luôn tuân theo tuổi tác

    Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, chú bác, cô, dì…Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên. Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói. Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.

  • 2

    Cách nói: rõ ràng, dễ hiểu

    Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ, độ tuổi người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác nông dân thì sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác. Hai người có trình độ chênh nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho nhau hiểu. Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo, tự phụ, kém hòa đồng.

     

    cac-nguyen-tac-khi-giao-tiep-bang-loi-1

  • 3

    Tránh lối nói mỉa mai, “nói mát”

    Lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió, văn hoa, tưởng khen mà chê qua giọng điệu nguýt ngoáy luôn tạo ra ấn tượng cực xấu cho người nghe, và người nói cũng bị đánh giá không ít. Lối nỏi mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét người khác. Xem lại những bộ phim, hài kịch có nhân vật là các bà mẹ chồng với con dâu, bạn dễ bắt gặp lối nói này. Và bản thân bạn khi nghe điều đó cũng không cảm thấy thoải mái, đúng không?

  • 4

    Tránh lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác

    Thỉnh thoảng, cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối diện cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một cô bạn vừa ốm dậy mà bạn đã nói “sao sắc mặc nhợt nhạt ghê vậy” sẽ tệ hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể nói “nhìn mặt cậu có vẻ khá hơn lúc ốm đấy”. Đó chính là một lời an ủi, động viên rất tốt với những người đang ở trong giai đoạn không tốt như vậy.
    - Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không quan tâm hoặc các chủ đề nhạy cảm. Tốt nhất, để an toàn, bạn đừng nói về chủ đề tôn giáo, chính trị, pháp luật, giới tính.

  • 5

    Cách dùng từ: không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa phương, tránh hiểu nhầm cho người đối diện

    Không dùng từ chuyên ngành, từ cổ, ngôn từ quá hoa mỹ: người nghe sẽ có cảm giác là bạn đóng kịch, hoặc bạn là người của những thế kỷ trước

Comments