Truyền thuyết về các cung hoàng đạo (Phần 2)
(Giúp bạn)Không phải chòm sao nào cũng được tượng trưng bởi một con vật, họ còn là những nữ thần hay những anh hùng trong thần thoại.
Không phải chòm sao nào cũng được tượng trưng bởi một con vật, họ còn là những nữ thần hay những anh hùng trong thần thoại.
- 1
Sư Tử 23/7 - 22/8 (Leo)
Chòm sao Sư Tử đại diện cho một con ác quỷ tên Nemea Lion. Trong thần thoại Hy Lạp, Hercules, người anh hùng xuất hiện trong rất nhiều thần thoại Hy Lạp, nhận lệnh từ vua Eurystheus thành Tiryns phải thực hiện mười hai nhiệm vụ vô cùng hiểm nghèo, mà sau này đã trở thành truyền thuyết mười hai chiến công của Heracles. Nhiệm vụ đầu tiên trong số ấy là chế ngự một con sư tử chuyên ăn thịt người ở rừng rậm Nemea.
Eurystheus muốn chàng đưa da con vật về thành phố để chứng minh chàng đã hoàn thành nhiệm vụ. Hercules tìm con sư tử và thử giết nó bằng cung tên, rồi sau đó bằng gươm, nhưng tên bị lớp da sư tử chặn lại, gươm thì gãy. Vốn là một con sư tử siêu phàm, bất tử với một tấm thân không hề sợ kiếm cung. Hercules bị nó ôm lấy cổ và ghì chặt trên đôi tay với toàn bộ sức mạnh khủng khiếp. Thế cùng, chàng đành phải dùng sức mạnh tự thân để giết nó.
Sau đó, chàng lột da con sư tử và đến giao cho Eurystheus. Euystheus sợ bỏ chạy khi nhìn thấy xác con sư tử. Nhà vua bảo Hercules bỏ nó bên ngoài cổng thành. Heracles dùng da sư tử làm áo khóac và dùng đầu sư tử làm mũ. Linh hồn sư tử được đặt lên bầu trời tức chòm sao Leo. Người Ai Cập thờ phụng sư tử vì Mặt trời nằm ở chòm sao này vào thời gian diễn ra các trận lụt bồi đắp phù sa của sông Nil.
- 2
Xử Nữ 23/8 - 22/9 (Virgo - Trinh Nữ)
Chòm sao Xử Nữ là hình ảnh của một nữ thần. Xử Nữ là biểu tượng của sự trong trắng, thuần khiết và phì nhiêu. Theo thần thoại Hy Lạp, trong “Thời đại vàng”, các nam thần và nữ thần sống trên Trái đất chung với con người (toàn đàn ông). Mọi việc thay đổi khi kỷ nguyên Olympia bắt đầu. Zeus, chúa tể của các vị thần xem con người là sinh vật hạ đẳng. Prometheus, một người Titan bảo vệ cho loài người, đã chống lại Zeus. Ông ăn cắp cả lửa của Olympia và giao nó cho con người.
Tức giận, Zeus xích Prometheus trên đỉnh dãy Caucasus. Để trả thù, Zeus phái Pandor, người đàn bà đầu tiên xuống trần. Người Hy Lạp cổ tin rằng, người phụ nữ là nguồn gốc của sự độc ác và rắc rối. Chiếc hộp của Pandora là biểu tượng cho việc loài người bị hư hỏng do đàn bà. Trong hộp có những hạt giống của tham lam, thù hận, ghen ghét…
Sau khi loài người đã bị nhiễm đầy đủ các tính xấu này, số thần thánh còn lại trên Trái đất lập tức chuyển đến thiên đường. Astraea là vị thần cuối cùng ra đi. Nàng là con gái của Zeus và Themis, đồng thời là chị của Pudicitia tức thần khiêm tốn. Astraea là nữ thần của đức hạnh và công lý, dù sống trên thiên đường nàng vẫn hy vọng có ngày trở lại trái đất. Chòm sao Virgo là biểu tượng của nàng.Cũng có truyền thuyết kể về chòm sao Xử Nữ như sau: Thần Chết Hades (tên khác của Pluto) là em trai của Zeus và Poseidon. Cỗ xe bằng vàng của ông được kéo bởi bốn mã lực. Trong chuyến lên thăm Thiên Đàng như thường lệ, Hades gặp Persephone, con gái của Demeter and Zeus. Hades bắt cóc Persephone đem về Tartarus, phần sâu nhất của vương quốc Hades.
