Thực phẩm giúp cho trẻ thông minh hơn

13:57 25/02/2014

(Giúp bạn)

Hãy chăm cho bé nhà bạn ăn những loại thực phẩm dưới đây để trẻ thông minh và học giỏi hơn nhé.


Những thực phẩm chứa chất béo giúp trẻ thông minh hơn


 

Chất béo (bao gồm cả chất béo no, béo không no, cholesterol... trong mỡ cá, dầu thực vật, mỡ heo, hoa quả...) đều có tác dụng trong việc hình thành hệ thần kinh và màng tế bào thần kinh. Các axít béo còn quan trọng cho việc hình thành cấu trúc và chức năng của não như DHA, ARA, đặc biệt quan trọng cho trẻ, đặc biệt trong 3 năm đầu đời. Chính vì thế, việc bổ sung chất béo 1 cách thông minh cho trẻ chính là việc mẹ cần làm. Dưới đây là top 5 loại thực phẩm chứa chất béo hàng đầu có thể giúp con bạn phát triển trí thông minh, hãy cho trẻ ăn nhiều nhé:

thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-1
Chế độ ăn có thể giúp trẻ thông minh hơn

Bơ lạc

Bơ lạc có chứa hàm lượng phong phú vitamin A, vitamin E, axit folic, canxi, magiê, kẽm, sắt, chất xơ và protein... vì thế, nó là trợ thủ tuyệt vời giúp phát triển não bộ và sức khỏe thể chất của trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên cho trẻ ăn bơ lạc với thực phẩm ít năng lượng hơn, chẳng hạn như rau và trái cây.

Bạn nên cho trẻ ăn bơ lạc 2 lần/tuần. Cách ăn ngon nhất chính là phết bơ lạc lên bánh mì cho trẻ ăn. Các mẹ cần lưu ý, bơ lạc tuy rất tốt nhưng không phải trẻ nào cũng ăn được, các mẹ cần lưu ý để ngừng cho bé ăn nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị dị ứng bơ lạc.

thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-2
Bạn có thể cho bé ăn bơ lạc kèm với bánh mì

Dầu ô-liu

Dầu ô-liu là tinh dầu thiên nhiên cao cấp có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giàu vitamin E, a-xít béo Omega - 6...rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể bé.

Trong mỗi bữa ăn của trẻ, nếu có thêm 2-3 muỗng dầu ô-liu sẽ giúp hệ tiêu hóa bé hấp thụ tốt hơn đồng thời nâng cao sự vận động não bộ, và tiếp thu nhanh hơn.

thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-3
Dầu ô liu rất tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ

Bạn có thể trộn 1-2 thìa nhỏ dầu ô-liu vào thức ăn sau khi đã nấu chín và nhấc khỏi bếp.

Phô mai

Phô mai là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại protein, lipid đường, vitamin và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và phát triển trí thông minh của bé. So với sữa thông thường, phô mai không chứa đường nên với những trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa thì đây là sản phẩm thay thế rất tốt.

Hơn nữa, phô mai chứa thành phần chủ yếu là casein, loại protein giúp trẻ dễ tiêu hóa. Riêng về calci, với cùng trọng lượng như nhau thì hàm lượng trong phô mai gấp 6 lần trong sữa, lại chứa vitamin D nên có tác dụng tốt cho hấp thu calci vào xương. Vì vậy, phô mai thường thân thiện hơn với hệ tiêu hóa của các em, đặc biệt là trẻ nhỏ.

thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-4
Chọn phô mai làm bữa ăn phụ cho bé

Bạn có thể dùng phô mai như bữa ăn nhẹ cuối chiều cho bé. Và vì phô mai rất giàu giá trị dinh dưỡng nên các mẹ cần lưu ý, giảm bớt sữa, và dầu mỡ có trong thức ăn của trẻ để không dẫn đến tình trạng trẻ bị béo phì nhé.

Chất béo omega-3

Omega-3 là những a xít béo không bão hòa rất cần thiết vì giúp bộ não phát triển hoạt động tốt hơn. Nó là một trong những thực phẩm tốt nhất cho não của trẻ vì hàm lượng chất béo thấp, chứa EPA và DHA, giúp cải thiện hoạt động của các tế bào não, tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ.

thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-5
Trong cá hồi và các loại hải sản có chứa a xít béo omega-3 rất tốt cho trẻ

Những a xít kỳ diệu này làm nhẹ quá trình chuyển những tín hiệu thần kinh giữa các nơron não bộ, và cần thiết cho việc hình thành tế bào thần kinh. Nhờ đó, sự chú ý, trí nhớ, khả năng tập trung của bé dần phát triển hơn.

