Thực phẩm
(Giúp bạn)
I. Sữa và các sản phẩm từ sữa
1. Sữa bò: dịch máu màu trắng
Sữa bò được mệnh danh là “Món ăn lý tưởng nhất”, “máu trắng” có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có công hiệu rất thần kỳ, cụ thể như sau:
Sữa bò có nhiều chất canxi nhất, uống sữa bò thường xuyên có thể phòng ngừa được bệnh gù lưng ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người đứng tuổi và người già.
Với những người thiếu chất dinh dưỡng do thiếu protein gây nê, sữa bò có thể cung cấp loại protein chất lượng tốt cho cơ thể và tỷ lệ hấp thu được cũng cao. Sữa bò có tác dụng tăng cường sức miễn dịch của cơ thể và sức đề kháng chống lại bệnh ung thư, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Bệnh gù lưng là do thiếu canxi, phốt pho, vitamin D gây nên, bệnh loãng xương cũng vậy, vì thế uống sữa là an toàn nhất, là thứ thực phẩm bổ sung canxi lý tưởng nhất. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sữa tươi, cơ thể sẽ có thêm 750mg canxi.
Với những người mắc bệnh dạ dày, bệnh đường ruột thì uống sữa sẽ có tác dụng cầm máu, giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày, cầm tiêu chảy.
Những người mắc bệnh trang nhạc uống sữa sẽ có thể làm cho tan các hạch, giúp cho cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy các chất canxi, magiê, vitamin D trong sữa đều có tác dụng giảm huyết áp, vì thế người mắc bệnh huyết áp cao uống sữa sẽ có lợi cho việc giảm huyết áp.
Axit trong váng sữa có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ tim, có thể phòng ngừa xơ cứng động mạch vành. Trước khi đi ngủ, uống một cốc sữa sẽ có tác dụng kích thích ngủ đối với những người mắc bệnh mất ngủ.
Uống sữa có thể làm thuyên giảm các tác dụng phụ như bệnh hoa liễu ở người bị ung thư. Ngoài ra váng sữa chua có thể kích thích ăn uống, kích thích sự hấp thụ của đường tiêu hóa, kích thích khả năng hấp thụ của các tế bào. Sữa bò còn là loại thực phẩm chữa trị lý tưởng các bệnh tiểu đường, bệnh cảm cúm, bệnh gan, bệnh thận v.v… Chất kali trong sữa bò có thể phòng chống bệnh cảm cúm, giảm thiểu đến một nửa tính nguy hại của bệnh cảm cúm.
Uống sữa bò có thể phòng ngừa được các chất độc hại như chì hoặc các kim loại khác lẫn trong thức ăn. Chất heli trong sữa bò còn có tác dụng tạo ra “nguyên tố kích thích vui vẻ” trong huyết thanh. Các chất iốt, kẽm, có thể nâng cao năng suất làm việc của đại não, chất magiê giúp cho tim khỏe mạnh, chất kẽm giúp cho vết thương chóng lành, vitamin B, nâng cao thị lực của mắt.
Các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, uống nhiều sữa chưa tách bơ (có chất béo) có thể giúp việc phòng ngừa bệnh ung thư. Chất béo trong sữa bò còn có một loại axit đặc chủng (CLA) có thể phát huy tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh ung thư máu, ung thư vú, ung thư đường ruột, ung thư buồng trứng và ung thư tiền liệt tuyến.
2. Sữa chua: loại thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu
Sữa chua là loại thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu. Các chuyên gia đặt tên cho sữa chua là “loại thực phẩm lên men của thế kỷ 21” là loại “dinh dưỡng cao cấp có tác dụng đặc biệt”.
Trong cơ thể người có trên 400 loại vi khuẩn, với số lượng đông đảo hàng tỷ con, trong đó có tới 95% vi khuẩn nằm ở đường tiêu hóa, chủ yếu là ở ruột. Hệ thống đường ruột của cơ thể là một hệ thống sinh thái phức tạp của các loại vi sinh vật. Những loại vi sinh vật này có thể chia làm 2 loại như sau: Loại vi khuẩn gây bệnh và loại vi khuẩn có ích cho cơ thể. Loại vi khuẩn có ích có khả năng tiêu hóa các chất lên men trong thức ăn và sản sinh ra một loại vi khuẩn vật chất có ích cho việc phục hồi thể lực và có tác dụng tốt đến hệ thống miễn dịch và có khả năng loại bỏ những vi khuẩn vi sinh vật có hại. Những vi khuẩn có ích cho cơ thể này thường có trong các thực phẩm lên men. Ngay từ vài thế kỷ trước đây, người Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện ra hiện tượng lên men này, chính họ là người phát minh ra sữa chua.
Sữa chua lấy nguyên liệu sữa bò tươi có chất béo làm chính, sau quá trình lên men sẽ trở thành sữa chua. Qua nghiên cứu cho thấy sữa chua có rất nhiều ưu điểm có lợi cho cơ thể con người:
Trong sữa chua có một loại vi khuẩn có khả năng hòa tan chất đường trong sữa để làm thành váng sữa chua, vì thế sau khi uống, đường ruột sẽ chứa đựng chất chua khiến cho các loại vi khuẩn độc hại không thể tồn tại trong đường ruột, từ đó làm giảm thiểu các chất độc hại trong đường ruột, giúp cho cơ thể có thể tránh hoặc ít bị các vật chất độc hại xâm nhập. Ngược lại, nếu để những độc tố đó tồn tại trong cơ thể, sẽ làm cho hệ thống thần kinh chóng suy thoái.
Chất chua còn có khả năng kích thích sự tiết dịch của dạ dày, tăng cường khả năng tiêu hóa, đẩy nhanh tiến trình trao đổi chất trong cơ thể.
Các vi khuẩn váng chua trong quá trình sinh sôi nảy nở còn có thể tạo thành một loại nguyên tố kháng sinh có thể khống chế và tiêu diệt các vi khuẩn đã gây nên nhiều loại bệnh tật, đồng thời còn có khả năng phòng ngừa và trợ giúp cho việc điều trị những bệnh tật đó.
