Tại sao nói trai mùng Một, gái hôm Rằm?
(Giúp bạn) - Dân gian vẫn có câu: “Trai mùng một, gái hôm rằm”. Quan niệm này liệu có cơ sở? Phải chăng, tất cả những bé nam sinh ngày mùng một, bé gái sinh ngày rằm đều có tính cách khác thường?
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều.
Theo đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch, mặt trời theo dương lịch. Sức hút của mặt trăng gây ra trạng thái “thủy triều sinh học” trong cơ thể con người, khiến chất lỏng trong cơ thể thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị (tu vi) rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh. “Đồng thời, ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác”, ông Khanh nói.
Khoa học và dịch lý học giải thích rằng, nguồn khí âm thái quá của ánh trăng trong ngày rằm là căn nguyên tạo ra trạng thái thần kinh không quân bình, dẫn tới tính khí thất thường, ngang ngạnh, u tối hay tâm lý bất ổn, hoảng loạn. Như thủy triều ngoài đại dương, sức hút của mặt trăng đã gây ra trạng thái “thủy triều máu”, “thủy triều sinh học” trong cơ thể con người. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh và là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vụ tai nạn, tự tử, ngộ sát, phạm tội…
Mặc dù thừa nhận quan niệm dân gian cũng có một phần cơ sở khoa học (xét trong mối quan hệ giữa ánh trăng với thủy triều) song ông Doãn Phú, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người lưu ý đó mới chỉ là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến tính cách trẻ sinh ra trong hai đêm đó. “Còn cơ bản, tính cách ấy chịu sự chi phối bởi những quan niệm vốn đã tồn tại hàng trăm năm nay”, ông Phú nói.
Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm (ngày sóc và ngày vọng). “Những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi như là “lộc”. Họ cũng sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào (tu vi) thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi).
Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác. Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, là “trung tâm vũ trụ” và ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu”, ông Phú cho hay.
Dưới góc độ lý học Đông Phương
Mỗi người sinh ra đều chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian (tượng trưng là các chòm sao). Theo đó, Mặt Trăng tượng trưng bởi sao Thái Âm mang năng lượng âm. Vào ngày rằm khi trăng tròn, Thái Âm sẽ vượng nhất, năng lượng âm đạt cực đại, con gái sinh vào ngày này sẽ là cực âm thành ra cá tính, khó dạy dỗ.
Với con trai sinh mùng một cũng vậy, nếu ngày rằm coi là khí âm vượng thì ngược lại ngày mùng một khí dương thịnh nhất. Con trai sinh vào ngày này đạt cực dương, nhất là sinh ban ngày thì dương thái quá. Cũng cá tính nên khó nuôi. Nên các cụ có câu “trai mùng một, gái ngày rằm” chính là ở ý này.
Quan niệm dân gian đa phần được đúc kết qua thực tế nhiều thế hệ để mọi người chiêm nghiệm. Tính cách của đứa trẻ đôi khi còn phụ thuộc môi trường sống và cả cách giáo dục. Bác Hồ ta đã dạy: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Lời khuyên của tôi là không nên quá lo sợ mà can thiệp thái quá, ép sinh ép nở gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sức khoẻ của mẹ và con.
Theo Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên