Bí quyết chi tiêu trong khả năng
(Giúp bạn)Nhiều người tự nhận thấy rằng mình tiêu nhiều hơn tiết kiệm được và dẫn đến việc nợ nần chồng chất. Đây là một chuỗi các hệ quả thường thấy. Bạn cần có kế hoạch và kỷ luật để có thể tránh những hậu quá như trên.
Bước đầu tiên là thiết lập ngân sách. Bạn có thể cảm thấy việc này là khá phiền phức, tuy nhiên, lập ngân sách đơn giản chỉ là kiểm soát thu nhập và chi tiêu nhằm định hướng xem bạn kiếm được bao nhiêu tiền và sẽ tiêu tiền vào những mục nào cho hợp lý. Một khi bạn đã nắm rõ được ngân sách của mình, bước tiếp theo là xác định xem những mục chi tiêu nào có thể cắt giảm hoặc kiếm thêm tiền để có thể đạt được mục tiêu tài chính. Sau đây là một số bước cuối cùng trong quy trình lập ngân sách:
- 1
Xác định nhu cầu và mong muốn
Đâu là những thứ bạn muốn? Đâu là những thứ bạn thật sự cần? Bạn hãy cân nhắc tình hình tài chính của bản thân và nhìn nhận một cách tổng quát. Hãy làm 2 danh sách – một là những thứ bạn muốn và một là những thứ bạn cần. Trong quá trình lập danh sách này, hãy tự hỏi:
- Vì sao bạn muốn thứ đó?
- Nếu bạn không có thứ đó thì có gì khác không?
- Nếu bạn có được thứ đó rồi thì có ảnh hưởng hay thay đổi gì đến những thứ khác không? (tốt hơn hay xấu đi)
- Những thứ gì thực sự quan trọng với bạn?
- Điều này có phù hợp với giá trị của bạn không?
Ngân sách của mỗi người đều khác nhau dựa trên những khoản cần và muốn.
- 2
Hướng dẫn
Ngân sách của mỗi người đều khác nhau dựa trên những khoản cần và muốn. Bảng Dự thảo Ngân sách sẽ đưa ra một số hướng dẫn về sắp xếp các khoản chi tiêu vào từng mục một cách hợp lý. Bạn có thể sẽ phải điều chỉnh và thêm vào những mục chi tiêu hàng ngày như tiền đi cafe hay đi thăm họ hàng, tuy nhiên, đừng quên cắt giảm ở mục khác nếu thêm vào các mục chi tiêu mới.
- 3
Theo dõi, cắt giảm và đặt mục tiêu
Một khi bạn bắt đầu quan sát và theo dõi chi tiêu của mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mình tiêu hàng triệu đồng mỗi tháng cho việc ăn nhà hàng hay các khoản chi phí hàng ngày. Một số chi phí này có thể được cắt giảm. Giảm bớt chi tiêu dần dần sẽ dễ dàng hơn là cắt hoàn toàn một khoản chi phí nào đó. Chúng ta nên thực tế. Điều đó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai.
Cắt giảm chi phí một cách linh hoạt.
Đặt mục tiêu tiết kiệm cho mỗi tháng sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí một cách linh hoạt. Bạn cũng cần suy tính kỹ trước khi đặt mục tiêu:
Mục tiêu đặt ra phải cụ thể để có thể dựa vào đó, đặt ra kế hoạch hành động. Ví dụ: tiết kiệm đủ tiền để đi du lịch nước ngoài nhân dịp kỷ niệm ngày cưới.
Cần chi tiêu trong mục tiêu đặt ra.
Mục tiêu đặt ra phải mang tính định lượng để có thể biết được bạn đang ở đâu so với mục tiêu đã đề ra. Ví dụ: một chuyến đi nước ngoài tốn 20 triệu, hiện tại, bạn đang tiết kiệm được 8 triệu.
Mục tiêu đặt ra phải có tính khả thi. Ví dụ: Bạn biết số tiền bạn tiết tiệm hàng tuần gộp lại có thể đủ để chi trả cho chuyến du lịch đi nước ngoài.
Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với nhu cầu thực sự của bạn. Bạn không muốn bỏ công sức vào mục tiêu không phù hợp với nhu cầu thực sự của mình. Ví dụ: Bạn muốn nghỉ ở khách sạn sang trọng bậc nhất nhân kỷ niệm ngày cưới của mình chưa chắc là cần thiết.
Mục tiêu đặt ra phải có thời gian cụ thể. Ví dụ: bạn muốn đi du lịch Ý vào mùa hè năm tới.
Biểu đồ này sẽ đưa ra một số hướng dẫn về việc phân loại các khoản vào các mục chi tiêu khác nhau một cách hợp lý. Nếu chi phí cho việc đi lại hoặc nhà ở tại khu vực bạn sống đắt hơn, bạn nên điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bạn muốn thêm mục quà tặng hoặc những khoản chi tiêu khác, bạn sẽ phải cắt giảm chi phí của các mục khác.