Thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam trên 3 miền (phần 1)

Thu Hằng 21:20 13/01/2017

(Giúp bạn) - Bạn hãy khám phá những thu vị trong phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam trên 3 miền đất nước nhé!

1.Miền Bắc:

Người miền Bắc rất coi trọng Tết Nguyên Đán. Đây không chỉ là dịp để gặp gỡ, vui vầy, mà còn là dịp với nhiều nghi thức, phong tục trịnh trọng để cầu mong một năm mới đầy an lành, may mắn. Người dân thường khá cầu kỳ, mọi phong tục đều có một ý nghĩa riêng.

- Mâm cỗ tết:

Mâm cỗ ngày tết miền Bắc là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Mâm cỗ ngày tết miền Bắc là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Người miền Bắc thường rất coi trọng và cầu kỳ trong việc lựa chọn và chế biến mâm cỗ Tết. Các món ăn cũng được lựa chọn hợp với thời tiết lạnh dịp đầu xuân. Một mâm cơm điển hình không thể thiếu các món như bánh chưng, giò, thịt gà, nem, canh măng, dưa hành... được bày biện đẹp đẽ, tinh tươm. Mâm cơm thể hiện sự quây quần, đủ đầy, mong ước có một năm mới no đủ, thịnh vượng.

- Mâm ngũ quả:

Mâmngũ quả ngày tết miền Bắc là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Mâmngũ quả ngày tết miền Bắc là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Năm loại quả xuất hiện trong nâm cúng của người miền Bắc tượng trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy. Chuối xanh tượng trưng cho hành mộc, như bàn tay hứng lấy may mắn. Quả phật thủ hay quả bưởi có màu vàng là hành thổ, với ý nghĩa đem phúc lộc đầy nhà. Các loại quả đỏ như cam, quýt, hồng là hành hỏa, quả trắng như roi, đào là hành kim và quả đen như mận, hồng xiêm, nho là hành thủy.

- Chơi hoa đào và cây quất:

Chơi hoa đào và cây quất ngày tết miền Bắc là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Chơi hoa đào và cây quất ngày tết miền Bắc là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Màu hồng đỏ của hoa đào là một đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết đến của người miền Bắc. Loài hoa này vừa tạo không khí mùa xuân tươi vui, vừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại may mắn vào năm mới. Loại đào được ưa chuộng nhất là đào bích với bông to, nhiều cánh, màu đậm. Đây là một loại hoa đặc trưng cho ngày tết ở Miền Bắc. Hầu hết ở mỗi nhà, gia chủ đều sắm cho mình một cây đào rất đẹp ở phía trước cửa nhà với nhiều ý nghĩa. Truyền thuyết kể lại rằng, có một cây đào mọc trên phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt tỏa bóng rộng khắp một vùng. Và trên cây đào đó có 2 vị thần là Trà và Uất Lũy trú ngụ để che chở cho dân chúng khắp vùng. Ma quỷ chỉ cần lại gần là đã bị 2 vị thần trừng trị và từ đó chúng không dám tới phá nhiều, sợ cả vị thần và cây đào. Từ đó người ta quan niệm rằng có cây đào sẽ giúp gia chủ có một năm mới an lành và may mắn hơn.

Tuy nhiên, một số gia đình cũng chưng đào rừng, đào phai, vừa thanh nhã, vừa độc đáo. Ngoài ra, trong mỗi gia đình thường có thêm cây quất xum xuê. Người ta thường lựa cây có tán đẹp, đủ cả quả vàng, quả non, lá xanh mướt, hoa... tượng trưng cho sự trù phú, tài lộc, ăn nên làm ra.

- Tục xông đất:

Xông đất ngày tết miền Bắc là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Xông đất ngày tết miền Bắc là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Các vùng phía Bắc Việt Nam có tục xông nhà hay xông đất, tức là chọn người đầu tiên đến nhà sau giao thừa để lấy may. Người được gia chủ mời xông đất thường là người hợp tuổi, khỏe mạnh, thành đạt, tốt tính. Người xông đất sẽ tới thăm nhà, cầu chúc gia chủ những điều tốt đẹp. Chính vì thế, người Bắc thường tránh đi chúc Tết vào sáng sớm, vì lo sẽ trở thành người xông nhà “bất đắc dĩ”, không hợp ý gia đình. 

Comments