Thành cổ Lệ Giang nơi giao thoa các nền văn hóa Hán, Tây Tạng, Bạch và Naxi

14:02 13/11/2015

(Giúp bạn) - Khu vực Lệ Giang nổi tiếng là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động thực vật quý và là khu bảo tồn thiên nhiên hùng vĩ. Nước từ các sông băng, tuyết tan từ trên núi chảy xuống tưới tiêu cho ruộng đồng và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nơi đây.

THÀNH CỔ LỆ GIANG

Thành cổ Lệ Giang với 800 năm tuổi là nơi cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc Naxi tỉnh Vân Nam, thành phố này nổi tiếng bởi sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên, những công trình kiến trúc tinh xảo và những tiện nghi của đời sống đô thị. Nằm trong một thung lũng rộng rãi, phì nhiêu ở phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam, thành cổ Lệ Giang đã từng là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của dân tộc Naxi và của các dân tộc thiểu số khác trong vùng trong suốt hơn 8 thế kỉ.

 

Figure 1: Bản đồ tỉnh Vân Nam với Lệ Giang được tô đậm

Khoảng thời kì đầu của triều nhà Nguyên (1206 - 1368), thành cổ Lệ Giang đã được xem là một thị trấn. Bắt đầu từ năm 1253, người Naxi ở vùng Lệ Giang đã phát triển một hệ thống xã hội độc đáo với những tập tục và đặc trưng văn hóa riêng biệt đặt dưới sự cai trị kiểu cha truyền con nối của các thủ lĩnh tộc người Mục. Vào thế kỉ 18, những nhà cai trị triều Thanh đã cho thi hành chính sách tương tác văn hóa, tộc người Naxi đã lựa chọn theo các tập tục văn hóa của người Tây Tạng và người Hán. Mặc dù chịu tai họa đau thương của một số lần động đất, song cho đến nay thành cổ Lệ Giang hầu hết vẫn giữ lại được những cấu trúc nguyên thủy của mình.

 

Figure 2: Old city Channels in Lijiang

Thành cổ Lệ Giang được bao bọc bởi dãy núi Ngư Long quanh năm tuyết phủ, như một bài dân ca mô tả dãy núi Ngư Long là: “có 4 mùa trên một ngọn núi” và “cứ 10 dặm là phong cảnh lại thay đổi”.

Khu vực Lệ Giang nổi tiếng là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động thực vật quý và là khu bảo tồn thiên nhiên hùng vĩ. Nước từ các sông băng, tuyết tan từ trên núi chảy xuống tưới tiêu cho ruộng đồng và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nơi đây.

Khắp nơi trong thành cổ là những tòa nhà độc đáo được truyền cảm hứng sáng tạo từ thiên nhiên nên cũng rất hòa hợp với thiên nhiên. Những di tích văn hóa kể cả văn hóa vật thể và phi vật thể nơi đây cũng rất phong phú và đa dạng. Ở những vùng lân cận quanh thành cổ Lệ Giang là quê hương của các làn điệu dân ca Shuhe và Baisha nổi tiếng, đồng thời cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như tháp Ngũ Phụng ở đền Phú Quốc, Cung điện Đại Ngọc và Tòa Lễ Đường bằng kính.

 

Figure 3: Sùng Thánh Tự

Đông Ba là ngôn ngữ mà người Naxi sử dụng trong việc biên soạn kinh thánh của họ và là ngôn ngữ duy nhất vẫn còn sử dụng hệ chữ tượng hình trên thế giới hiện nay. Chữ viết Đông Ba được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong khu vực Lệ Giang và được biết đến như là “Bộ bách khoa toàn thư của dân tộc Naxi”. Bộ kinh thánh của người Naxi bao gồm hơn 20.000 tập, ghi chép lại lịch sử và nền văn hóa của người Naxi, trong số đó có bộ kinh Cuomo, là một tuyển tập miêu tả về các câu chuyện những bước phát triển, trang phục, nghệ thuật sân khấu, các loại nhạc cụ phục vụ cho rất nhiều các điệu múa cổ điển Đông Ba.

Lệ Giang không chỉ là trung tâm văn hóa của người Naxi mà còn là nơi gặp gỡ của các nền văn hóa Hán, Tây Tạng, Bạch và Naxi. Nhờ học hỏi từ nhiều dân tộc thiểu số khác, nên người Naxi đã làm giàu thêm cho nền văn hóa độc đáo của dân tộc mình, đồng thời phát triển hệ chữ viết tượng hình, các bài hát, các điệu nhảy cũng như nền nhạc kịch độc đáo của họ.

Comments