Sữa chua có thể giúp ích cho việc kéo dài tuổi thọ. Vào đầu thế kỷ 12, một học giả về vi sinh vật người Nga đã phát hiện ra rằng ở một số khu vực của nước Bungari có rất nhiều người sống lâu 100 tuổi. Theo điều tra thì thấy ở những khu vực này, trẻ già trai gái đều rất thích uống sữa chua. Vào những năm 90 của thế kỷ 20, Ilina Mêcopxki, người được giải thưởng Noben cho rằng: nguyên nhân trường thọ của những người đó là do họ uống nhiều sữa chua.
Các vi sinh vật và vi khuẩn trong sữa chua có tác dụng giúp việc phòng ngừa các bệnh ung thư, dị ứng qua nhạy bén, bệnh thiếu máu v.v… Ngoài ra nó còn có tác dụng phòng ngừa bệnh thiếu dinh dưỡng ở trẻ em.
Các nhà khoa học Achentina đang tiến hành các thí nghiệm ở chuột để nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của sữa chua và một số khả năng miễn dịch của các vi khuẩn có trong váng sữa chua.
Tổ chức hợp tác khoa học giữa Tây Ban Nha và Pháp đã phát hiện ra rằng sữa chua có thể kích thích việc tao ra một loại protein bảo vệ tế bào và có thể chữa trị bệnh ung thư và các bệnh khác.
Cũng như sữa bò, sữa chua chứa nhiều các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, canxi, sắt v.v… Đồng thời chất canxi trong sữa chua bị tác động bởi váng sữa chua sẽ trở thành canxi váng chua không những có lợi cho việc hình thành độ đông đặc của sữa chua, mà còn giúp cho cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Tuy sữa chua là loại thực phẩm chất lượng cao mà từ trẻ đến già đều thích, nhưng những người hay bị ợ chua, có máu hàn và trướng bụng thì nên ít dùng. Những người khỏe mạnh cũng không nên dùng một lúc quá nhiều.
Tốt nhất mỗi ngày chỉ nên dùng một lần, nhiều lắm là hai lần, mỗi lần một cốc nhỏ và phải dùng thường xuyên cả năm thì mới có tác dụng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
3. Những điều cần biết khi uống sữa bò
Không nên uống sữa vào lúc đói
Vì trong sữa có nhiều protein, mà chất này chỉ có thể không bị tiêu hao khi cơ thể đã hấp thụ đủ chất tinh bột. Chỉ uống sữa trong điều kiện không đói thì sữa mới phát huy được tác dụng tạo nên các chất mới. Nếu uống sữa lúc đói sữa sẽ phải thay thế chất tinh bột làm chức năng tiêu hao nhiệt lượng, như vậy sẽ lãng phí quá và không kinh tế. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng nên uống sữa trên cơ sở chất tinh bột là nguồn nhiệt lượng. Thời gian uống sữa thích hợp nhất là sau bữa ăn khoảng 1 -2 giờ và nên ăn một số thực phẩm có chất tinh bột như bánh quy, bánh mỳ.
Uống trong điều kiện như vậy, sữa sẽ phát huy đầy đủ tác dụng của nó, cơ thể sẽ hấp thụ được toàn bộ các chất dinh dưỡng.
Nên uống sữa đun sôi để nguội
Không nên đun sữa quá lâu, vì ở một nhiệt độ nhất định các độc tố trong sữa đã bị loại bỏ, phần lơn các vi khuẩn đã chết mà vẫn giữ được chất protein và các vitamin. Do không khí ở bộ phận trên của phích có rất nhiều vi khuẩn, chúng sẽ sinh sôi nảy nở trong sữa, vì thế chỉ 3 giờ sau sữa trong phích sẽ biến chất, nếu uống sẽ dễ bị đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, tiêu hóa không tốt hoặc ngộ độc.
Nếu uống một lần không hết thì chia làm nhiều lần đun sôi để nguội rồi uống. Nếu uống vẫn chưa hết thì nên bảo quản ở những nơi có nhiệt độ thấp, tốt nhất nếu có điều kiện thì để vào tủ lạnh. Nhưng nếu sữa đã sủi bọt hoặc có mùi chua thì dù có đun lại cũng không nên uống để tránh độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên uống sữa bò trong cả bốn mùa
Có người cho rằng sữa bò “nóng” không nên uống vào mùa hè. Nói như vậy là không có căn cứ. Các chuyên gia đông y cho rằng sữa bò có vị ngọt, hơi lạnh, uống vào sẽ làm mát phổi và dạ dày, nhuận tràng, và có nhiều chất bổ, vì thế uống sữa vào mùa hè rất có ích.
Vào mùa hè, tiết trời nắng nóng, chất dinh dưỡng trong sữa bò lại nhiều vì thế các vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở, rất khó bảo quản. Cho nên uống bao nhiêu thì đun bấy nhiêu, không nên để nguội lâu quá. Khi cho trẻ em uống sữa bò, tốt nhất là đun sôi để nguội, hớt bỏ lớp váng đi rồi cho uống.
Sữa bò rất thích hợp với những người tieu hóa không tốt. Đối với những người có dị ứng với sữa bò thì dù mùa nào cũng đều không nên uống. Chỉ cần lưu ý những điều trên, thì quanh năm tứ thời, đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, phụ nữa có thai, phụ nữ sau khi chửa đẻ và người yếu sức khỏe đều nên uống sữa bò, vì nó là một sản phẩm chứa nhiều chất bổ.
Sữa bột được tinh chế, làm đúng quy trình, hợp với tiêu chuẩn vệ sinh thì giá trị dinh dưỡng của nó cũng không kém gì sữa tươi, trái lại, hương vị, khẩu vị và các thành phần dinh dưỡng của nó còn có phần nổi trội hơn sữa tươi.
Đàn ông uống sữa bò, đàn bà uống sữa đậu nành
Sữa bò và sữa đậu nành là loại đồ uống có chứa protein chất lượng cao nên mọi người từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến người trẻ đều rất thích uống. Những năm gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng đàn ông uống sữa bò sẽ rất có lợi cho sức khỏe, còn đàn bà uống sữa đậu nành càng làm cho khỏe và trẻ đẹp hơn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên 22 năm với 3000 người gồm đàn ông, đàn bà, nam phụ lão ấu cho thấy những người thường xuyên uống sữa bò chẳng những tinh thần sung mãn, ít béo phì, ít mắc bệnh huyết áp cao, bệnh loãng xương, bệnh tắc mạch mãu não, bệnh cảm cúm v.v… trong khi đó, những người ít uống sữa thì tỷ lệ mắc các bệnh nói trên cao hơn rất nhiều.
Căn cứ vào các nhà nghiên cứu người ta thấy trong sữa bò có một số chất có tác dụng bảo vệ cho những người tuổi già.
Còn về sữa đậu nành phát hiện mới nhất cho thấy trong sữa đậu nành có chứa một chất kích thích dạng thực vật mà trong sữa bò không có. Qua thực nghiệm đã chứng minh, các cụ bà mỗi ngày uống 500ml sữa đậu nành là có thể điều chỉnh được hệ thống tiết dịch trong cơ thể, làm giảm ty rlệ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung, giảm mỡ mau, phòng ngừa được bệnh xơ cứng động mạch vành, cải thiện được trang thái tâm lý giúp cho thân hình khỏe manh, trẻ đẹp và kéo dài tuổi thọ. Đối với chị em phụ nữa còn trẻ nếu thường xuyên uống sữa đậu nành thì sẽ ít bị mắc bệnh đậu mùa, không để lại vết sẹo trên mặt, da dẻ mịn màng, xinh đẹp.
Đương nhiên nói như vậy không có nghĩa là đàn ông chỉ uống sữa bò, đàn bà chỉ uống sữa đậu nành. Thực ra, nếu uống cả hai loại sữa đó cũng rất tốt, có điều, uống thứ nào là chính, thứ nào là phụ mà thôi.
II. Trứng gà
1. Tác dụng bảo vệ sức khỏe của trứng gà
Trứng gà có tác dụng bảo vệ não và tăng cường trí nhớ
Chất béo phốt pho, chất cholesterol có trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng rất lớn đến hệ thống thần kinh và sự phát triển của cơ thể. Sau khi chất béo phốt pho trong trứng đi vào cơ thể, nó sẽ phóng ra một chất kiềm, có thể cải thiện được trí nhớ của mọi lứa tuổi.
Tác dụng bảo vệ gan
Chất protein trong trứng gà có tác dụng khôi phục mọi thương tổn trong tổ chức gan. Chất béo phốt pho trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng làm tái sinh tế bào gan, nâng cao lượng protein ở dạng huyết tương, tăng cường năng lực trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể
Đề phòng và chữa trị bệnh xơ cứng động mạch vành
Các nhà dinh dưỡng học và y học ở Mỹ đã dùng trứng gà để chữa trị bệnh xơ cứng động mạch vành và thu được kết quả hết sức bất ngờ. Họ lấy chất béo phốt pho ở trứng gà, quả đào và gan lợn rồi mỗi ngày cho người mắc bệnh tim uống từ 4 – 6thìa canh. Sau ba tháng điều trị, chất cholesterol trong máu của người bệnh đã giảm xuống rõ rệt, thu được kết quả hết sức mỹ mãn.
Đề phòng bệnh ung thư
Trong trứng gà có khá nhiều vitamin B2, có thể phân giải và oxy hóa các vật chất ung thư trong cơ thể con người. Căn cứ vào những số liệu phân tích về tỷ lệ tử vong vì bệnh ung thư trên toàn thế giới cho thấy, tử vong vì bệnh ung thư có tỷ lệ ngược với lượng hấp thụ chất sêlen của cơ thể
Làm chậm sự suy thoái
Trứng gà dường như có đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, một trong những kinh nghiệm của người cao tuổi sống lâu, là mỗi ngày ăn một quả trứng gà.
Rất nhiều các loại thuốc dưỡng sinh lưu truyền trong dân gian Trung Quốc cũng đều không thể tách khỏi trứng gà. Ví dụ hà thủ ô hầm với trứng gà, trứng gà nấu với óc lợn, trứng gà nấu cháo v.v… Nếu muối trứng gà thì hàm lượng canxi sẽ tăng lên rõ rệt, có thể từ 55mg/100g tăng lên đến 512mg, gấp khoảng 10 lần so với trứng gà tươi, loại trứng muối đặc biệt thích hợp với những người muốn bổ sung canxi.
2. Lòng đỏ trứng gà thích hợp nhất cho việc nuôi dưỡng trẻ em
Đối với trẻ em, trứng gà là chất dinh dưỡng tốt nhất, đặc biệt là lòng đỏ trứng gà có nhiều chất sắt, dễ hấp thụ, là món ăn bổ sung sắt tốt nhất cho trẻ em. Trẻ em đến 4 tháng tuổi thì bao giờ chất sắt trong cơ thể cũng rất nhiều, những từ tháng thứ 5 thứ 6 trở đi, chất sắt sẽ dần dần dùng hết, vì thế từ 4 tháng tuổi trở đi phải cho trẻ uống thuốc bổ sung chất sắt, mà cách tốt nhất là cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà.
Khi cho trẻ ăn lòng đrỏ trứng gà chỉ nên cho ăn ¼ là đủ. Cách làm: luộc trứng chín, bóc vỏ và lòng trắng, lấy ¼ lòng đỏ nghiền nát hòa vào sữa bò hoặc sữa bột, rồi khuấy lên cho trẻ ăn. Những lần sau có thể cho ăn tăng dần lên 1/3 và ½ lòng đỏ trứng. Từ 6 tháng tuổi trở đi có thể cho trẻ ăn bằng cách nấu bột lòng đỏ trứng gà, nấu cháo, hoặc cháo thịt có lòng đỏ trứng gà, 6 tháng tuổi trở đi có thể cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà luộc.
