Nhận biết trẻ bị viêm tai giữa cấp

14:24 14/04/2015

(Giúp bạn)Viêm tai giữa cấp là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh sẽ diễn biến phức tạp và điều trị khó khăn nếu trẻ không được phát hiện và điều trị sớm.

Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa

Viêm tai giữa cấp là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.

Việc phát hiện sớm, kịp thời, đúng đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh, phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.

Theo Bs.Trần Mạnh Toàn chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, nguyên nhân thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên. Ở trẻ hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Triệu chứng

Hai triệu chứng chính của viêm tai giữa cấp ở trẻ em là đau tai và sốt. Ở trẻ lớn đã biết nói, thường kêu đau trong tai hoặc bị nặng tai, trẻ bé thường kéo tai để làm giảm bớt sự khó chịu. Ở trẻ nhũ nhi chưa biết nói, thường có biểu hiện quấy khóc, kích thích vật vã, dụi tai vào ngực mẹ, ngoài ra trẻ có rối loạn tiêu hóa, ăn kém, nôn, tiêu chảy.

Khám tai bằng đèn soi thấy màng nhĩ phồng, có màu vàng hoặc đỏ hoặc có dịch  đọng. Điều trị viêm tai giữa cấp bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu đau vẫn không giảm, phải  chỉ định chọc màng nhĩ như trường hợp bác sĩ đã xử trí cho con chị.

-1

Chỉ định chọc màng nhĩ khi bệnh có dấu hiệu  nhiễm khuẩn huyết, không đáp ứng với điều trị kháng sinh, viêm tai giữa cấp mưng mủ, màng nhĩ phồng dọa vỡ. viêm tai giữa nếu điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến sức nghe do vậy chị cứ yên tâm.

Vấn đề quan trọng là phòng biến chứng của viêm tai giữa, nếu thấy trẻ có biểu hiện đau và sốt lại thì phải đi khám ngay. Chú ý giữ vệ sinh mũi họng để phòng viêm tai giữa.

Cũng theo thông tin trên trang của Phòng khám tai mũi họng, bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, những trẻ có biểu hiện trên cần được đưa ngay đến thầy thuốc tai - mũi - họng để khám và xử trí kịp thời.

Viêm tai giữa cấp có thể tái phát và được coi là tái phát khi có ít nhất 2 đợt viêm tai giữa cấp ở trẻ dưới 1 tuổi, hoặc 3 đợt viêm tai giữa cấp trong vòng 6 tháng với trẻ trên 1 tuổi.

Nguy cơ viêm tai giữa cấp tái phát ở bé trai cao hơn bé gái, trẻ có cơ địa dị ứng, suy dinh dưỡng, những bé đi nhà trẻ có đợt viêm tai giữa cấp đầu tiên dưới 6 tháng tuổi, có tiền sử gia đình bị viêm tai, có trào ngược dạ dày thực quản...

Nếu viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu bị bỏ sót, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn ứ mủ hoặc vỡ mủ. Các giai đoạn này việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều; đồng thời dễ để lại di chứng thủng màng nhĩ, nghe kém ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập và phát triển tiếng nói cũng như trí tuệ của trẻ sau này.

Tiến Khê

Nên đọc
-2 Những thắc mắc về phương pháp thử thai tại nhà
-3 Bà mẹ mang thai có nên sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ?
-4 Thuốc điều trị bệnh viêm nang lông
-5 Những lợi ích từ quả na bạn nên biết


Theo GDVN

Comments