Sâu thẳm dưới lòng đất, Hades sở hữu các mỏ khoáng sản giàu có. Nhưng vật sở hữu yêu thích nhất của ông ta là món quà đến từ Cyclopes: Một chiếc nón tàng hình. Demeter là em gái của Zeus và Hades, và là một trong những nữ thần quan trọng nhất vì bà giữ nhiệm vụ trông coi lương thực và sự phát triển mùa màng. Demeter quẫn trí vì mất con gái. Bà xao lãng nhiệm vụ, quên đi công việc trồng trọt.
Một cơn hạn hán nghiêm trọng xảy ra. Zeus bực mình vì ông sẽ không nhận được đồ cúng tế nếu hạn hán kéo dài. Bằng mọi cách, Zeus thuyết phục em trai Hades từ bỏ Persephone để thiên đàng xanh tươi trở lại. Hades cho phép nhưng từ đó cô phải chia thời gian ở hai nơi thiên đàng và địa ngục, bốn tháng cô ở lại với chồng, thời gian còn lại thăm viếng mẹ ở thiên đàng. Do đó mỗi năm thế giới có một mùa tăm tối và lạnh lẽo, mãi cho đến ngày 21 tháng 3, khi Persephone trở về từ thiên đàng, mang theo mùa xuân trở lại.
Tuy nhiên nữ thần Xử Nữ cuối cùng được xác định chính là nữ thân công lý Astraea.
- 3
Thiên Bình 23/9 - 22/10 (Libra - Cái Cân)
Chòm sao Thiên Bình nguyên thủy vốn là một phần của chòm Xử Nữ, được coi là cái cân mà với nó, Astraea - nữ thần công lý - có thể phân định ra thiện và ác. Ngày xưa, ở thời đại Vàng, lúc mà các vị thần dùng vàng để tạo ra giống người đầu tiên (trong thần thoại Hi Lạp, loài người trải qua 5 thế hệ: Vàng, Bạc, Đồng, Bán thần, và Sắt), cán cân của Astraea luôn hướng về sự công bằng.Con người và muông thú sống hạnh phúc với mùa xuân vĩnh hằng cứ dài suốt hàng năm. Khi thời đại Vàng qua đi, thời đại Bạc được thay thế, là lúc mà con người rất xấu xa và bản ác, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Các vị thần mệt nhọc rút lui về thiên đàng khi sự chịu đựng con người của họ đã khô kiệt. Chỉ mình Astraea còn ở lại với loài người để tiếp tục thực hiện sự công bằng.
Rồi thời đại Đồng lại đến, con người trở nên hung bạo bội phần với những chiến tranh, chém giết. Cán cân của Astraea cứ tiếp tục nghiêng về cái ác, làm cho vị nữ thần này không thể chịu đựng được nữa, cuối cùng cũng rút lui khỏi thế gian về với thế giới Slanper.
- 4
Thần Nông 23/10 - 21/1 (Scorpio - Bọ Cạp)
Theo thần thoại Hi Lạp, cung Scorpius đề cập tới con bọ cạp được nữ thần Hera (hoặc có thể là Gaia) phái đi giết thợ săn Orion.
Tuy nhiên trong một số dị bản khác, thần Apollo mới là người cử bọ cạp đi giết Orion, bắt nguồn từ sự ghen tuông ngày càng lớn của thần với Orion khi thấy Artemis ngày càng quan tâm tới chàng ta. Sau đó, hối hận vì hành động của mình, Apollo đã giúp Artemis treo hình ảnh của Orion lên bầu trời đêm. Tuy nhiên, hình ảnh của bọ cạp cũng được đưa lên trời, và mỗi khi bọ cạp xuất hiện trên đường chân trời thì ở phía bên kia của bầu trời, Orion bắt đầu lặn đi, Orion vẫn luôn phải bỏ chạy khỏi kẻ thù của mình.Bọ cạp cũng xuất hiện trong một dị bản về câu chuyện của Phaethon, đứa con xấu số của thần Mặt Trời Helios. Phaethon đã nài Helios cho phép mình cưỡi cỗ xe ngựa mặt tựa đã hoảng sợ khi trông thấy một con bọ cạp thần khổng lồ hung hãn chặn trên đường đi, và chúng đã kéo cỗ xe di chuyển khắp nơi trên bầu trời, không tuân theo sự điều khiển của Phaethon nữa. Truyền thuyết nói rằng vệt chuyển động của cỗ xe đã tạo ra chòm sao Eridanus. Cuối cùng, thần Zeus đã hất văng Phaethon ra khỏi cỗ xe bằng một tia sét để kết thúc sự hỗn loạn đó.
(Còn nữa ...)