3. Những điều cần biết khi ăn trứng gà
Người mắc bệnh tim mạch có thể ăn được trứng gà
Trước đây trong giới y học có một điều quy định bất thành văn như sau: Do máu của những người mắc bệnh xơ cứng động mạch vành, bệnh tim có chứa hàm lượng cholesterol cao, trong khi đó hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng gà cũng cao cho nên những người này không thể ăn trứng gà được. Nhưng các nhà nghiên cứu khoa học thì lại cho rằng chất phốt pho béo trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng rất quan trọng đối với việc vận chuyển chất béo và trao đổi chất trong cơ thể.
Chất phốt pho béo là một loại thuốc nhũ hóa rất mạnh, có thể làm cho chất cholesterol và chất béo nhũ hóa thành những hạt cự nhỏ ngấm vào thành huyết quản, rất có lợi cho các tổ chức của cơ thể mà không hề tăng thêm nồng độ cholesterol ở dạng sệt, vì thế ăn lòng đỏ trứng gà chẳng những không có hại, mà con có tác dụng bảo vệ rất đặc biệt đối với hệ thống huyết quản của người bệnh.
Người mắc bệnh sỏi mật có thể ăn trứng gà
Qua nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng việc hạn chế những người mắc bệnh sỏi mật ăn những loại thực phẩm có chất béo và chất protein cao không có nghĩa là bảo người bệnh không được ăn trứng gà, nếu ta cải tiến cách làm như đun cách thủy, hoặc nấu canh trứng gà thì vẫn có thể ăn được. Nếu người mắc bệnh sỏi mật ăn ít đi một chút cũng có thể thỏa mãn được nhu cầu dinh dưỡng, ăn ít chẳng những không ảnh hưởng gì, trái lại còn tạo nên sự kích thích cần có để túi mật kịp thời bài tiết dịch ra ngoài, phòng ngừa hiện tượng tích tụ dịch trong túi mật và gây nên sỏi mật.
Người mắc bệnh tiêu chảy không nên ăn trứng gà
Do người mắc bệnh tiêu chảy ít tiết ra các chất dịch, sự hoạt động của chất xúc tác tiêu hóa bị giảm sút, việc trao đổi chất béo, protein và cacbon hydrat bị rối loạn làm ảnh hưởng đến chức năng của đường ruột, gây trở ngại đến việc hấp thụ nước và dinh dưỡng, làm cho phần lớn dinh dưỡng bị thải ra theo đường tiêu hóa. Trong thời gian đó nếu không để cho đường ruột được nghỉ ngơi thỏa đáng thì chẳng những không có lợi cho sức khỏe mà còn làm cho bệnh trầm trọng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy không nên ăn trứng gà.
Người mắc bệnh sốt rét, nếu ăn trứng gà sẽ chẳng khác gì “lửa đổ thêm dầu”
Chất protein trong trứng gà cơ thể có thể hấp thụ được tới 99,7%. Sau khi ăn nó có thể sản sinh ra một lượng nhiệt “ngoài sức tưởng tượng”, có thể đạt tới 30%. Nếu người bị sốt rét (nhất là trẻ em) ăn trứng gà sẽ làm cho lượng nhiệt trong cơ thể tăng cao mà không thể tán phát đi đâu được, như vậy khác nào “lửa đổ thêm dầu”, người bệnh sẽ càng sốt cao đến mức không thể tưởng tượng nổi.
Vì thế người mắc bệnh sốt rét không nên ăn trứng gà, mà nên uống nhiều nước và các đồ uống mát có chứa chất muối, nên ăn nhiều rau tươi, hoa quả, đợi khi nào cơn sốt dứt hẳn sẽ ăn trứng cũng không sao.
Không nên ăn trứng gà sống
Vì trong trứng gà sống có một chất xúc tác, sau khi ăn sẽ rất khó tiêu hóa, trên một nửa số dinh dưỡng cơ thể không hấp thu được, như vậy sẽ gân nên lãng phí. Chất xúc tác này rất kỵ nhiệt, vì thế nếu luộc chín rồi mới ăn sẽ không lãng phí, phần lớn chất dinh dưỡng sẽ được cơ thể hấp thu. Ngoài ra trong trứng gà sống còn có một chất khác. Nếu thường xuyên ăn trứng gà sống thì chất này sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể, gây trở ngại cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác, nhất là những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà nếu thiếu chúng sẽ ảnh hưởng ngay đến sức khỏe. Hơn nữa trứng sống lại có mùi tanh, chẳng những khó tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến cảm giác khi ăn, thậm chí còn gây nôn mửa.
Nghiêm trọng hơn là trong trứng gà sống có chứa khoảng 14% các vi khuẩn và ký sinh trung, nếu trứng để lâu tỷ lệ vi khuẩn càng cao. Nếu ăn trứng sống các vi khuẩn gây bệnh này tất sẽ đi vào cơ thể, rất dễ gây bệnh cho con người.
Không được nấu trứng gà với sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành có một chất có thể ức chế hoạt tính xúc tác protein tụy làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein của cơ thể. Loại chất này chịu nhiệt rất tốt, vì thế cần phải có nhiệt độ cao mới có thể phá hủy được nó. Trong trứng gà sống cũng có một loại dịch protein dính, rất có thể nó sẽ kết hợp với chất xúc tác protein tụy, vì thế đã gây trở ngại cho việc hòa tan chất protein. Nếu thời gian đun sữa đậu nành ngắn hoặc chưa đun sôi đã cho trứng gà vào thì sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ và lợi dụng chất protein của hai thứ đó.
Không nên ngâm trứng đã luộc vào nước lạnh
Do trứng gà mới đẻ được bao bọc bởi một lớp màng và vỏ cứng cho nên vi khuẩn khó xâm nhập, chất nước trong trứng gà cũng khó bị bốc hơi, vì thế để trong một thời gian nhất định, trứng gà vẫn giữ được nguyên chất. Khi luộc, màng và vỏ che chở của chúng bị phá hủy, đồng thời hai lớp màng trong vỏ trứng đều có nhiều lỗ nhỏ, cho nên khi ngâm trứng vào nước lạnh các vi khuẩn sẽ theo vào trong trứng, chất xúc tác trong trứng sẽ phân giải làm cho trứng bị biến chất.
