Ăn gì bổ mắt, bổ sung vào thực đơn món ngon cho gia đình
(Giúp bạn)
Theo y học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực là có chứa nhiều chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C (giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, tăng cường thị lực), vitamin E (chống ôxy hóa, giảm nguy cơ cườm mắt), lutein (bảo vệ võng mạc mắt), selenium (chống ôxy hóa, bảo vệ mắt và não).
Theo y học cổ truyền, mắt là khí quan của tạng can (can khai nhiều ở mắt), tinh khí của ngũ tạng, lục phủ đều dồn lên mắt mà thành tinh (tinh thần, tinh hoa).
Mắt là chỗ tinh khí tụ lại. Do mắt và tạng can có quan hệ với nhau nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt; khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hóa dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
Muốn mắt sáng, hoạt động tốt, lâu bền, chậm lão hóa cần phải bổ tạng can, dưỡng huyết phải được đầy đủ. Những thực phẩm có tác dụng bổ can gồm: gan động vật, câu kỷ tử, tang thầm (quả dâu tằm), mè đen, hà thủ ô, đương quy, đại táo, hoài sơn, trứng gà (kê tử), lươn...
Sau đây là một vài món ăn có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, giúp mắt tinh tường:
- Gan gà chưng câu kỷ tử: 60 g gan gà rửa sạch, xắt mỏng. Câu kỷ tử 30 g. Táo đỏ (bỏ hạt) 4 quả. Gừng tươi 2 lát mỏng. Tất cả làm sạch, cho vào bát sành, chưng cách thủy khoảng 2 giờ. Nêm gia vị vừa ăn và ăn lúc đói.
- Gan heo nấu táo đỏ: 60 g gan heo rửa sạch, xắt miếng. Táo đỏ 8 quả. Củ khoai mài 20 g. Tất cả rửa sạch, cho vào bát sành chưng cách thủy 3 giờ. Nêm gia vị vừa ăn và ăn lúc đói hoặc trong bữa cơm.
- Canh gan heo nấu với cải bó xôi: 100 g gan heo rửa sạch, xắt mỏng, ướp gia vị. Cải bó xôi 250 g. Nấu canh ăn trong bữa cơm.
- Canh trứng gà, câu kỷ tử: Trứng gà 2 quả. Câu kỷ tử 30 g. Táo đỏ (hoặc táo đen) 10 quả. Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, cho sôi khoảng 1 giờ rồi cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín. Ăn trong bữa cơm.
- Gan dê nấu cà rốt: 50 g gan dê, 100 g cà rốt rửa sạch, xắt miếng cho vào nồi đất, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa hầm trong 30 phút. Nêm gia vị vừa ăn. Chia 2 đến 3 lần ăn trong ngày.
- Canh cá chạch, mã thầy (củ năn): Cá chạch 100 g làm sạch. Mã thầy 50 g bóc vỏ, xắt lát rồi cho vào nồi đất, cho nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi chuyển nhỏ lửa nấu chín nhừ. Nêm gia vị vừa ăn và ăn lúc còn nóng.
- Canh gan heo nấu bông bí đỏ: Bông bí đỏ 50 g. Gan heo 100 g. Hái bông bí từ sáng sớm rửa sạch. Rửa gan xắt nhỏ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín cho bông bí vào, chớm sôi thì nêm gia vị. Chia ăn 2 lần trong ngày.
Quả bơ
Quả bơ là một trong những loại quả tốt nhất cho mắt do có chứa nhiều lutein - một carotenoid có khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ tại võng mạc (giảm lưu lượng máu đến võng mạc), giúp chống các bệnh về thuỷ tinh thể và thoái hoá mắt. Ngoài ra còn chứa rất nhiều những vitamin bổ dưỡng cho mắt như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, và vitamin E.
Cà rốt
Đây là loại củ từ lâu đuợc biết đến rất bổ dưỡng cho mắt nhờ có nhiều vitamin A.
Trứng
Trong trứng có rất nhiều những chất có lợi cho mắt như vitamin A, zinc, lutein, lecithin, B12, vitamin D, và cysteine.
Cải xanh
Trong cải xanh có nhiều các dinh dưỡng thiết yếu cho mắt như: vitamin C, canxi, lutein, zeaxanthin, và sulforaphane.
Rau chân vịt (rau Spinach) còn được gọi là cải bó xôi, không chỉ chứ nhiều vitamin A mà còn có nhiều dưỡng chất tốt cho mắt như lutein và zeaxathin.
