Cách trị chứng són tiểu ở phụ nữ

14:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Són tiểu khi gắng sức có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào trong cuộc đời người phụ nữ, thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên sau sinh đẻ hoặc tuổi mãn kinh.

Nguyên nhân tình trạng són tiểu

Theo Phụ nữ Online, són tiểu thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bàng quang (nơi tiếp giáp của bọng đái với niệu đạo).

Ở phụ nữ lớn tuổi, thường là do suy giảm chức năng của bàng quang. Đàn ông bị són tiểu thường do viêm tiền liệt tuyến hoặc sau khi giải phẫu tiền liệt tuyến, hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Gọi là són tiểu khi tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc trên bảy lần một ngày. Phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần một đêm. Tiểu gắt, thậm chí có người còn đái dầm.

Ho, hắt xì hay làm một động tác nào đó làm tăng sức ép vào bàng quang hay nhiễm trùng đường tiểu, táo bón kinh niên, tổn thương của vùng chậu, xạ trị, hoặc do một số bệnh của hệ thần kinh… cũng gây tình trạng són tiểu. Bên cạnh đó, rượu, cà phê và một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra chứng tiểu són.

Chuẩn đoán và điều trị

Các BS chia són tiểu thành hai dạng: tiểu không kiểm soát do gắng sức và tiểu không kiểm soát do bàng quang.

- Tiểu không kiểm soát do gắng sức thường xuất hiện ở phụ nữ, dễ mắc nhất là phụ nữ sau khi sinh hoặc trong độ tuổi mãn kinh. Do vùng tầng sinh môn phụ nữ có cấu trúc đặc biệt nên dễ bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai hay ảnh hưởng về nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Các ảnh hưởng đó làm mềm và nhão mô tế bào vùng cơ quan niệu - sinh dục gây nên són tiểu. Những phụ nữ trẻ làm việc căng thẳng, chơi thể thao nặng hoặc nghỉ ngơi quá ít sau kỳ thai sản cũng thường gặp triệu chứng này.

- Tiểu không kiểm soát do bàng quang không ổn định hoặc hoạt động quá mức hoặc do bế tắc đường tiểu. Đàn ông lớn tuổi, những người có phì đại tiền liệt tuyến (bướu tiền liệt tuyến) dễ xảy ra tình trạng bất thường khi tiểu tiện.

Bệnh có thể chữa dứt điểm, nhiều trường hợp chỉ cần tập các động tác nhằm tăng cường sức cơ của cơ quan kiểm soát việc tiểu tiện. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm về niệu động lực học để thầy thuốc quyết định nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.

Chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, TS.BS. Đặng Vĩnh Dũng - Khoa Phụ sản BV TWQĐ 108 cho biết: Trước đây, phẫu thuật điều trị bệnh són tiểu gắng sức chủ yếu bằng phương pháp BURCH. Phương pháp này bắt buộc phải mở bụng để tạo hình sàn chậu nên kỹ thuật phức tạp, nhiều tai biến, biến chứng và để lại sẹo lớn trên thành bụng.

Khắc phục tình trạng này, phẫu thuật TVT ra đời, bản chất kỹ thuật này là treo niệu đạo lên trên xương mu. Kỹ thuật này cũng có thể gây ra tai biến thủng bàng quang, chảy máu và kỹ thuật cũng phức tạp. Năm 2001, phương pháp TOT được ra đời tại Pháp và trở thành phương pháp an toàn, dễ thực hiện và thành công đạt trên 90%.

Bằng biện pháp gây tê tại chỗ, qua một vết chích nhỏ ở thành trước âm đạo, một dải băng tổng hợp (Bandelette prolène) được đưa vào bọc quanh phần sau niệu đạo nhằm tạo ra một vùng đệm tựa chắc chắn, hỗ trợ cho vòng cơ đã rão yếu.

Khi gắng sức, áp lực ổ bụng tăng lên sẽ ép niệu đạo lên vùng này làm bịt tắc lòng niệu đạo tránh được són tiểu gắng sức. Dải băng này được cấu tạo từ những sợi mô-nô-phi-la-măng tổng hợp và sợi polypropylen, là loại vật liệu được dùng rất phổ biến trong phẫu thuật, nó rất bền theo thời gian và được dung nạp rất tốt trong cơ thể.

Phòng ngừa

Giảm cân, tập thể dục đầy đủ và một chế độ ăn uống vừa phải với đầy đủ các loại trái cây tươi và rau quả, cũng có thể giúp phòng són tiểu.

Với phụ nữ sau khi sinh, cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, ăn nhiều chất xơ, rau xanh để tránh táo bón, phục hồi cơ thể, các cơ, dây chằng đàn hồi tốt hơn.

Tránh dùng các loại thuốc có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng tiểu không kiểm soát, trong đó có thuốc lợi tiểu. Tránh dùng nhiều bia, cà phê, trà, soda, các loại nước có chứa cồn hoặc cà phê vì có thể làm tăng hoạt động bàng quang và dẫn đến rò rỉ nước tiểu.

Ngoài ra, hạn chế dùng sô cô la, thức ăn cay hoặc một số thực phẩm có tính axit như cà chua... vì có thể làm cho tình trạng mất kiểm soát khi đi tiểu trở nên tồi tệ hơn.

Tham khảo thuốc: Driptane

Tiểu gấp ở phụ nữ, có tiểu són hay không, nhất là trong những trường hợp bàng quang không ổn định, trừ trường hợp tiểu không kiểm soát khi gắng sức.

Tiểu dầm, chỉ khi có chứng cớ lâm sàng của một sự chưa trưởng thành của bàng quang (có rối loạn đi tiểu ban ngày).

Triệu chứng bàng quang thần kinh co thắt.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Chảy máu khi mới mang thai
-2 Cách dùng kháng sinh augmentin hiệu quả
-3 Bệnh hoang tưởng ảo giác
-4 Cách giảm tác dụng phụ khi sử dụng aspirin

Theo GDVN

Comments