Omega-3 có nhiều trong cá hồi và các loại hải sản khác. Các mẹ có thể cho trẻ ăn 2 lần/tuần các loại thực phẩm chứa omega-3.

Quả bơ

Bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng, hàm chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là . Vì trong quả bơ có chứa lượng protein, vitamin E, vitamin C cao. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ngoài ra các chất chống ôxy hoá trong trái bơ có tác dụng bảo vệ các tế bào não, còn vitamin B tổng hợp có tác dụng tăng cường trí nhớ. Vì thế quả bơ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển trí não của trẻ em.

thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-6
Các mẹ nên chăm cho trẻ ăn sinh tố bơ nhé
Bạn có thể chế biến thành sinh tố bơ và cho trẻ ăn 1 cốc nhỏ mỗi ngày.

5 nhóm thực phẩm "giết chết" sự sáng tạo và thông minh của trẻ


Dưới đây là danh sách 5 nhóm thực phẩm mà các mẹ nên hạn chế cho con ăn để bảo vệ sự sáng tạo và thông minh của con.

Khi nói đến dinh dưỡng, ai cũng biết rằng có những siêu thực phẩm giúp trẻ thông minh, tránh thừa cân, kích thích chức năng nhận thức của não bộ, tăng cường trí nhớ... Mặt khác, cũng có một số thực phẩm được cho là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của bộ não của trẻ, ví dụ như không giúp trẻ phát huy được tính sáng tạo, nói cách khác là làm giảm trí thông minh của trẻ.
 
Các chuyên gia thực phẩm hàng đầu cho rằng trẻ em nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đó để giảm thiểu tác hại tiêu cực của chúng. Dưới đây là danh sách 5 nhóm thực phẩm mà các mẹ nên hạn chế cho con ăn để bảo vệ sự thông minh và sáng tạo của con.
 
1. Thực phẩm ăn vặt
 
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Đại học Montreal (Mỹ) đã tiết lộ rằng đồ ăn vặt có thể làm thay đổi các hóa chất trong não, dẫn đến các triệu chứng liên quan đến lo âu, hồi hộp. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm ăn vặt có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dopamine, một hóa chất quan trọng nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, hỗ trợ chức năng nhận thức, năng lực học tập, sự tỉnh táo và khả năng ghi nhớ. 
 
Chính vì vậy, trẻ em càng không nên ăn các món ăn vặt có chứa quá nhiều chất béo.
 
thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-7
Thực phẩm ăn vặt có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến não. Ảnh minh họa
 
2. Thực phẩm nhiều đường
 
Không chỉ trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ các loai thực phẩm chứa nhiều đường về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, và nó cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người. Mặt khác, đường cũng có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của những trẻ đang trong độ tuổi khám phá, học hỏi. 
 
Đây là lý do tại sao các mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều các loại thực phẩm như bánh kẹo có chứa xi-rô ngô hay chất fructose.
 
3. Thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn
 
Hầu như tất cả các thực phẩm chế biến sẵn đều có có chứa hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ gia, hương vị nhân tạo, chất bảo quản... và các chất này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến hành vi và chức năng nhận thức ở cả người lớn và trẻ em do hóa chất gây ra. 
 
Các loại thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn nếu được tiêu thụ quá mức sẽ từ từ phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não. Điều này đặc biệt nguy hại cho trẻ em vì não trẻ luôn trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển để cung cấp cho trẻ những tư duy và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
 
4. Thực phẩm quá mặn
 
Ai cũng biết rằng ăn mặn ảnh hưởng đến huyết áp và gây cản trở cho sức khỏe của tim mạch. Tuy nhiên, ít ai nào biết rằng,  thực phẩm có chứa một lượng muối (natri) lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm giảm khả năng suy nghĩ của con người. Nói cách khác, thức ăn mặn ảnh hưởng đến trí thông minh của con người!
 
Trẻ em là đối tượng cần bổ sung những thực phẩm bổ não nhất để. Chính vì vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đừng tạo cho con thói quen ăn mặn để tránh hại não của con.
 
thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-8
Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đừng tạo cho con thói quen ăn mặn để tránh hại não. Ảnh minh họa
 
5. Thực phẩm chứa chất ngọt nhân tạo
 
Nhiều cha mẹ vô tình cho con ăn phải những đồ ăn, thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo mà không hề biết rằng, chất ngọt này sẽ hủy hoại sức khỏe não bộ của con rất nhiều.
 
