Lợi ích khi cho trẻ ngủ cùng bố mẹ

14:33 14/04/2015

(Giúp bạn)Các bậc phụ huynh nên để trẻ ngủ cùng bố mẹ vì nó đem lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng cần đúng cách.

Cho trẻ ngủ cùng bố mẹ đem lại nhiều lợi ích cho bé

Độc lập sớm

Theo Báo điện tử Kiến thức, trong khi mọi người thường tin rằng, trẻ ngủ riêng bố mẹ mới có tính độc lập thì hoàn toàn sai. Khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Trẻ ngủ cùng bố mẹ từ bé sẽ phát triển tính tự lập sớm hơn và không phải trải nghiệm cảm giác lo lắng khi bị tách riêng lúc còn nhỏ. Tình cảm nhận được từ bố mẹ đầy đủ sẽ khiến con không có nhu cầu nhõng nhẽo, hay cố gây sự chú ý.

Theo tiến sỹ Jay Gordon, tác giả cuốn sách "Good Nights: The Happy Parents Guide to the Family Bed" nhận định, một đứa trẻ thường xuyên được ngủ cùng với bố mẹ, sẽ nhận được ôm ấp, vỗ về nên ít có biểu hiện mút tay, cũng không cần những đồ vật trấn an tâm lý.

Tạo dựng lòng tự trọng

Trẻ em ngủ cùng bố mẹ sẽ có cảm giác an toàn hơn, do đó sẽ ít gặp phải các hành vi, áp lực tâm lý và hài lòng hơn với cuộc sống. Chúng cũng ít có khả năng bị rối loạn căng thẳng so với những trẻ không ngủ cùng bố mẹ.

Phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ

Chuyên gia Nuôi dạy nhi khoa, Tiến sĩ William Sears giải thích, trong suốt hơn 30 năm quan sát và nghiên cứu các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung giường thì thấy, những đứa trẻ này thường có dấu hiệu phát triển nhanh hơn.

Trong trường hợp này, trẻ không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về tình cảm, trí tuệ, thể chất. Có lẽ chính những vuốt ve, âu yếm mà bố mẹ dành cho trẻ trong lúc ngủ đã kích thích tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ lớn nhanh hơn.

Giảm nguy cơ căng thẳng và đột tử (SIDS)

SIDS là hội chứng đột tử ở trẻ em mà đa số những trường hợp xảy ra là với trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ bị chứng này hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ một triệu chứng nào lạ về sức khỏe. Nhiều bố mẹ bỗng thấy con mình biến sắc, mềm nhũn và đã tắc thở từ bao giờ. Một số ít trường hợp may mắn bé sẽ được hồi tỉnh lại bằng các phương pháp hồi phục hoạt động của tim và hô hấp.

Tai nạn khiến bé bị tử vong trong khi ngủ vẫn được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đột tử ở trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi. Trong nhiều năm nghiên cứu, chuyên gia tâm thần học tại trường đại học Havard, Michael Common, thấy rằng các em bé ngủ riêng thường có nguy cơ đột tử và stress. Trong khi đó, các em bé ngủ chung giường cùng bố mẹ có sự hài hòa tâm lý với mẹ.

Sự gần gũi giữa cha mẹ và con giúp trẻ điều hòa hơi thở, trạng thái ngủ, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể. Những em bé bị bỏ cho khóc một mình sẽ gia tăng nồng độ hormone cortisol, tổn hại đến sự phát triển não bộ, dễ bị ảnh hưởng bởi stress, dễ ốm hơn và quá trình bình phục chậm hơn nếu bị bệnh.

Dễ hơn cho các bà mẹ cho con bú

Các bà mẹ cho con bú sẽ có cảm giác được nghỉ ngơi tốt hơn vì họ không cần phải ra khỏi giường do đó giấc ngủ ít bị xáo trộn và họ cảm thấy tập trung, tỉnh táo hơn vào ban ngày.

