Bí quyết làm việc khi mang bầu
(Giúp bạn)Có những việc tưởng như chả ảnh hưởng gì đến em bé nhưng thai phụ cũng nên tránh, hoặc hạn chế làm để đảm bảo mẹ tròn con vuông.
7 loại công việc bà bầu nên tránh
- 1
Lao động nặng nhọc.
Lao động nặng nhọc tiêu hao nhiều nhiệt lượng, làm tăng nhanh lượng máu đi ra ở tim, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể làm sảy thai hoặc sinh non.
- 2
Thường phải cúi người, quỳ hoặc trèo với cao.
Quỳ hoặc cúi cong người nhiều sẽ gây chèn ép vùng bụng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
- 3
Công việc trên cao.
Việc trượt ngã, nhất là từ trên cao rất nguy hiểm cho thai phụ, vì thế cần tránh những công việc phải làm ở độ cao cách mặt đất khoảng hai mét trở lên.
- 4
Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Hóa chất độc hại (có chứa chì thủy ngân, asen, các hợp chất nitrogen, carbon monoxide, nitơ, benzen, toluen, xylen, ethylene oxide, anilin, formaldehyde) có thể là tác nhân gây ra dị tật thai nhi và ung thư.
- 5
Môi trường nhiệt độ cao, chấn động mạnh, tiếng ồn quá lớn
Nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường làm việc có nhiệt độ quá cao, chấn động mạnh, âm thanh quá lớn đều ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
- 6
Tiếp xúc với bức xạ điện từ, chất phóng xạ
Bức xạ điện từ, chất phóng xạ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi: gây dị dạng, làm thai nhi đần độn. Vì vậy những thai phụ theo đuổi công việc nghiên cứu bức xạ điện từ, làm ở nơi sản xuất ti vi, tại các khoa trị bệnh bằng tia phóng xạ phải tăng cường phòng hộ thật cẩn thận khi làm việc.
- 7
Ngành y
Nhân viên y tế thường xuyên phải tiếp xúc với những bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm do vi rút, trong đó có các loại vi rút có thể nguy hại đến thai nhi.
5 cách chăm sóc cơ thể khi làm việc
Khoảng 75% phụ nữ trong thời gian đầu mang thai hay nôn ọe, vì vậy nên chuẩn bị một ít túi nilong trong túi xách để kịp dùng ngay khi cần. Bụng rỗng dễ làm tăng thêm phản ứng buồn nôn, do vậy khi đi làm bạn nên mang thêm một chút đồ ăn vặt để nhấm nháp khi đói.
- 1
Chú ý bổ sung lượng nước
Nếu số lần đi tiểu tiện tăng lên bạn cũng đừng ngại. Trong thời gian mang thai tiểu tiện thường xuyên rất quan trọng nếu không sẽ bất có lợi cho sức khỏe.
- 2
Nghỉ ngơi hợp lý và có những vận động thích hợp trong thời gian làm việc:
Nếu công việc phải ngồi lâu thỉnh thoảng bạn nên đứng dậy đi lại một chút, ngược lại công việc đứng lâu thì nên ngồi nghỉ một lát.
- 3
Đi giày dép thấp và mặc quần áo rộng rãi
Để tạo một không gian tự do cho chính mình và cho cả thai nhi.
- 4
Sóng điện từ nguy hại đối với thai phụ
Nhưng đa số công việc hiện nay lại không thể tách khỏi máy tính và điện thoại di động. Vậy bạn phải làm gì? Thứ nhất, có thể mặc trang phục phòng chống bức xạ. Thứ hai, khi ngồi nên giữ khoảng cách từ máy tính đến người bạn một cánh tay. Chú ý thêm là bức xạ của máy tính để bàn lớn hơn nhiều so với máy tính xách tay.
6 điều cần biết khi vận động
- 1
Thận trọng khi cúi người khom lưng
Sau sáu tháng trọng lượng của thai nhi sẽ gây cho cột sống của bạn một áp lực khá lớn nên thường khiến bạn cảm thấy đau lưng. Do đó nên tránh những động tác cúi, khom lưng để không tạo thêm gánh nặng cho cột sống. Nếu cần cúi xuống nhặt một vật gì dưới đất phải từ từ và nên khuỵ đầu gối xuống trước rồi mới cúi.
- 2
Đứng dậy từ từ
Thai phụ nằm nghiêng sẽ dễ chịu hơn so với nằm ngửa. Để trọng lượng của cơ thể phân phối đều, bạn nên lót một cái gối nhỏ ở giữa đầu gối. Nếu cảm thấy tê người hoặc đau ở vùng thận hãy lót một chiếc gối nhỏ ở cạnh sườn, tránh cho lưng khỏi bị cong gập. Khi mang thai nhi đã 6-7 tháng nên làm động tác đứng dậy một cách từ từ, có thứ tự để tránh cơ ở vùng bụng quá căng. Nếu nằm ngửa người khi ngủ, trước khi dậy bạn nên xoay nghiêng thân mình, nhấc phần vai lên trước sau đó mới dùng khuỷu tay đỡ toàn thân lên.
- 3
Nghỉ ngơi liên tục nếu phải đứng lâu
Nếu thai phụ phải đứng lâu, tuần hoàn máu ở phần đùi có thể giảm, dẫn đến phù chân. Vì vậy bạn cần cho cơ thể được nghỉ ngơi định kỳ bằng cách ngồi trên ghế, buông hai chân đặt trên một cái ghế nhỏ. Cách này giúp máu tuần hoàn tốt và phần lưng được thả lỏng. Nếu không có điều kiện ngồi thì hãy chọn cho mình một tư thế đứng để cơ thể được thoải mái nhất. Nếu phải đứng lâu, để kích thích tuần hoàn máu có thể thử đặt trọng tâm từ ngón chân chuyển sang gót chân, từ đùi bên này chuyển sang đùi bên kia.
- 4
Tựa lưng khi ngồi
Tư thế ngồi chính xác nhất của thai phụ là để lưng tựa vào ghế, khi cần thiết có thể lót thêm một chiếc gối nhỏ ở vùng thận. Nếu phải ngồi lâu để làm việc thỉnh thoảng nên đứng lên vận động giúp cho tuần hoàn máu và phòng tránh bệnh trĩ. Nếu phải làm việc lâu trên máy tính cứ một tiếng nên đứng nghỉ một lần.
- 5
Thả lỏng khi đi bộ
Đi bộ rất có lợi cho những người mang thai, vì chúng làm tăng lượng oxy, thúc đẩy tuần hoàn máu, và tác động nhẹ nhàng lên các khớp. Khi đi bộ nếu cảm thấy mệt lập tức phải dừng lại ngồi nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút. Nên đi bộ trong công viên hoặc đường phố vắng vẻ thoáng mát, tránh những nơi có khả năng hít phải nhiều khói bụi ô nhiễm. Hãy giữ tư thế đi thẳng, hai vai thả lỏng và chọn giày đế thấp, bề mặt êm để đi bộ cho thoải mái.
- 6
Thư giãn trên tàu xe
Ngồi nhiều giờ trên tàu xe không có lợi cho thai phụ. Do đó nếu đi tàu bạn nên thỉnh thoảng đứng dậy đi đi lại lại. Khi đi xe hơi riêng cũng nên dừng lại nhiều hơn ở dọc đường để cơ thể được thư giãn. Trường hợp đi xe khách, hãy đề nghị được ưu tiên một chỗ ngồi có thể duỗi chân thoải mái hơn và không sợ ngã hay mất thăng bằng khi phanh gấp.