Phương pháp ăn trứng tốt nhất
Do các phân tử protein trong trứng luộc đông kết lại rất dày trở thành những chất keo dính và cứng lại làm cho trứng rán được bao bọc bởi chất béo bằng chiếc “áo ngoài”, nên rất khó đi vào đường ruột và khó tiếp xúc với dịch tiêu hóa vì thế, phải đợi cho đến khi chất béo tan ra thì trứng gà mới có thể “gặp mặt” dịch tiêu hóa. Chính vì nguyên nhân đó mà tiêu hóa và hấp thụ đã diễn ra chậm chạp. Theo các nhà dinh dưỡng học thì ăn trứng gà rán, trứng ốp lếp, canh trứng là tốt nhất.
Hàng ngày nên ăn bao nhiêu trứng gà
Trứng gà có giá trị dinh dưỡng rất cao, nếu thường xuyên ăn trứng gà sẽ rất có lợi cho thân thể, nhưng phải ăn cho hợp lý. Dựa vào phân tích của các nhà dinh dưỡng học thì mỗi ngày chỉ cần ăn một quả trứng là đủ, nếu ăn nhiều quá sẽ lãng phí và vô ích.
Ví dụ một gia đình có bốn người, mỗi bữa ăn bốn quả trứng, như thế chẳng thà chia làm hai bữa ăn còn tốt hơn. Vì tám chất axit amin trong trứng gà khác với axit amin trong cơm, cho nên chỉ cần ăn một ít trứng gà với cơm là có thể hấp thụ được các loại axit amin cần thiết, như vậy cũng có thể nâng cao được chất lượng protein giúp cho cơ thể dễ hấp thụ.
III. Các sản phẩm làm từ đậu tương
1. “Kế hoạch hành động của đậu tương” đang được tiến hành
Trong “kế hoạch hành động của đậu tương” do Trung Quốc đề ra đã chỉ rõ: trong đậu đỗ có chứa khá nhiều chất béo chất lượng cao, trong đó có trên 80% chất béo không bão hòa và không có chất cholesterol. Trong đậu tương có chứa rất nhiều chất phốt pho béo và các thành phần dinh dưỡng khác, vì thế người ta đang khai thác triệt để làm thành các món ăn và thuốc uống. Tác dụng của đậu tương đối với sức khỏe đang ngày càng được tăng cường. Các sản phẩm làm từ đậu tương đang ngày càng được mọi người ưa chuộng.
Theo thống kê, trên toàn thế giới có khoảng trên 1,2 vạn sản phẩm làm từ đậu tương. Ở Nhật Bản, hàng năm dùng tới 460 – 500 vạn tấn đậu tương (bình quân mỗi người ăn khoảng 37 – 40kg) trong đó có khoảng 80% dùng làm dầu ăn và thức ăn chăn nuôi, 20% dùng làm thực phẩm. Ở Mỹ, người ta làm ra khoảng 2500 loại thực phẩm từ đậu tương. Các sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường gồm bột đậu nành đóng gói, đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành v.v… Có người đã tiên liệu thế kỷ 21 là thế kỷ của các loại sản phẩm làm từ đậu tương.
Ở Trung Quốc, tuy đang trong thời kỳ phát triển nhưng trong kết cấu bữa ăn của người dân cũng không nên và không thể đi theo con đường “ba cao” (nhiệt năng cao, protein cao, chất béo cao) của các nước Âu Mỹ được, mà phải ăn sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, phát huy được những nét đặc trưng của bản sắc dân tộc, khoa học, hợp lý và tiết kiệm. Cần kiên trì giữ vững phương châm ăn thực phẩm thực vật là chính, thực phẩm động vật là phụ, miễn sao cho bữa ăn được cân đối, có đủ chất dinh dưỡng là được.
Về phương diện này, các sản phẩm làm từ đậu càng phát huy được tác dụng to lớn của nó. Đặc biệt ở những thành phố và các khu vực nông thôn kém phát triển, việc ăn các sản phẩm là từ đậu là con đường tốt nhất để bổ sung cho những cái thiếu của những thực phẩm động vật và bổ sung dinh dưỡng cho người dân.
2. Tác dụng kỳ diệu của đậu tương
Các bác sĩ Mỹ đang tập trung nghiên cứu về tác dụng của đậu tương trong việc làm giảm chất cholesterol, chống bệnh ung thư và làm cho gân cốt khỏe mạnh. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã coi đậu tương là một trong số ít những thực phẩm có thể làm giảm tính nguy hiểm của các bệnh tim mạch.
Cho đến nay, điều mà mọi người thán phục nhất, là đậu tương có tác dụng khá rõ rệt trong việc làm giảm chất cholesterol. Trên 30 công trình nghiên cứu về đậu tương trong 25 năm qua đã chỉ rõ: mỗi ngày chỉ cần ăn 47g thực phẩm làm từ đậu tương là có thể làm cho chất cholesterol trong cơ thể giảm được 9%. Chỉ cần chất cholesterol mỗi ngày giảm đi một ít là cũng rất tốt cho cơ thể rồi, bởi lẽ mỗi ngày chỉ cần giảm 1% thì cũng có nghĩa là bệnh tim mạch đã được giảm 2%.
Cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao đậu tương lại có tác dụng giảm chất cholesterol kỳ diệu đến thế. Cách đây rất lâu các nhà khoa học đã cho rằng các thành phần chủ chốt của đậu tương là một hợp chất thực vật thiên nhiên, tác dụng của nó trong một số bộ phận của cơ thể cũng tương tự như một số nguyên tố kích thích, nhưng khi ngấm vào một số bộ phận khác của cơ thể thì lại có tác dụng chống lại các nguyên tố kích thích.
