Phong tục tháng Bảy âm lịch và những điều bạn chưa biết

00:26 12/02/2014

(Giúp bạn)Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm về tháng 7- tháng cô hồn- tháng xóa tội vong linh để mọi người có thêm thông tin tham khảo.

  • 1

    Giải mã những điều kiêng kỵ

    Quan niệm kiêng kỵ tháng 7 âm lịch hằng năm xuất phát theo kiểu tiềm thức con người dựa trên các học thuyết của nhà Phật. Người ta cho rằng, tháng 7 âm lịch là tháng phá ngục, xá tội vong nhân, tức là các linh hồn được “thả” ra và bay trong không gian. Nếu làm nhà làm cửa, hoặc đào xới gì đó sẽ động vào đất, gây tiếng vang thu hút các vong hồn lại và gây ra sự phá phách không tốt cho gia chủ. Đó là những quan niệm duy tâm và chưa được chứng minh.

    Ngoài ra còn có quan niệm cho răng tháng 7 là tháng mở cửa ngục xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên cứu mẹ trong kinh Phật. Tuy nhiên, việc vong hồn dưới địa phủ có thể sẽ quấy phá là không có cơ sở. Theo quan điểm nhà Phật thì khi chết con người đã buông, bỏ lại mọi ân oán, thù ghét, chẳng còn vương vấn gì, nên các vong hồn không bao giờ làm điều ác, hay làm hại ai.

    phong-tuc-thang-bay-am-lich-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-1
    Ở góc độ duy lý, tháng 7 âm lịch là tháng “nước chảy qua bờ”, nghĩa là thời điểm mưa nhiều nước lớn. Nếu động thổ làm công trình sẽ gặp nhiều khó khăn như đào móng gặp nước lớn, đổ mái mưa nước nhiều… Tuy nhiên, các quan niệm này chỉ phù hợp với ngày xưa và văn hóa nông nghiệp vì làm nhà đất, vách nứa. Còn ngày nay, nếu đào móng gặp mưa có thể dùng máy bơm hút nước hoặc khi đổ mái có thể khắc phục bằng việc căng ván bạt.

    Thế nhưng, vì quan niệm kiêng kỵ tháng 7 đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người nên đến nay vẫn còn nhiều người lo ngại và suy diễn ra nhiều điều kiêng kị khác như kiêng ký hợp đồng, kiêng đi xa, kiêng làm ăn lớn.

  • 2

    Cúng cô hồn

    Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Việt Nam.

    Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.

    Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để “cứu giúp” những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức “hối lộ” để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ “hỗ trợ”.

    phong-tuc-thang-bay-am-lich-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-2

    Ông bà ta chỉ cho cúng ngoài trời, ngoài hành lang vì cho rằng làm thế thì các linh hồn không thể vào được nhà. Và các đồ đem cúng thường không phải là những “cao lương mỹ vị”, thường chỉ là gạo, muối, nước, bổng, ngô, khoai luộc bẻ vụn,…; bởi ông bà ta tâm niệm rằng cúng những đồ không ngon như vậy thì linh hồn không “quen” mà quanh quẩn ở nhà mình.

    phong-tuc-thang-bay-am-lich-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-3

    Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong

    phong-tuc-thang-bay-am-lich-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-4

    phong-tuc-thang-bay-am-lich-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-5

  • 3

    Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ (Ngày rằm tháng Bảy)

    Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược–theo nghĩa tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

    phong-tuc-thang-bay-am-lich-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-6

    Lễ Trùng Dương ở Trung Quốc- 300 học sinh rửa chân cho ông bà, cha mẹ

    Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bẩy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.

    phong-tuc-thang-bay-am-lich-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-7
    Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…

     phong-tuc-thang-bay-am-lich-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-8

    Không riêng gì với mỗi Phật tử chúng ta, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp háo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà được hình thành.

    Báo hiếu là sự biểu hiện phẩm hạnh dạo đức của mỗi con người chúng ta. Trong xã hội, luôn luôn tồn tại hai hoạt động mang ý nghĩa dường như trái ngược nhau song lại gắn bó chạt chẽ với nhau đó là làm ơn (ân) và trả (báo) ơn (ân). Người xưa đã đạy: “Có hai điều dứt khoát phải làm, một là phải quên đi khi mình giúp đỡ người khác, hai là phải ghi nhớ, phải trả ơn khi người khác giúp mình”. Hành động làm ơn và trả ơn là không thể thiếu được trong bất cứ xã hội nào bởi trong cuộc sống con người đâu có tồn tại một cách độc lập, mà họ luôn tồn tại trong mối tương quan, trong sự gắn kết giữa các cá nhân với các chủ thể khác.

Comments