Thứ Sáu ngày 13, tại sao lại là ngày đen đủi? (Phần 2)

20:14 04/10/2015

(Giúp bạn) - Thứ Sáu ngày 13 của bất kỳ tháng nào trong bất kỳ năm nào được xem như một ngày kém may mắn ở nhiều nước phương Tây, điển hình tại Anh Quốc, Đức, Bồ Đào Nha. Điều tương tự còn bắt gặp cả những nơi khác trên thế giới như tại Hy Lạp và Tây Ban Nha. Nỗi ám ảnh của mọi người về Thứ Sáu ngày 13 đã được gọi làparaskavedekatriaphobia, một câu bắt nguồn từ những từ móc nối vào nhau của người Hy Lạp: Παρασκευή, δεκατρείς và φοβία, nghĩa là "Thứ Sáu, số thứ tự thứ 13, sự sợ hãi/ám ảnh từng người. Đánh vần xen kẽ nhau các từ nói trên có thể tổ hợp thành các từ paraskevodekatriaphobia, paraskevidekatriaphobia, hay friggatriskaidekaphobia và là một hình thái đặc biệt của triskaidekaphobia (nỗi ám ảnh về con số thứ 13).

Một số sự kiện đã xảy ra trong Thứ Sáu ngày 13:

Thứ sáu ngày 13/10/1307: Vua Philip đệ IV của Pháp đã sai binh lính bắt hàng nghìn thầy tu từng chiến đấu trong thời kỳ Thập tự chinh vì tội thực hiện những hành động trái pháp luật. Không có bất kỳ tội danh nào được chứng minh, song vài trăm người đã bị buộc phải nhận tội do bị bức cung. Hơn 100 người đã chết vì bị tra tấn và hành quyết.

Thứ sáu ngày 13/8/1521: Quân đội Tây Ban Nha tiêu diệt đế chế Aztec, đổi tên thủ đô Tenochtitlán của đế chế suy vong thành Mexico City. Thứ 6 ngày 13 năm này đã đánh dấu sự kết thúc của đế chế huy hoàng Aztec.

Thứ sáu 13/9/1940: 5 quả bom của phát xít Đức rơi trúng cung điện Buckingham và phá hủy nhà thờ trong cung điện.

Thứ 6 ngày 13-7-1951 tại Kansas những cơn mưa lớn đã làm cho nước sông ở đây đột ngột dâng cao. Như một kết quả tất yếu, nước sông dâng lên quá nhanh đã tạo thành một trong những cơn lũ lớn nhất trong lịch sử, được biết với cái tên “Great Flood”. Nó đã làm ngập hoàn toàn 2 triệu mẫu (tính theo đơn vị Anh) tại Kansas, giết chết 24 người và gây thiệt hại tới 760 triệu USD.

 

“Great Flood” xảy ra vào đúng thứ 6 ngày 13

Thứ sáu ngày 13/6/1952: Thống đốc bang Massachusetts (Mỹ), ông Kyle McArthur đã ra lệnh cấm tất cả ô tô cá nhân lưu thông trong ngày này. Lệnh cấm này của thống đốc buộc người dân phải sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Hậu quả là 9 chiếc xe buýt đâm vào nhau ở thành phố Boston. Tất cả xe buýt gặp nạn đều quá tải vì chở nhiều hành khách.

Thứ sáu ngày 13/3/1964: Trận động đất lớn nhất trong lịch sử của Bắc Mỹ xảy ra và cướp đi mạng sống của 131 người gần Prince William Sound.

Thứ 6 ngày 13/11/1970: Một cơn bão lớn tại Nam Á giết chết khoảng 300.000 người ở Chittagong, Bangladesh. Những trận lũ lụt do bão gây nên cũng khiến khoảng 1 triệu người ở vùng châu thổ sông Hằng mất mạng.

Thứ 6 ngày13 tháng 10 năm 1972: Một chiếc máy bay đã rơi ở vùng Andes và những hành khách còn sống sót đã kể lại: họ đã phải ăn thịt người. Hay nói cách khác là họ đã phải ăn thịt những hành khách đã chết, để tồn tại trước khi được giải cứu 2 tháng sau đó. 

 

Những hành khách may mắn thoát chết kể lại, họ đã phải ăn thịt người để sống sót.

Thứ 6 ngày 13/7/1987: Một cơn lốc vòi rồng mạnh đã càn quét Edmonton, Alberta, giết chết 27 người và làm bị thương ít nhất 300 người.

