Linh hồn có thật hay không?

00:19 12/02/2014

(Giúp bạn)Những người theo chủ nghĩa duy vật cho rằng, thế giới vốn chẳng có ma quỷ, nhưng thực tế cũng có nhiều chứng cứ khá thuyết phục về sự tồn tại linh hồn.

  • 1

     Linh hồn có tồn tại?

    Trong các tác phẩm văn học, những câu chuyện thần thoại, hay trong các truyền thuyết ở các nước trên thế giới, chúng ta đều có thể thấy sự xuất hiện của “hồn ma”. Ở các câu chuyện truyền miệng, “hồn ma” thường là người quen, bà con thân thích, bạn bè đã chết bỗng xuất hiện trở lại với hình thù đáng sợ, hoặc là nói chuyện với người sống, hoặc là chửi mắng người sống, báo thù... khiến những người “mắt thấy tai nghe” hoảng hốt, sợ hãi.

    Nhà văn nổi tiếng Mỹ, Hop-san đã từng kể lại những câu chuyện khiến người ta tin vào sự tồn tại của “hồn ma”. Ông kể rằng đã mấy lần liên tục cùng với người đã chết đọc sách trong một thư viện, hơn nữa linh hồn người đã chết hiện ra sống động khiến ông kinh ngạc vô cùng.

    Hay như trong câu chuyện mang tựa đề “Hồn ma của bà Vi-ro” được viết vào năm 1705 cũng có tình tiết để lại ấn tượng sâu sắc cho người nghe. Câu chuyện kể, bà Vi-ro đến thăm bà Ba-co-lip sau khoảng thời gian hai năm rưỡi họ không gặp nhau. Hai người đã nói chuyện với nhau hai tiếng đồng hồ, rồi bà Vi-ro ra về lúc 1h45 thứ bảy ngày 8/9/1705. Hai hôm sau, bà Ba-co-lip đến thăm hai vợ chồng thượng úy Vo-san, là họ hàng của bà Vi-ro thì nhận được tin bà Viro chết vào trưa thứ 6 tuần trước. Điều đó có nghĩa là bà Vi-ro đến thăm bà Ba-co-lip sau khi chết một ngày.

    Những câu chuyện kể về hồn ma đăng tải trên sách, báo lúc đầu không thu hút được nhiều sự chú ý. Vấn đề “hồn ma” có tồn tại hay không được đem ra tranh luận nhiều hơn khi có sự xuất hiện của những “bức ảnh linh hồn”.

    linh-hon-co-that-hay-khong-1

    Việc chụp ảnh linh hồn lừa đảo đã có từ năm 1860, khi đó là một nghề rất dễ kiếm tiền. Tuy nhiên, một số trường hợp dường như có thật, khiến người ta khó bác bỏ khả năng “hồn ma” tồn tại. Ví dụ như phu nhân Lin-côn có một lần đi chụp ảnh đã công nhận nhà nhiếp ảnh Uy-li-am Mu-xân là người đầu tiên chụp được linh hồn. Trong một bức ảnh Uy-li-am Mu-xân chụp được lờ mờ hiện lên hình ảnh của Tổng thống Lin-côn đã quá cố.
    Bà Mabel Chinnery (người Anh) đi thăm mộ mẹ vào mùa xuân năm 1959, đã chụp bức ảnh người chồng ngồi trong xe. Điều kỳ lạ là sau khi rửa ảnh thì thấy xuất hiện hình ảnh một người phụ nữ ngồi ở ghế phụ lái. Bà Mabel Chinnery và những người thân cho rằng đó là người mẹ quá cố của bà. Sau đó, khi bức ảnh được đăng trên báo địa phương, rất nhiều người quen mẹ ông trước kia đều thừa nhận, người phụ nữ đó chính là mẹ của bà. Tuy vậy, chiếc ô tô đó chỉ mới được mua sau khi bà mẹ qua đời.

    Thêm một ví dụ khác là câu chuyện của một luật sư người Anh kiêm nhiếp ảnh gia nghiệp dư tên James. Nhân kỳ nghỉ 6 tuần lễ, anh đi du lịch Nam Phi, mang theo một chiếc máy ảnh. Anh đã chụp 120 kiểu ảnh nhưng vì lúc đó không có thiết bị rửa tráng tại chỗ, James mang về nhà ở nước Anh. Khi kiểm tra thì phát hiện có 43 kiểu bị hỏng, 17 kiểu còn lại thấy những khuôn mặt đặc biệt hoặc hình người trong suốt, xung quanh như bị trùm một màn khói mỏng.

