Tằng Cẩu - nét đặc sắc trong hôn nhân của người Thái

00:22 12/02/2014

(Giúp bạn)Người Thái là một trong những tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Cùng với người Việt (người Kinh), hôn nhân của người Thái cũng phong phú và đa dạng với những phong tục, tập quán đặc sắc đi kèm. Một trong những nét đẹp trong hôn nhân của người Thái đó là tục “Tằng cẩu”.

  • 1

    Văn hóa và hôn lễ của người Thái

    Sinh sống và cú trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, từ xa xưa người Thái đã sáng tạo lên một bản sắc văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng mang đậm dấu ấn của một tầng văn hóa thấp – nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Nền văn hóa đó nổi tiếng với những “xống chụ xôn xao”, “khốn Lú nàng Ủa”  hay lễ cúng cơm mới, lễ hội bản xên, bản mường, lễ tiễn đưa người khuất về “mường trời”… và cả tục “Tằng cẩu” của cô dâu Thái.

    Tục “Tằng cẩu” chỉ diễn ra phổ biến ở cô dâu người Thái đen. Đây là nghi lễ bắt buộc của cô dâu Thái trước khi về nhà chồng. Xưa kia, trai gái Thái 13, 14 tuổi đã lấy nhau nhưng ngày nay xã hội phát triển, mười tám, đôi mươi nam thanh nữ tú Thái mới bắt đầu bén duyên nên nghĩa vợ chồng. Hôn lễ của người Thái tuy theo chế độ phụ hệ nhưng vẫn tồn tại tục ở rể, gửi rể.

    tang-cau-net-dac-sac-trong-hon-nhan-cua-nguoi-thai-1

     Lễ cưới của người Thái rất long trọng và đầy đủ các nghi lễ theo đúng phong tục xưa truyền lại. Nhưng trước ngày cưới, nhà trai sẽ chuẩn bị 1 sải khăn piêu, khít, đôi vòng tay và hoa tai bạc, nhẫn vàng hoặc bạc, trâm cài tóc, chiếc gương nhỏ, chiếc lược sừng và 1 lọn độn tóc đem sang nhà gái tặng cô dâu để làm lễ “Tằng cẩu”.
     
  • 2

    Các bước trong nghi lễ Tằng cẩu

    Sáng ngày làm lễ “Tằng cẩu”. Đó là một buổi sáng đẹp trời, sương lạnh đã tan, ánh mặt trời rực rỡ lan tỏa khắp núi rừng và bản làng người Thái thì nhà trai cử một đoàn sang nhà gái gồm những thiếu nữ trẻ đẹp và các thiếu phụ khỏe mạnh, tháo vát, am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán và thông thạo động tác búi tóc ngược cho cô dâu mới. Phía nhà gái cũng có số người tương ứng, trong đó có hai thiếu nữ làm phù dâu, thường là bạn thân của cô dâu.

     Lễ “Tằng cẩu” được bắt đầu diễn ra với nghi lễ gội đầu cho cô dâu mới. Chính tại Ta bản (bờ suối), hai cô gái phù dâu sẽ giúp  nàng dâu trẻ xoã tóc và gội đầu bằng Nặm Khảu má (nước ngâm gạo nếp) đựng sẵn trong ống tre nứa cùng với nước đun lá bưởi, lá xả, tre ngà, hương nhu, long não. Dưới làn nước trong mát của dòng suối, cô dâu xák phom (rũ tóc) với ý niệm nước suối cuốn trôi đi tất cả những gì mòn cũ của ngày quá khứ và để được nhẹ nhàng, thanh sạch bước qua một cuộc sống mới. Gội đầu xong, sau đó vấn tóc quanh đầu rồi cùng chúng bạn trở về bản.

    tang-cau-net-dac-sac-trong-hon-nhan-cua-nguoi-thai-2

    Từ chân cầu thang, cô được đón rước và bước chậm rãi từng bậc lên nhà sàn. Đến Tang chan (ngoài sàn) cô ngồi vào giữa một hàng ghế mây, hướng về phía mặt trời mọc. Hai thiếu nữ phù dâu cùng phụ nâng khay đựng đồ trang sức do nhà trai mang sang, còn Nai cẩu, người được chọn để Tằng cẩu cho cô dâu, đứng ở phía sau lưng cô, nhẹ nhàng chải tóc rồi dùng hai tay vuốt ngược tóc từ phía sau gáy lên kèm theo lọn tóc độn và búi cuốn chặt lại từ trái sang phải hoặc ngược lại.

    Khi búi tóc đã hoàn chỉnh, nai cẩu khẽ nâng chiếc trâm bằng bạc xuyên búi tóc để giữ cho cẩu không thể xổ rối tung và chiếc trâm bạc xinh xắn nổi bật trên nền đen óng mượt của búi tóc cô dâu mới.

    Lễ Tằng cẩu xong, nai cẩu khẽ hát những lời dặn dò yêu thương và chúc mừng hạnh phúc cho tình yêu đôi lứa:

    "Mái tóc dài, chải cho mượt
    Búi ngược lên thành “Tằng cẩu”
    Từ nay về sau, người đã có chồng
    Nước không đổi dòng
    Lòng không đổi hướng, con ơi".
     


     

Comments