Cải xoăn
Giống như cải bó xôi, cải xoăn cũng có nhiều vitamin A, lutein, và zeaxathin.
Cà chua
Được biết đến chứa nhiều vitamin C và lycopene, hai loại dinh dưỡng rất bổ cho mắt.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa nhiều selenium, một chất dinh dưỡng có khả năng chống lại bệnh đục thuỷ tinh thể và tăng khả năng thị lực.
Tỏi
Trong tỏi có nhiều selenium và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như vitamin C và quercetin.
Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều acid béo omega-3, một chất rất quan trọng cho việc tăng cường thị lực. Ngoài ra trong cá hồi còn có các chất acid Folic, vitamin D, vitamin B6, vitamin B12, và vitamin A.
Mách bạn 2 món canh dưỡng sinh theo Đông y giúp bảo vệ cửa sổ tâm hồn!
Món canh gan vịt nấu rau cần, mộc nhĩ
Nguyên liệu:
- Gan vịt 150g,
- Rau cần 50g,
- Mộc nhĩ 20g,
- Nấm tươi 50g,
- Tỏi,
- Hành tươi,
- Gừng,
- Dầu ăn,
- Muối,
- Rượu trắng lượng vừa đủ.
Cách làm:
- Rau cần cắt khúc.
- Nấm tươi, mộc nhĩ thái chỉ.
- Gan vịt cắt miếng ngâm rượu trắng, muối.
- Đun dầu trong 5 phút, rồi cho gừng, tỏi, nấm, mộc nhĩ xào qua, cho lượng nước vừa đủ đun sôi. Sau đó cho gan vào, thêm gia vị, rau cần, đun sôi là có thể dùng.
Công hiệu:
Bổ gan thận, dưỡng huyết, sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch. Thích hợp với người suy gan mắt mờ, nhìn không rõ, thiếu máu dẫn đến quáng gà. Đây cũng là món canh bảo vệ mắt rất tốt cho trẻ nhỏ.
Canh rau chân vịt gan lợn dưỡng mắt
Nguyên liệu:
- Gan lợn 60g hoặc gan gà ta 2 lạng,
- Rau chân vịt 130g,
- Muối ăn,
- Dầu ăn vừa đủ.
- Cố chỉ, cốc tinh, cam khởi, xuyên khung mỗi loại 15g.
Cách làm:
- Cho 4 vị thuốc vào 1000cc nước dun trong 20 phút cho cô thành canh để dùng.
- Gan lợn rửa sạch, thái miếng mỏng.
- Rau chân vịt rửa sạch, thái khúc nhỏ.
- Dùng ít dầu phi hành tươi cho thơm, sau đó cho nước canh 4 vị thuốc, gan lợn, rau chân vịt vào đun sôi, rồi cho gia vị vừa ăn.
Công hiệu:
Bổ gan, dưỡng máu, giúp sáng mắt. Ăn thường xuyên có thể cải thiện thị lực, đồng thời có thể trị chứng thiếu máu ở trẻ nhỏ.
Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày:
- Ngủ đủ giấc, khoảng 7-8 tiếng với người lớn, và 8 tiếng trở lên với trẻ em. Duy trì chế độ ăn cân bằng dưỡng chất. Tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, tận hưởng ánh nắng mặt trời. Bởi ánh mặt trời có thể tác động dẫn máu về mắt, khiến các cơ và hệ thần kinh mắt được thư giãn.
- Khi ngồi làm việc hoặc học nên cách 15 phút, nghỉ 5 phút, tránh để mắt phải làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đồng thời, cần ngồi đúng tư thế, giữ mắt cách sách hoặc giấy tờ 30cm và đảm bảo đủ ánh sáng.
- Không nên đọc sách báo ở những nơi có độ rung động, bởi mắt sẽ không ngừng phải thay đổi khúc xạ của thuỷ tinh thể để điều chỉnh cho phù hợp, khiến mắt nhanh bị mỏi, làm thị lực bị giảm sút.
- Việc sử dụng mắt để học tập quá sớm trước tuổi đi học không có lợi cho sự phát triển thị lực của trẻ về sau. Việc phòng ngừa cận thị nên được bắt đầu từ khi mắt còn tốt.
- Bố mẹ nên giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ mắt từ khi còn nhỏ. Nếu trẻ bị cận thị, nên trị liệu từ sớm, không nên ngay lập tức đeo kính, hoặc mổ. Đồng thời, cần sắp xếp cho trẻ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, để tránh làm tăng độ cận.
(ST).