Chính vì thế mà tác dụng bảo vệ tim của nó cũng là điều dễ hiểu. Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa khiến cho đậu tương có tác dụng kỳ diệu như thế thì chúng ta cũng không thể phủ nhận tác dụng của nó trong việc phòng chống bệnh ung thư tuyến vú. Chính vì thế, người Nhật Bản lấy đậu tương làm món ăn chính, tỷ lệ ung thư tuyến vú của họ thấp hơn nhiều so với nước Mỹ và các quốc gia phát triển khác.
Cục quản lý thực phẩm và dược liệu Mỹ kiến nghị hàng ngày mỗi người nên ăn vào khoảng 25g đậu nành.
3. Đậu tương cung cấp loại protein thực vật tốt nhất
Xét về mắt giá trị dinh dưỡng thì protein động vật tốt hơn protein thực vật, nếu kết hợp hai loại protein này giá trị dinh dưỡng càng cao hơn. Qua thí nghiệm trên động vật đã chứng minh: động vật ăn protein động vật sẽ phát triển nhanh hơn, nhưng tổn thọ hơn, còn động vật ăn protein thực vật phát triển chậm hơn nhưng sống lâu hơn và có sức chịu đựng tốt hơn. Loại protein thực vật tốt nhất là protein đậu tương. Đậu tương dường như không có chất bột, tỷ lệ chất béo của nó tương đối tốt, dù ăn nhiều cũng không đến nỗi béo phì.
Ngoài ra đậu tương còn không có chất cholesterol, cho nên nếu ăn thường xuyên sẽ phòng ngừa được các bệnh xơ cứng động mạch vành và huyết áp cao. Chất protein của đậu tương có tỷ lệ các axit amin tương đối cân bằng, có thể thỏa mãn được nhu cầu của cơ thể.
Theo nghiên cứu của các nhà y học ở trường đại học Tokyo Nhật Bản thfi ăn nhiều các sản phẩm làm bằng đậu tương sẽ giúp cho thần kinh não hoạt động tốt, rất có ích cho việc phòng chống bệnh nghễnh ngãng ở người già.
4. Bí quyết ăn đậu tương của người Trung Quốc
Cách ăn đậu tương của người Trung Quốc rất lý thú, bởi lẽ trong đậu tương có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng cũng có một số chất gây trở ngại cho việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Ví dụ chất xúc tác protein tụy trong đậu tương chẳng những gây ức chế, làm trở ngại đến việc hấp thụ và tiêu hóa chất protein, mà còn gây viêm tuyến tụy. Các nguyên tố axit cùng với canxi, sắt, kẽm hình thành một hợp chất làmcho cơ thể không thể nào hấp thụ được, chất béo trong đậu tương gặp chất xúc tác sẽ làm cho đậu có mùi tanh. Ý nghĩa sinh học của những hiện tượng đó là sau khi các vật thể sinh học gặp nhau, nó sẽ hình thành những nhân tố tự bảo vệ mình, vì thế khi ăn đậu tương chúng ta phải tìm cách loại bỏ những nhân tố chống dinh dưỡng đó đi. Người Trung Quốc khi ăn các sản phẩm làm từ đậu tương đã biết cách đạt tới mục đích của mình vừa khoa học, vừa hết sức nghệ thuật.
Đậu phụ và giá đậu là hai sản phẩm quan trọng trong việc chế biến đậu tương của Trung Quốc. Đậu tương sau khi nấu chín, ăn cả hạt, tỷ lệ tiêu hóa đạt 60%, nếu làm sữa đậu nành, hoặc làm đậu phụ thì mức hấp thụ có thể đạt tới 90%. Tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng của đậu tương có quan hệ rất mật thiết với cách gia công chế biến.
Ngâm đậu tương trước khi nghiền thành bột sẽ giúp cho hoạt tính của chất xúc tác tăng lên, các axit thực vật được hòa tan trong nước, làm cho các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, magiê v.v… cũng được hòa tan, vì thế từ trạng thái cơ thể khó hấp thụ đã trở thành dễ hấp thụ. Khi đun nóng lên đậu không bị tanh, hàm lượng axit thực vật giảm. Tất cả những hiện tượng đó đã nâng cao đáng kể giá trị dinh dưỡng của đậu tương. Khi ngâm vào nước, đậu tương sẽ nảy mầm tạo ra các chất dinh dưỡng, thậm chí hàm lượng vitamin C có thể lên cao tới mức 200mg/kg.
5. Đậu phụ là “nhà vô địch của những người ăn chay”
Đậu phụ là món ăn phổ biến mọi người đều rất thích, đậu phụ có nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Đậu phụ do người Trung Quốc phát minh ra. Trong “Cương mục bản thảo” của Lý Thời Chân đời nhà Đường có ghi: “Đậu phụ bắt đầu có từ thời vua Hoài Nam”. Đậu phụ được vua Lưu An (cháu Lưu Bang) phát minh.
Đậu phụ là món ăn chay, mùi vị của nó rất đặc biệt, được tôn vinh là “nhà vô địch của những người ăn chay”. Nó vừa là món ăn chính quanh năm tứ thời trong dân gian, đồng thời cũng là món ăn mà các quý tốc trong cung đình rất thích ăn. Tương truyền rằng hoàng đế Khang Hy thích ăn đậu phụ nhất và thường xuyên mở tiệc chiêu đãi các đại thần bằng món đậu phụ. Việc ông ta trường thọ có lẽ có liên quan đến đậu phụ. Đậu phụ cũng là món ăn chính của các tăng ni phật tử trong các nhà chùa. Trước đây, ở các chùa đều có nơi làm đậu phụ, kỹ thuật chế biến rất cao siêu. Hòa thượng Thiêm Chân khi đi qua Nhật Bản đã truyền kỹ thuật làm đậu phụ cho người Nhật Bản, ông trở thành tổ sư của nghề đậu phụ Nhật Bản.