Gia đình sẽ gần gũi hơn

Những đứa trẻ ngủ cùng bố mẹ sẽ có nhiều cảm giác kết nối, hạnh phúc và tâm trạng vui vẻ hơn những trẻ em ngủ một mình. Bố mẹ và con cái ngủ cùng nhau mang lại nhiều thời gian cho cả nhà bên nhau mỗi ngày, để chia sẻ tình yêu, nuôi dưỡng những khoảnh khắc ngọt ngào qua từng hơi thở ấm áp trong giấc ngủ.

-1

Những lưu ý khi cho trẻ ngủ cùng bố mẹ

Báo điện tử Gia đình và xã hội cho biết, cho đến nay người ta vẫn tranh cãi nhiều về vấn đề có cho trẻ ngủ chung với bố mẹ hay không. Nhiều ý kiến cho rằng để rèn tính tự lập và đảm bảo an toàn cho trẻ cha mẹ nên sớm tập cho bé ngủ riêng.

Tuy nhiên nhiều khi do diện tích nhà chật hẹp hoặc do bé còn quá nhỏ, cha mẹ vẫn chọn cách ngủ chung với bé. Trong trường hợp này cần lưu ý việc giữ an toàn cho bé.

Giường ngủ của bạn phải tuyệt đối an toàn cho bé. Bạn nên chọn đệm giường phẳng và có độ cứng. Không nên để bé ngủ trên những vị trí có bề mặt mềm như: giường đệm nước và ghế sôpha...

Nếu giường của bạn hơi cao, bạn nên để một tấm chăn dưới đất, đề phòng trường hợp bé lăn xuống. Bạn nên chú ý mua đệm vừa khít giường, không để khoảng trống nào giữa đầu giường và cuối giường với đệm.

Nếu giường của bạn đặt cạnh tường hoặc cạnh tủ, bạn nên thường xuyên kiểm tra kỹ lưỡng để chắc chắn không có khoảng trống nào giữa giường và tường hoặc giữa giường và tủ.

Bạn nên cho bé nằm giữa mẹ và tường, vì mẹ rất nhạy cảm với những tiếng động, dù là rất nhỏ của bé.

Bạn nên mua một cái chăn rộng để dảm bảo độ ấm cho bé và khi bạn hoặc chồng cựa quậy, bạn và chồng sẽ không co hết chăn của con.

Bạn có thể cho bé ngủ trong nôi và để nôi ngay cạnh giường của bạn.

Bạn không được ngủ với bé, nếu bạn uống rượu, uống thuốc hoặc bạn ngủ rất say đến mức không ai có thể gọi bạn dậy được.

Nếu bạn có cân nặng tương đối lớn, bạn không nên ngủ với bé, vì dễ gây nguy hiểm cho bé. Nếu bé ngủ cùng bố mẹ, bạn dễ vung tay hoặc đạp chân vào bé. Vì vậy, tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên để bé ngủ trong nôi và để nôi ngay cạnh giường của bạn để đảm bảo an toàn cho bé.

Trong một vài tháng đầu sau khi sinh, bạn nên bỏ hết gối ôm, chăn nặng ra khỏi giường. Bạn có thể để gối vào giường, nhưng thật chú ý đến quy tắc an toàn cho bé.

Bạn nhớ mặc quần áo ấm cho bé và cho bạn, nhưng hãy chú ý không để bé nóng.

Bạn không nên mặc quần áo có dây thắt hoặc có dải ruy băng dài. Không nên đeo nữ trang đi ngủ và nên quấn tóc gọn gàng, nếu tóc bạn dài.

Bạn không nên sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc xịt nước hoa, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các giác quan nhạy cảm của bé.

Không được để bé ngủ một mình trên giường của người lớn, trừ khi giường đã an toàn tuyệt đối cho bé.

Thuốc tham khảo: Cốm trẻ em Upkid

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Chứng mất ngủ ở trẻ em
-3 Trẻ bị mộng du có sao không?
-4 Tắm nắng có thể gây dị ứng cho trẻ
-5 Vì sao trẻ sợ ăn rau củ quả?


Theo GDVN

Comments