Biểu hiện rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

14:25 14/04/2015

(Giúp bạn)Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống.

-1

Biểu hiện của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Theo Dân trí, các triệu chứng ADHD mang tính “ngụy trang” nhưng được lặp lại thường xuyên như:

Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập: Ở lớp, trẻ ADHD thường mới phát hiện ra để quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ trẻ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất bút (thậm chí mất cả cặp) khiến phải mua mới liên tục và dặn dò kỹ lưỡng nhưng trẻ “quên vẫn hoàn quên”.

Không giao tiếp với bạn bè: Trẻ ADHD thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.

Lơ đãng, hay mơ màng: Trẻ ADHD không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc các yêu cầu làm bài tập…

Khó khăn bày tỏ cảm xúc: Bệnh nhi ADHD cũng thường gặp các tật chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Hệ quả tất yếu là trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc cử chỉ thông thường.

Vnexpress dẫn lời Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Chuyên gia tâm lý Trường mầm non Hoàng Gia cho biết thêm về các triệu chứng của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD):

- Tăng vận động: Bé múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Ở lớp bé không thể ngồi yên một chỗ như các bạn khác và thường xuyên phải đụng vào bạn này, chọc phá bạn kia. Bé thường không lúc nào nghỉ ngơi tay chân.

- Giảm chú ý: Bé khó tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, kể cả lúc vui chơi. Bé dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.

Hai biểu hiện này sẽ phối hợp và biểu hiện cùng nhau, mức độ thể hiện nhiều hay ít tùy từng trẻ. Có trẻ chủ yếu bị tăng động, có trẻ chủ yếu bị giảm chú ý.

Trẻ mắc ADHD - Cần lắm sự chung tay của gia đình và nhà trường

Tuy thường quậy phá, dễ nổi nóng làm phiền lòng thầy cô và cha mẹ, nhưng các trẻ ADHD lại rất cần sự quan tâm và chung tay của cả nhà trường lẫn gia đình trong việc chữa trị. Nếu để muộn (đến tuổi vị thành niên), vấn đề sẽ trở nên rất khó khăn do trẻ học tập kém, rối loạn các mối quan hệ với bạn bè và người xung quanh, kém tự tin, mặc cảm hoặc nhiễm các thói hư tật xấu, có hành vi chống đối xã hội... Đến 65% trẻ bị ADHD tiếp tục trải qua rối loạn này ở thời kỳ trưởng thành, có nhiều khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động, dễ bị kích thích và gây hấn, tính tình ngang bướng, cục cằn, lập dị... Do vậy, việc phát hiện, điều trị và can thiệp sớm rối loạn ADHD là rất cần thiết.

Đối với từng học sinh có biểu hiệu tăng động/giảm chú ý, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để hỗ trợ quá trình điều trị cho các em. Trong một số trường hợp, chính giáo viên nên là người để ý quan sát, phát hiện và khuyên cha mẹ học sinh đưa con mình đi khám bệnh kịp thời.

Trong một số trường hợp, chính giáo viên nên là người để ý quan sát, phát hiện và khuyên cha mẹ học sinh đưa con mình đi khám bệnh kịp thời.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Tinh dịch tốt cho sức khỏe của phụ nữ
-3 Trẻ em không nên uống thuốc Tetracyclin 1%
-4 Những dấu hiệu trẻ đang bị lạm dục tình dục
-5 Triệu chứng bệnh buồng trứng đa nang phụ nữ cần biết

Theo GDVN

Comments