6. Phụ nữ uống sữa đậu nành có thể phòng ngừa được bệnh ung thư vú
Gần đây, các bác sĩ lâm sàng đã phát hiện ra rằng các loại đậu đều có khả năng phòng ngừa tích cự bệnh ung thư vú. Nhiều địa phương ăn các thực phẩm làm từ đậu cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư vú rất thấp. Để tìm hiểu thêm về tính năng của các loại đậu đối với bệnh ung thư vú, các nhà nghiên cứu đã tiến hành những thực nghiệm lâm sàng, cho phụ nữ uống mỗi ngày 2 cốc sữa đậu nành, uống liên tục từ một đến hai tháng, trong thời gian uống sữa đậu nành và sau đó tiến hành xét nghiệm các nguyên tố kích thích trong cơ thể, kết quả cho thấy: nếu ngày nào cũng uống sữa đậu nành thì chất kích thích trong cơ thể phụ nữ sẽ làm cho chu kỳ tiết dịch được hợp lý, có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh ung thư vú. Phụ nữ uống sữa đậu nành liên tục trong một tháng, sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều chỉnh các dịch tiết ra của cơ thể. Riêng đối với nam giới thì không thấy kết quả rõ rệt. Phụ nữ thường xuyên uống sữa đậu nành, ngoài việc có thể phòng ngừa được bệnh ung thư vú, còn có khả năng đề phòng được ung thư đường ruột và ung thư buồng trứng.
7. Những điều cần biết về uống sữa đậu nành
Chuyên gia chữa bệnh ung thư nổi tiếng người Nhật Bản cho rằng uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ có tác dụng tích cực nhất định trong việc phòng chống bệnh ung thư dạ dày. Người mắc bệnh tiểu đường mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có thể khống chế được lượng đường trong máu. Nhưng nếu cách uống không đúng thì sẽ lợi bất cập hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, khi uống sữa đậu nành, cần chú ý những điểm sau đây:
Sữa đậu nành phải được đun sôi
Thời gian đun sữa đậu nành phải lâu hơn đun sữa bò, phải để nó sôi lâu hơn một tí, bởi vì trong sữa đậu nành có các chất váng xà phòng, chất xúc tác protein tụy có hại cho sức khỏe, phải đun ở nhiệt độ cao thì mới có thể triệt tiêu được chúng. Nếu uống sữa đậu nành chưa sôi sẽ dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy v.v…
Không nên uống sữa đậu nành khi đói
Uống sữa đậu nành khi đói thì phần lớn chất protein sẽ biến thành nhiệt lượng và bị tiêu tốn hết, không thể phát huy được tác dụng cần thiết của nó. Tốt nhất khi uống sữa đậu nành, nên ăn điểm tâm một số loại có chất bột như bánh mỳ, bánh bao v.v… như thế chất dinh dưỡng sẽ được cơ thể hấp thụ tương đối đầy đủ.
Không nên cho đường đỏ vào sữa đậu nành
Trong đường đỏ có nhiều chất axit hữu cơ như dấm chua, váng chua, chúng có thể kết hợp với chất protein và canxi hình thành chất canxi chua và canxi váng chua gây tổn hại cho giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành, ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Không nên để sữa đậu nành trong phích
Để sữa đậu nành trong phích thì trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, các vi khuẩn trong phích sẽ sinh sôi nảy nở và chỉ khoảng 3 – 4h sau sữa đậu nành sẽ bị biến chất.
Không phải bất cứ ai cũng nên uống sữa đậu nành
Xét về mặt y học, sữa đậu nành không thích hợp với những người có máu lạnh, bởi nếu uống sữa đậu nành, những người có máu lạnh thường hay bị tiêu chảy, đau bụng, đêm đi tiểu nhiều lần. Những người mắc bệnh di tinh cũng không nên uống, nếu uống sẽ làm cho bệnh tình càng nặng thêm ảnh hưởng đến việc chữa trị.
Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành
Nếu uống một lần quá nhiều sẽ làm cho chất protein khó tiêu hóa, gây nên đầy bụng và tiêu chảy.
Không nên uống thuốc và uống sữa đậu nành cùng một lúc
Vì một số thuốc thường có chất kháng sinh, nếu uống cùng một lúc nó sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành, thậm chí còn gây tác dụng phụ, nguy hại đến sức khỏe.
8. Tác dụng kỳ diệu của magi
Nguyên liệu chủ yếu để làm magi là đậu tương, qua gia công chế biến bằng phương pháp lên men để sản xuất ra magi. Các học giả Mỹ đã nghiên cứu trong một thời gian khá dài và phát hiện ra rằng trong thành phần chủ yếu của magi có một nguyên tố có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể, tỷ lệ làm giảm của nó có thể lên đến 10%.
Thường xuyên ăn magi có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở các quốc gia châu Á thấp hơn nhiều so với các quốc gia Âu Mỹ, điều này có liên quan đến việc ăn magi hàng ngày, vì trong magi có nhiều vật chất chống ung thư.
Gần đây, trong một nghiên cứu của trường đại học ở Singapo còn phát hiện thêm rằng magi có thể sản sinh ra một thành phần chống oxy hóa thiên nhiên, nó giúp cho việc giảm thiểu sự tổn thất các gen tự do trong cơ thể, tỷ lệ chống oxy hóa của chất này cao hơn mười mấy lần so với vitamin C và E.
Một giọt magi cũng có khả năng khống chế gen tự do bằng một cốc rượu nho. Điều đáng kinh ngạc hơn là magi có thể thường xuyên tiêu diệt các gen tự do, khác hẳn với vitamin C và E chỉ khống chế được một lượng gen tự do nhất định. Người ta còn phát hiện ra rằng trong magi có chứa ít nhất từ hai thành phần chống oxy hòa trở lên và thời gian tiêu diệt các gen oxy hóa của các thành phần này lại rất khác nhau. Vì magi có nhiều thành phần chống oxy hóa thiên nhiên như vậy, cho nên nó có hiệu quả rất tốt trong việc phòng chống bệnh ung thư, đó cũng là điều dễ hiểu. Nghe nói đây là phát hiện khoa học đầu tiên trên thế giới.
Do đó có thể thấy tác dụng thần kỳ của magi trong đời sống là có thật, vì thế trong chế biến các món ăn, bạn muốn cho thêm vài giọt magi cũng không sao cả. Nhưng cũng không nên ăn nhiều magi quá. Trong magi có tới 18% chất muối, để khống chế lượng muối hấp thụ vào cơ thể, khi chế biến các món ăn bạn không cần cho muối, chỉ cần cho vài giọt magi cũng được.