Ảnh minh họa

Thứ 6 ngày 13/1/1989: Virus mang tên “Thứ 6 ngày 13” tấn công vài trăm máy tính của hãng IBM trên lãnh thổ nước Anh, phá hủy các file chương trình. Dư luận thế giới hoang mang bởi vào thời điểm đó người ta chưa từng chứng kiến việc virus máy tính tấn công trên diện rộng.

Vào thứ 6 ngày 13 tháng 3 năm 1992 ở Thổ Nhĩ Kì đã xảy ra một trân động đất lớn đã lấy đi sinh mạng của hơn 2000 người và có khoảng 50.000 người đã mất nhà cửa. Đây được coi là một thiên tai mang đến thiệt hại nặng nề nhất của Thổ Nhĩ Kì trong những thập kỉ qua 

 

Trận động đất được coi là thiên tai nặng nề nhất trong lịch sử Thổ nhĩ Kỳ cũng xảy ra vào thứ 6 ngày 13

Ảnh minh họa

Thứ 6 ngày 13 tháng 8 năm 1993: Royal Plaza Hotel đã từng là niềm tự hào của thành phố Nakhon Ratchasima ở Thái Lan, nhưng tất cả đã thay đổi vì một sơ suất của kỹ sư đã dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của tòa nhà. Không thể duy trì được trọng lượng của mình, cả kiển trúc đồ sộ đã rơi xuống mặt đất trong vòng vài giây và dẫn đến cái chết của 137 người và  227 người khác bị thương.

Ngoài một số sự kiện nổi bật như trên, cũng có nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận lượng tai nạn tăng đột biến một cách bất thường vào thứ 6 ngày 13. Liệu những điều này có một căn cứ khoa học xác đáng nào hay không, có vẻ đó là một câu hỏi vẫn còn đang để ngỏ. Nhưng thứ 6 ngày 13 vẫn tiếp tục mang đến nỗi lo ngại cho rất nhiều người trên thế giới, đồng thời cũng là chủ đề được yêu thích trong rất nhiều bộ phim và tiểu thuyết nổi tiếng. 

Tác động đến cuộc sống

Tại phương Đông, những quan niệm “mê tín” về thứ 6 ngày 13 cũng dần trở nên phổ biến khi giao lưu văn hóa Đông - Tây ngày càng sâu rộng.

Nỗi sợ mơ hồ này bắt nguồn từ thời cổ đại, khi đó, người ta bắt đầu tin rằng thứ 6 và ngày 13 nếu kết hợp với nhau sẽ tạo nên một ngày đen đủi, bất hạnh.

Hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 là một hội chứng tâm lý phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia phương Tây. Hội chứng này có một cái tên khoa học khá dài và rắc rối là “friggatriskaidekaphobia”. Đây là từ ghép của từ “Frigg” - một vị nữ thần của người Na Uy, đồng thời là tên gọi của ngày thứ 6 cùng với từ “triskaidekaphobia” - từ chỉ nỗi sợ con số 13.

Mỗi năm, thế giới thiệt hại khoảng 700-800 triệu đô la vì mỗi thứ 6 ngày 13. Vào những ngày này. nhiều người “mê tín” sẽ hạn chế ra ngoài, hạn chế những công việc làm ăn, vì vậy hoạt động giao dịch, luân chuyển tiền tệ trong thứ 6 ngày 13 giảm hẳn. Thậm chí, nhiều hãng bay còn ghi nhận hiện tượng nhiều khách hủy chuyến bay trong ngày này.

Vài người đã bị tê liệt bởi sự sợ hãi và họ đơn giản là sẽ không thể bước ra khỏi chiếc giường khi thời gian ngày thứ Sáu ngày 13 chưa trôi qua. Trung tâm Kiểm soát sự gây stress (The Stress Management Center) và Viện Nghiên cứu những Ám ảnh (Phobia Institute) ước lượng có hơn 17 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi sự sợ hãi vào ngày này. Cuốn Tạp chí Y học Anh quốc có kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự gia tăng quan trọng những vụ tai nạn giao thông vào thứ Sáu ngày 13.

Có một đặc điểm khá huyền bí (ít nhất trong những năm gần đây) liên quan đến hiện tượng thiên văn: hiện tượng nhật thực bắt xảy ra rơi vào thứ Sáu ngày 13 tháng 7 năm 1984 và 13 tháng 2 năm 1987.

