Thứ Sáu ngày 13, tại sao lại là ngày đen đủi? (Phần 1)
(Giúp bạn) - Thứ Sáu ngày 13 của bất kỳ tháng nào trong bất kỳ năm nào được xem như một ngày kém may mắn ở nhiều nước phương Tây, điển hình tại Anh Quốc, Đức, Bồ Đào Nha. Điều tương tự còn bắt gặp cả những nơi khác trên thế giới như tại Hy Lạp và Tây Ban Nha. Nỗi ám ảnh của mọi người về Thứ Sáu ngày 13 đã được gọi làparaskavedekatriaphobia, một câu bắt nguồn từ những từ móc nối vào nhau của người Hy Lạp: Παρασκευή, δεκατρείς và φοβία, nghĩa là "Thứ Sáu, số thứ tự thứ 13, sự sợ hãi/ám ảnh từng người. Đánh vần xen kẽ nhau các từ nói trên có thể tổ hợp thành các từ paraskevodekatriaphobia, paraskevidekatriaphobia, hay friggatriskaidekaphobia và là một hình thái đặc biệt của triskaidekaphobia (nỗi ám ảnh về con số thứ 13).
Dossey, tác giả cuốn Holiday Folklore, Phobias and Fun, cho biết nỗi sợ bắt nguồn từ thời cổ đại, khi số 13 và thứ Sáu - hai điều mang lại vận đen kết hợp với nhau thì tạo nên một ngày vô cùng bất hạnh. Trước đây, mặc dù số thứ tự 13 được xem như là xui xẻo và ngày thứ Sáu được xem là ngày đen đủi, đã không có mối liên kết nào giữa chúng. Những tài liệu đầu tiên đề cập đến "Thứ Sáu, ngày 13" được nghe chung chung xuất hiện vào đầu những năm 1900.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên có những dẫn chứng phổ biến hiện hữu xung quanh nguồn gốc của khái niệm:
- "Bữa ăn cuối cùng" (The Last Supper), với câu chuyện Giuđa là vị khách thứ 13 và ngày Chúa Giê-Su bị đóng đinh là ngày thứ Sáu.
- Điều khác cũng thuộc Kinh Thánh là Eva đã tặng Adam trái cây vào ngày thứ Sáu và Abel bị giết cũng xảy ra vào ngày thứ Sáu.
- Sự khởi đầu vào ngày thứ Sáu (13 tháng 10 năm 1307), kỳ hạn những Hiệp sĩ Công giáo trong hội Hiệp sĩ dòng Đền đã bị bắt giữ cùng lúc tại Pháp bởi những thuộc hạ của vua Philippe IV.
- Con số 13 cũng bắt nguồn từ một truyền thuyết của Na Uy về 12 vị thần dự tiệc tại thiên đường Valhalla. Khi đó một vị khách không mời thứ 13 xuất hiện, thần tinh quái Loki. Tại đó, Loki đã ngầm liên kết vớiHoder, thần bóng tối, bắn thần Balder xinh đẹp, vị thần mang lại niềm vui và hạnh phúc, bằng một mũi tên tẩm độc tầm gửi. Balder chết và cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh.
Ảnh minh họa
Trường hợp của Hy Lạp, thứ Sáu ngày 13 tháng 4 năm 1204 là ngày mà Constantinopolis bị những kẻ tử vì đạo cướp bóc trong cuộc Thập Tự Chinh lần thứ 4.
Một số sự kiện đã xảy ra trong Thứ Sáu ngày 13
Từ thời cổ đại, trong nhiều nền văn hóa, người ta đã coi con số 13 là một con số đem đến xui xẻo và chết chóc. Việc người ta “kì thị” con số này thể hiện ở rất nhiều việc như những tòa cao ốc không có tầng 13, các bệnh viện không có phòng số 13, các sân bay không có cổng đón khách số 13, trên các máy bay không có ghế ngồi số 13, ca bin số 13 cũng không xuất hiện trên tàu thủy. Một lý do được đưa ra để lý giải cho điều này là việc số 13 đứng ngay sau số 12, một con số được coi là đẹp và hoàn hảo. Vì vậy mà chúng ta có 12 tháng trong năm, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 tông đồ của Jesus…
Ảnh minh họa |
Ngày thứ 6 cũng “chịu tiếng xấu” khi xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết. Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn địa đàng vào ngày thứ 6, sau khi nếm thử Trái Cấm. Trận Đại hồng thủy Chúa dùng để trừng phạt loài người xảy ra vào thứ 6, ngôi đền của Solomon bị hủy diệt vào ngày thứ 6, và không thể không kể đến, ngày Chúa Jesus bị đóng đinh vào cây thánh giá cũng chính là ngày thứ 6. Thủy thủ là những người cực kì mê tín trong vấn đề này, họ thường không ra khơi vào ngày thứ Sáu. Theo một số các truyền thuyết hư cấu, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa một chiếc thuyền (có tên H.M.S Thứ Sáu) vào hoạt động vào năm những năm 1800 để trấn an sự sợ hãi. Hải quân đã chọn ra khơi vào ngày thứ Sáu, khai trương chiếc thuyền vào ngày thứ Sáu, và thậm chí chọn cả vị thuyền trưởng tên là Jame's Friday để điều hành con tàu. Sau đó, vào một sáng thứ Sáu, con tàu khởi hành chuyến đi đầu tiên của nó... và mất tích mãi mãi.
Ảnh minh họa |