9. Chao đậu có thể phòng ngừa bệnh nghễnh ngãng
Ngay từ thời kỳ Tây Hán, cách đây trên 2200 năm người ta đã phát hiện ra chao đậu, điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc gia công chế biến thực phẩm và làm thuốc. Chao đậu được làm bằng đậu vàng hoặc đậu đen, thông qua quá trình chế biến, để lên men đến một mức độ nhất định mới cho muối vào rồi sấy khô làm thành chao đậu.
Đậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao, nó có các thành phần protein, chất béo, chất axit nicotinic chẳng kém gì các chất có trong thịt lợn, thịt bò, thịt dê và sữa. Nhưng nếu ta trực tiếp ăn đậu tương thì rất khó tiêu hóa. Nếu lấy đậu tương làm thành chao đậu, các thành phần dinh dưỡng sẽ dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn.
Theo phân tích thấy: cứ 100g chao đậu có từ 19,3g protein, từ 6,9 – 15g chất béo, từ 12,4 – 33g chất đường, từ 2 – 3mg chất axit nicotinic. Đứng về mặt lợi dụng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng mà nói thì chao đậu không những là món ăn tốt hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh, đây là món ăn đã được ngành y học Trung Quốc phát hiện và ứng dụng từ lâu.
Theo các thông tin báo chí, qua các thí nghiệm, người Nhật đi đến kết luận, thường xuyên ăn chao đậu sẽ có 10 cái lợi lớn: dễ tiêu hóa, trừ được bệnh tật, kéo dài sự lão hóa, tăng cường sức mạnh cho não, nâng cao khả năng giải độc của gan, phòng ngừa được bệnh huyết áp cao, tiễu trừ được mỏi mệt, phòng ngừa được bệnh ung thư, giảm say rượu, giải trừ được bệnh đau nhức.
Một chuyên gia về dinh dưỡng học của Mỹ gần đây đã phát biểu: “Thường xuyên ăn chao đậu có thể phòng ngừa được bệnh nghễnh ngãng”. Ông nói chao đậu có chứa chất xúc tác, trong đó một số nguyên tố có thể sinh ra nhiều loại vitamin B và các vi khuẩn có ích. Vì thế vị chuyên gia này đề xướng: người Mỹ nên học tập người Trung Quốc, hàng ngày nên thường xuyên ăn chao đậu.
IV. Cá
1. Ăn cá có thể phòng bệnh ung thư và kéo dài tuổi thọ
Các chuyên gia Anh cho rằng nếu những người nghiện hút thuốc học tập người Nhật Bản ăn nhiều cá tươi thì tỷ lệ tử vong hàng năm sẽ giảm xuống rất nhiều. Ý kiến này được đăng trong Tạp chí Bệnh ung thư ở Anh. Các nhà khoa học Nhật Bản làm việc tại bệnh viện ung thư sau khi làm nghiên cứu ở 4000 người khỏe mạnh và 1000 người mắc bệnh ung thư đã đưa ra kết luận rằng: bất kể là đàn ông hay đàn bà ăn nhiều cá tươi, tỷ lệ ung thư phổi giảm xuống rõ rệt. Đương nhiên nếu ăn cá kho hoặc cá khô thì không có được kết quả như vậy.
Giáo sư phụ trách về nghiên cứu này cho biết người Nhật Bản rất thích ăn cá tươi. Chúng tôi cho rằng mặc dù số người nghiện thuốc lá ở Nhật Bản và ở Anh là như nhau nhưng người mắc bệnh ung thư phổi ở Nhật Bản chỉ bằng 2/3 số người mắc bệnh ở Anh, nguyên nhân có lẽ là do họ ăn nhiều cá tươi hơn.
2. Ăn cá sẽ tăng thêm sức khỏe
Đầu cá
Có tới 60% đầu cá là do chất béo tạo thành, trong đó hợp chất DHA có lợi cho việc phát triển đại não và làm giảm chất cholesterol trong cơ thể, kéo dài và làm chậm sự thoái hóa của cơ thể. Đầu cá có thể nấu canh hoặc kho với đậu phụ. Theo kinh nghiệm dân gian thì kho đậu phụ với đầu cá mè cho trẻ em và người già ăn sẽ có tác dụng bổ não, kéo dài tuổi thọ. Nếu trong các bữa ăn hàng ngày thường xuyên ăn đầu cá sẽ hấp thụ được nhiều DHA, đại não sẽ thường xuyên được bổ sung các thành phần cần thiết.
Bong bóng cá
Bong bóng cá là bộ phận có tác dụng chìm nổi trong cơ thể cá. Bong bóng cá có chất “nhân sâm biển”, thành phần chủ yếu của nó là các chất protein dính, có nhiều đường và các nguyên tố vi lượng, các vitamin, canxi, kẽm, sắt, sêlen v.v… Hàm lượng protein của bong bóng cá đạt tới 84,2% trong khi đó chất béo chỉ có vẻn vẹn 2% đây còn là loại protein ít chất béo nhất. Bong bóng cá không những là món ăn nổi tiếng trong các bữa tiệc mà còn có tác dụng tẩm bổ và dùng làm thuốc.
Mắt cá
Ăn nhiều mắt cá sẽ có lợi cho thị lực. Hàm lượng sêlen trong cá có quan hệ rất mật thiết đến thị lực của con người. Nếu cơ thể thiếu nguyên tố sêlen thì sẽ ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Vì các tế bào trong mắt có chứa chất xúc tác của sêlen, nó có tác dụng loại trừ các gen tự do có hại cho mắt, vì thế nó có tác dụng bảo vệ cho màng mỏng của mắt và nâng cao thị lực của mắt.
Vây cá
Các nhà nghiên cứu gần đây của các nhà dinh dưỡng học đã phát hiện ra rằng trong vây cá có chứa nhiều chất béo, protein, và nhiều khoáng chất khác. Nhiều người giảm trí nhớ, nguy