Cách 'thuần phục' bé con hống hách

12:53 11/02/2014

(Giúp bạn)ếu cha mẹ khéo uốn, một đứa trẻ thích ra lệnh, không chịu nhượng bộ sẽ là thiên tài.

  • 1

    Vì sao bé trở nên “khó ưa”?

    Bé vừa qua khỏi thời kỳ tập đi cơ bản. Ở tuổi này, bé chỉ muốn cha mẹ dành tất cả sự chú ý cho bé và không ai khác ngoài bé. Điều này có thể khiến cha mẹ nghĩ rằng bé hống hách. Tuy nhiên, các chuyên gia hay gọi đó là sự “hống hách ngây thơ”.

    Thật ra không phải bé đang muốn điều khiển mọi người, mọi vật mà chỉ là bé đang muốn tìm cách hòa nhập với thế giới hoàn toàn mới lạ này.

    Nếu một đứa trẻ thích chỉ huy nghĩa là bé đang cố gắng điều khiển những đứa trẻ khác hoặc bảo những bạn khác phải làm gì… Điều đó cho thấy bé rất tự tin hoặc bé có ý chí mạnh mẽ, có thể đây là năng khiếu bẩm sinh. Ở độ tuổi này, bé biết rằng khi nói chuyện lớn tiếng hoặc nhanh, hoặc dai dẳng thì bé sẽ đạt được mục đích.

    cach-thuan-phuc-be-con-hong-hach-1

  • 2

    Chỉ là nhất thời hay tính cách?

    Nhiều ý kiến cho rằng đây là một đặc điểm trong tính cách của bé. Nhưng hãy chú ý, trong phần lớn trường hợp, những đứa bé này không phải là những đứa trẻ hư, những kẻ hay đe dọa người khác mà chỉ là bé có ý chí mạnh mẽ và thích quyết định.

    Khả năng thuyết phục mạnh mẽ giúp bé vượt qua những đứa trẻ kém hơn về mặt giao tiếp. Đây là những phẩm chất tuyệt vời cần được bố mẹ chú ý để phát huy.

    Tuy nhiên, khi một đứa trẻ luôn luôn không chịu nhượng bộ hoặc không nghe lời người khác thì đó có thể là dấu hiệu của sự đe dọa hoặc một bệnh lý nào đó.

    Và nếu sự điều khiển, ra lệnh xuất phát từ sự thôi thúc bảo vệ người khác khỏi bị tổn hại thì đó là điều tốt. Nếu anh lớn ra lệnh để em nhỏ tránh xa khỏi bếp ga, ngọn nến hoặc lề đường… thì sự ra lệnh đó đáng hoan nghênh.

  • 3

    Làm gì khi bé thích ra lệnh?

    Là người lớn, bố mẹ sẽ biết mình cần gì, làm như thế nào để đạt được điều mình muốn mà không cần phải nhờ vả hoặc sai bảo người khác. Còn đứa trẻ 3 – 4 tuổi vẫn chưa đủ khả năng về giao tiếp hay nói và đúng hơn là không biết cách nhờ người khác sao cho tế nhị để họ giúp mình một cách vui vẻ. 

    Vì thế, nếu bé có hay sai bảo điều này, điều kia thì không có gì khác thường và bạn nên thông cảm cho bé. Nhưng như thế không có nghĩa là bé muốn gì bạn cũng chạy đi làm ngay. Bố mẹ nên dạy cho con cách đề nghị người khác giúp đỡ và sửa dần cái giọng “hống hách” của bé.

    “Lấy cho tớ con búp bê đó đi!”, “Lấy cho con cuốn sách!”… nếu bé cứ lớn tiếng nằng nặc đòi hỏi để có được cái bé muốn và không ngần ngại với chuyện sai bảo người khác thì lại là điều đáng nói. Ở trường hợp này, rõ ràng là bé biết cách làm cho lệnh của mình phải được tuân theo. Và nguyên nhân chủ yếu thường là do cha mẹ không biết cách từ chối những đòi hỏi của con, luôn làm theo “lệnh” của bé mặc dù biết nó hết sức vô lý.

    4 tuổi là thời gian hợp lý để bạn có thể dạy con không phải lúc nào cũng có thể đạt được những gì bé muốn và một khi cha mẹ đã nói “không” thì bé đừng nên ỉ ôi hoặc khăng khăng về điều đó nữa.

    Tuy nhiên, nếu bạn từ chối nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc mà bé lại tỏ ra ngoan cố hoặc cố đòi hỏi cao hơn, thậm chí đe dọa, quấy rầy, la khóc hay tỏ thái độ bất mãn, giận dỗi thì bố mẹ nên có biện pháp để giới hạn những hành động này. Bạn cứ để bé giận. Sau cơn giận của bé, bạn nên chờ bé thật sự bình tĩnh rồi mới phân tích cho bé thấy sự vô lý của bé và cho bé biết rằng bạn không muốn tình trạng này lặp lại lần nữa…

    Hãy giải thích cho bé về vô vàn những sự lựa chọn bởi các bé còn quá nhỏ, không hiểu hết được cả thế giới to lớn này hoặc những khía cạnh khác nhau của một sự việc. Khi cho bé chơi cầu tuột, chúng ta nên lặp lại nhiều lần cho đến khi thông điệp trở nên rõ ràng đối với bé, rằng: “Các con phải thay phiên nhau chơi nhé!”.

    Bạn còn có thể đưa ra các ví dụ về những người bạn mà bé biết. “Khi con chiếm xích đu lâu quá, thì điều đó không công bằng với những bạn khác đâu”. Đưa ra ví dụ hằng ngày, khi nào là chỉ huy là tốt, và khi nào hống hách là xấu.

Comments