Cẩn thận chứng háu ăn ở trẻ

14:27 14/04/2015

(Giúp bạn)Chứng háu ăn có thể khiến trẻ bị béo phì, tổn hại đến hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể.

Theo Sức khỏe và Đời sống, bệnh háu ăn thường gây ra những cơn đói không cưỡng lại được, khiến trẻ ngốn một lượng thức ăn lớn trong thời gian ngắn. Đây là một loại rối loạn xảy ra ở lứa tuổi 12-19. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em gái cao gấp 3-4 lần trẻ em trai.

Trẻ bị háu ăn thường sống trong các gia đình có những yếu tố tiền sử về tâm trí (nghiện rượu, mẹ bị trầm nhược, tự sát...) hoặc có nhiều mâu thuẫn, xung đột, chia ly, tan vỡ.

Báo điện tử Kiến thức cho biết thêm, theo chuyên gia sức khỏe, khi trẻ ăn nhiều và có cảm giác muốn ăn thêm, người lớn nên chú ý bởi trong lúc trẻ ăn, máu sẽ dồn về dạ dày nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu tiêu hóa thức ăn. Lúc này, máu cung cấp lên não sẽ bị giảm đi. Điều này có nghĩa là nếu bé ăn càng nhiều thì lượng máu dồn lên não cũng sẽ luôn trong tình trạng bị thiếu cục bộ.

-1

Nếu kéo dài thì trí tuệ của trẻ sẽ bị giảm trí và việc đãng trí, hay quên là biểu hiện rõ ràng nhất. Ngoài ra, trẻ ăn quá nhiều những thực phẩm có chứa lượng chất dinh dưỡng cao và chứa nhiều năng lượng sẽ dẫn tới tình trạng cung nhiều hơn cầu. Nhiệt lượng thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể.

Hơn nữa, lượng chất béo này cũng có thể gây ra tình trạng “thừa dinh dưỡng ở não”.Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, con người thông minh hơn và nhờ vào số nếp gấp trên não. Điều đó có nghĩa là có càng nhiều nếp gấp thì con người càng thông minh.

Do vậy, bệnh béo phí có thể khiến cho khoảng cách giữa các nếp gấp này gần nhau và thậm chí là biến mất dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ, giảm trí thông minh.

Bên cạnh đó, chứng ham ăn còn gây ra sự ức chế chức năng sinh lý ở vỏ não bởi lẽ, não của con người hoạt động dựa trên cơ chế cảm ứng và sinh ra phản ứng kích thích. Như vậy, não bị ức chế sẽ khiến các phản ứng trở nên chậm hơn và ngược lại.

Chính vì vậy, nếu trẻ ăn nhiều và đặc biệt là có tật ham ăn, trung tâm thần kinh điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dầy sẽ bị phấn khích trong một thời gian dài khiến cho các trung khu thần kinh khác bị ảnh hưởng. Nếu để lâu dài, trẻ rất có thể sẽ bị thiểu năng trí tuệ.

-2

Ngoài những vấn đề trên, ăn nhiều còn có thể khiến não bị tổn thương và gây ra chứng xơ cứng động mạch, dậy thì sớm và táo bón ở trẻ nhỏ. Những đồ ăn dinh dưỡng mà trẻ ăn vào sẽ khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn, những thức ăn không được tiêu hóa này sẽ trở thành chất dư thừa tồn đọng trong cơ thể lâu dài.

Vi khuẩn phát sinh từ đó và hấp thụ vào thành ruột gây hại cho đường ruột. Nguy hiểm hơn, các loại vi khuẩn này có thể khiến não bị tổn thương, nhiễm độc và ảnh hưởng đến sự phát triển của não.

Thuốc tham khảo: Cốm Trẻ Em Upkid

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Trẻ em bị béo phì có nguy cơ mất thính giác cao
-4 Trẻ sơ sinh tăng cân nhanh dễ bị béo phì
-5 Những thực phẩm dễ khiến trẻ béo phì
-6 Trẻ dễ béo phì nếu sử dụng thuốc kháng sinh trước 2 tuổi

Theo GDVN

Comments