Đúng là chất ngọt nhân tạo chứa calo ít hơn, thực sự chúng lại có thể gây hại nhiều hơn có lợi! Nếu tiêu thụ trong một thời gian dài, chất ngọt nhân tạo này có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén, tinh tế và sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy của trẻ.

Tham khảo thêm 6 cách đơn giản rèn trí thông minh cho bé bằng âm nhạc

Bạn hãy cùng bé rèn luyện thể chất và trí thông minh bằng âm nhạc với những gợi ý dưới đây nhé!

1. Nghe nhạc cùng bé

Bạn hãy chọn một vài bài hát hoặc bản nhạc không lời để cùng nghe với bé, giúp bé dần dần làm quen với các tiết tấu, giai điệu sống động, hân hoan, trữ tình, dịu dàng… tương ứng với các trạng thái cảm xúc như: hạnh phúc, tức giận… Từ đó, bé sẽ phân biệt được các hành động và cách biểu đạt đơn giản của các trạng thái cảm xúc.

thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-9
 
2. Chơi nhạc cụ đồ chơi
 
Bạn có thể mua cho bé một số nhạc cụ đồ chơi như: trống nhỏ, đàn celesta (loại nhạc cụ có phím bằng thép, khi gõ lên phím, đàn phát ra âm thanh như tiếng chuông), đàn piano, harmonica, maracas (nhạc cụ làm bằng gỗ của người Trung Mỹ, còn gọi là cái “shac–shac”)… để bé có thể tự chơi các nhạc cụ này bằng các động tác đơn giản: gõ, bấm phím, thổi hơi… tạo nên nhiều loại âm thanh phong phú, kích thích sự hưng phấn của bé.
thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-10
 
3. Mô phỏng tiết tấu
 
Bố mẹ dùng trống hoặc maracas hay một số nhạc cụ đơn giản khác tạo thành một chuỗi âm thanh có tiết tấu đơn giản, rõ ràng rồi đố bé làm lại. Bạn có thể tham khảo cách làm này với cách vỗ tay theo nhịp trong chương trình Đồ rê mí.
thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-11
 
4. Dạy bé hát
 
Bắt đầu từ những làn điệu dân ca hay bài hát thiếu nhi có giai điệu vui vẻ, ca từ đơn giản, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, mẹ và bố hãy hát thường xuyên để bé nghe và làm quen với giai điệu (cũng có thể mở băng, đĩa thiếu nhi để bé học theo các bạn).

Khi bé đã quen thuộc với giai điệu và ca từ, bạn hãy dạy bé hát hoặc cũng có thể dạy bé múa theo giai điệu bài hát. Với những bé đang ở độ tuổi tập nói thì có khi chưa cần người lớn dạy, bé đã tự hát theo được rồi.

thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-12
 
5. Múa cùng bé
 
Cùng với bé, bố mẹ có thể kết hợp những hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như rửa bát, quét nhà, mặc quần áo… với những bài hát, giai điệu phù hợp để biến chúng thành những “điệu nhảy”, động tác múa đơn giản tùy theo cảm hứng. Bạn cũng có thể khuyến khích bé bắt chước bước đi và động tác của một số con vật mà bé yêu thích theo nhịp nhạc như: thỏ gật đầu, cánh cụt đi bộ, mèo vuốt râu, voi lúc lắc cái vòi…
thuc-pham-giup-cho-tre-thong-minh-hon-13
 
6. Thay đổi giai điệu âm nhạc
 
Sau khi bé đã làm quen và có hứng thú với một số bản nhạc, bài hát nhất định, bạn cho tiếp xúc với các thể loại nhạc mới có tiết tấu phong phú hơn, đòi hỏi các động tác minh họa của cơ thể phức tạp hơn. Đồng thời, để bé cảm nhận được sự thay đổi của tiết tấu âm nhạc, bạn hãy chọn một bản nhạc lúc nhanh, lúc chậm hoặc có nhiều đoạn cao trào hay sử dụng dàn trống, kèn tạo hiệu ứng mạnh mẽ.

Đi cùng với bài nhạc, các động tác “múa” minh họa của bé cũng bắt buộc phải thay đổi nhanh, chậm theo giai điệu. Một gợi ý nhỏ cho phần này là điệu nhảy “Chicken dance” đi kèm với giai điệu nhanh dần đều luôn được các bé yêu thích.




(ST)

Comments