Thiên thạch 99942 rất có thể sẽ có cuộc va chạm vào Trái Đất ngày thứ Sáu 13 tháng 4 năm 2029.

Ảnh minh họa

Vào thứ 6 ngày 13 tháng 3 năm 1992 ở Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra một trân động đất lớn đã lấy đi sinh mạng của hơn 2000 người và có khoảng 50.000 người đã mất nhà cửa. Đây được coi là một thiên tai mang đến thiệt hại nặng nề nhất của Thổ Nhĩ Kỳ trong những thập kỉ qua.

Thứ 6 ngày 13 của bất kỳ tháng nào trong bất kỳ năm nào cũng đều bị xem như một ngày kém may mắn ở nhiều nước phương Tây, điển hình là tại Anh, Đức, Bồ Đào Nha… Điều tương tự còn bắt gặp cả ở những khu vực khác trên thế giới.

Hơn hết thảy, minh chứng rõ ràng nhất cho nỗi sợ con số 13 chính là hơn 80% các tòa nhà cao tầng ở phương Tây không có tầng thứ 13, nhiều sân bay không có cửa số 13 và bệnh viện cũng không có phòng số 13.

Vậy ý niệm về thứ 6 ngày 13 bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời là bắt nguồn từ tôn giáo xa xưa. 

Trước hết, trong bữa tối cuối cùng của Chúa có 13 người. Tông đồ Judas đã phản bội Chúa sau bữa tối này. Bên cạnh đó, Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự vào một ngày thứ 6. Ngoài ra, nhiều học giả cũng tin rằng Eva đã khiến Adam ăn trái cấm vào một ngày thứ 6.

Ảnh minh họa

Bộ luật Hammurabi cổ xưa của thành quốc Babylon cổ đại cũng không có điều luật số 13. Người Ai Cập cổ đại thì coi giai đoạn thứ 13 trong cuộc đời chính là giai đoạn sống sau khi con người… đã chết.

Ngoài ra, con số 13 còn hay xuất hiện trong những câu chuyện không may. Chẳng hạn như trong thần thoại Na Uy, 11 người bạn thân của thần Odin - người sinh ra tất cả các vị thần khác - một hôm quyết định cùng nhau mở tiệc.

Vị thần Loki là nhân vật thứ 13 xuất hiện tại bữa tiệc. Loki là thần tội ác và hỗn loạn, vì không được mời tham gia dự tiệc nên đã đến phá tan buổi tiệc. Một trong các vị thần là thần Balder - vị thần của niềm vui và hạnh phúc - đã chết dưới tay Loki. Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối tang tóc.

Ảnh minh họa

Hay như chuyện vua Philip IV của nước Pháp từng ra lệnh tử hình nhóm Hiệp sĩ dòng Đền - những nhân vật quyền thế nắm quyền điều khiển dòng tiền lưu thông tại Pháp thời bấy giờ, đơn giản bởi nhà vua đã nợ nhóm này quá nhiều tiền.

Muốn rũ nợ, nhà vua liền tìm cách xử tử họ. Vào thứ 6, ngày 13/10/1307, nhóm Hiệp sĩ dòng Đền bị đem xử tử một cách oan ức. Sự kiện này đã trở thành sự khởi đầu cho những chuyện xui xẻo, tai họa giáng xuống triều đại của vua Philip IV.

Ngoài ra, đời sống xã hội từ Đông sang Tây dường như cũng không ủng hộ con số 13, thay vào đó, người ta ưa chuộng con số 12, một con số dường như đem lại cảm giác về sự hoàn hảo, toàn vẹn. Ví dụ: 12 tháng trong năm, 12 giờ trên mặt đồng hồ, 12 con giáp, 12 tông đồ của Chúa…

Ngoài ra, con số này còn là con số “độ lượng”, “hài hòa”, khi nó có thể có thể chia hết cho nhiều số khác, như 1, 2, 3, 4, 6, 12.

Bằng toán học, người ta đã chứng minh được rằng một năm bất kì có ít nhất một thứ 6 ngày 13 và nhiều nhất là ba ngày. Một năm có ba thứ 6 ngày 13 khi và chỉ khi ngày đầu năm là thứ 5 (đối với năm không nhuận) hoặc Chủ nhật (đối với năm nhuận).

Năm 2015 có 3 Thứ Sáu ngày 13 vào các  tháng 2 và tháng 3 và tháng 11 (13/2, 13/3 và 13/11).

Bạn hãy chờ Thứ 6 ngày 13/11 và chiêm nghiệm nhé!  

Comments