Cách khắc phục khi trẻ bị dị ứng thời tiết
(Giúp bạn)Không được ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mạn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh dị ứng nặng hơn.
Trả lời trên Sức khỏe và Đời sống, bác sĩ Vũ Thu Dung cho biết: "Mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa khiến trẻ rất khó chịu".
Ngoài các tác nhân gây bệnh như thời tiết, phấn hoa, bụi, lông súc vật…, bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và thuốc men. Trẻ hay bị mẩn ngứa phải tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, cần chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ và phải kiêng kỵ những thực phẩm sau: Chú ý tới các thực phẩm giàu protein, nhất là sữa. Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa mà mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa hoặc phải nấu sôi sữa nhiều lần để làm biến đổi tính chất của protein trong sữa; Không được ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mạn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh nặng hơn, rất dễ chuyển thành mạn tính.
Người mẹ cũng phải kiêng các thực phẩm này và kiêng thêm thức ăn có tính kích thích, chua, khó tiêu; Không được ăn thức ăn nguội lạnh.
Trẻ bị mẩn ngứa do thấp tỳ vị hư nhược, nếu ăn nhiều thức nguội lạnh dễ tổn thương tì vị và hàn thấp, từ đó, máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt dễ “nổi loạn” trên da và thịt, phát thành bệnh.
Vì vậy, trẻ bị mẩn ngứa không chỉ phải kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh trong thời kỳ phát bệnh mà phải kiêng cả trong thời gian bệnh đã ổn định để bệnh không tái phát và nặng hơn.
Cứ đến khi chuyển mùa là con tôi bị mẩn ngứa khắp người (Câu hỏi trên Sức khỏe và Đời sống)
Cũng theo những lời khuyên trên Vnexpress của bác sĩ CK2 Huỳnh Thị Duy Hương, nguyên giảng viên chính bộ môn Nhi, Đại học Y Dược, TP HCM cho biết:
Da bé từ 3 tuổi có nhiều khác biệt với da của người lớn. Thứ nhất là khác biệt về cấu trúc: biểu bì mỏng hơn, thượng bì mỏng hơn, tế bào sừng nhỏ hơn, tính đàn hồi cao hơn.
Về thành phần: da trẻ em cũng khác da người lớn: hàm lượng nước dưới da nhiều hơn, các yếu tố giữ ẩm tự nhiên ít hơn, lượng sắ tố đen ít hơn, ít chất béo hơn, lớp axít ngoài da chưa hoàn thiện. Về chức năng cũng khác: khác về trao đổi nước, hàng rào da không hiệu quả như người lớn, da trẻ nhạy cảm với yếu tố môi trường nhiều hơn người lớn.
Da trẻ mỏng hơn da người trưởng thành, lớp da thượng bì chỉ mỏng độ khoảng 30% so với người lớn. Da dễ thấm nước và dễ thấm các chất gây kích ứng, hàng rào bảo vệ chống lại những tác hại từ môi trường (chất kích ứng, chất dị ứng, vi khuẩn) kém hơn. Da cần sự bảo vệ thì mới khỏe mạnh.
Chăm sóc da đúng cách gồm 3 bước:
- Làm sạch da.
- Lau khô.
- Bôi kem dưỡng ẩm.
Ngoài ra, phải sử dụng những sản phẩm sữa tắm thích hợp với đặc tính của da trẻ.
Tiến Khê
Theo GDVN