    James cho rằng có một việc quái lạ đã xảy ra. Anh kiểm tra lại 17 tấm ảnh một cách tỷ mỉ thì thấy, có 8 kiểu có hiện hình người, là một đám đông thổ dân, mà những thổ dân đó khi chụp ảnh James không nhận thấy. Khi dùng kính hiển vi để soi thì thấy trong đám thổ dân có một người phụ nữ bế trẻ con. James gặp người phụ nữ và đứa trẻ đó trước lúc chụp ảnh một lần ở nơi cách chỗ anh chụp kiểu ảnh lạ khoảng 100 dặm Anh.

    Kỳ lạ hơn, trong 9 kiểu còn lại, có 3 kiểu lại hiện hình bạn của anh, mà lúc anh đi du lịch ở Nam Phi thì những người bạn đó đang ở Anh quốc. James không hiểu tại sao những người bạn của anh lại xuất hiện trong những kiểu ảnh này.

    linh-hon-co-that-hay-khong-2

     

  • 2

    Linh hồn không tồn tại?

    Năm 1963 nhà nghiên cứu việc qua đời của nhân loại, ông Mo-ry trong cuốn sách “Một trăm năm đầu của tôi” đưa ra một “giả thuyết, giả định” cho rằng ma “là một hình thức chụp ảnh” hoặc “là một sự ghi chép nguyên chất nào đó trong môi trường do ánh sáng tạo ra”. Ông đem quá trình đó đối chiếu với nguyên lý chụp ảnh và phân tích: “Tuy sóng ánh sáng qua quá trình xử lý nào đó, có thể ghi lại nhưng không thể hiện ra được, trên phim vẫn chỉ là một màu trắng trống rỗng. Tôi cho rằng, hồn ma chẳng qua cũng chỉ như vậy... Một điểm nữa là ma chỉ có thể xuất hiện trong phạm vi hữu hạn nào đó. Nếu như hồn ma đột nhiên mất đi, thì đại khái cũng có thể vì một cơn gió thổi tan đi những hạt nhỏ của không khí mà trên đó được giữ hình ảnh. Ngoài ra còn có một điểm tương tự với chụp ảnh là, ma dường như cũng “phai màu” dần theo sự lưu chuyển của ánh sáng, và số lần xuất hiện giảm dần. Đến cuối thời kỳ tồn tại thì ma chỉ còn có thể xuất hiện trong hoàn cảnh rất đặc thù của bầu khí quyển, như trước lúc giông tố”. Ông Mo-ry tuyên bố rằng ông tin có ma thật.

    linh-hon-co-that-hay-khong-3

    Tuy nhiên, nếu dùng quan điểm duy vật để bàn việc có tồn tại hồn ma không, thì sẽ có những nhận định khác hẳn. Những người theo chủ nghĩa duy vật cho rằng, thế giới vốn chẳng có gì là ma quỷ cả, người ta chết tức là đánh dấu sự kết thúc chặng đường du lịch trên cõi đời, không thể xuất hiện lại trên thế gian trước hình thức hồn ma được. Những kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại cũng không có cách gì để chứng minh được sự tồn tại của hồn ma.
    Trong các môn khoa học, chỉ có sự giải thích của bệnh học tinh thần là có thể đứng vững. Từ môn khoa học đó mà xét, hồn ma là nguyện vọng của ý thức tiềm ẩn, là cảm nhận tội ác chưa được gột rửa, là những hình thức biểu hiện sau những mảnh nhỏ lẻ của trí tưởng tượng hỗn tạp. Chúng ta tin rằng, tâm lý ý thức tiềm ẩn, đối với hành vi ý thức rất có ảnh hưởng. Bởi vậy, một người tâm thần hoảng loạn, một phụ nữ cô đơn tĩnh mịch, trong đêm mưa gió, có thể ảo tưởng thấy hình ảnh của người chồng quá cố. Cũng giống như vậy, một người tâm lý bất an, một người trưởng thành sống xa đồng loại, trong lúc nguy cấp, cũng có thể gọi lên “hồn ma” của người thân hiền từ đã quá cố từ lâu.

    Người ta cho rằng, các bức ảnh được cho là ghi lại “hồn ma” đều là… trò lừa đảo, là những hình ảnh giả được tạo ra cho giới tâm linh. Thế nhưng con người cũng không phủ nhận tuyệt đối sự tồn tại của hồn ma là bởi, thực tế trên trái đất đã xảy ra nhiều việc mà không cách gì giải thích được. Việc có tồn tại hồn ma hay không hiện vẫn còn là bí ẩn đang được các học giả cố công nghiên cứu.

Comments