Viêm màng não mủ ở trẻ em và những biến chứng

14:24 14/04/2015

(Giúp bạn)Viêm màng não mủ là bệnh có thể gặp vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Bệnh thường gặp ở trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi).

Cảnh giác khi trẻ bỗng dưng sốt cao, co giật

Theo Dân trí, nguyên nhân là do khi bị viêm đường hô hấp, xuất tiết có đờm, xổ mũi, trẻ lại không biết khạc nhổ, xỉ mũi cho sạch, bố mẹ cũng không biết làm vệ sinh đường mũi họng cho trẻ. Vì thế vô hình chung tạo thành một vòng tròn quẩn, dịch bị ứ đọng lại mũi thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Rồi từ ổ viêm này, nó có thể tấn công xuống họng, tai, gây viêm họng, viêm tai giữa, gây biến chứng viêm phổi, viêm màng não mủ nguy hiểm.

-1

Do ở trẻ em, vòi nhĩ (nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, nếu em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.

Vì thế, khi bị viêm mũi họng mà không được điều trị triệt để, vệ sinh mũi họng sạch sẽ, bé thường bị biến chứng gây viêm tai giữa và có thể gây biến chứng viêm màng não mủ nguy hiểm như trên.

Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ em

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có thể bị các biến chứng kéo dài trên hệ thần kinh và có thể tổn thương não vĩnh viễn như điếc, liệt, chậm phát triển tinh thần, vận động, não úng thủy hoặc sống đời sống thực vật…

Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên với các biểu hiện như:

- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Sốt, sổ mũi, ho, suy kiệt, tăng kích thích, cơn ngưng thở, quấy khóc, li bì, ọc sữa hoặc nôn vọt, không yên tĩnh, co giật, vàng da, thóp phồng, da xanh tái. Bệnh nặng trẻ có dấu hiệu sốc, giảm trương lực cơ, khóc thét, hạ đường huyết.

- Đối với trẻ lớn hơn: Sốt, dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, cứng cổ tư thế ưỡn người, thóp phồng (nếu thóp chưa đóng kín). Co giật, sợ ánh sáng, nhức đầu, suy giảm ý thức, tăng kích thích, buồn nôn và nôn vọt, hôn mê.

Viêm màng não mủ cần điều trị kịp thời, tránh để trẻ bị viêm mũi họng kéo dài cũng như cần điều trị ngay khi trẻ bị chảy mủ tai. Nếu trẻ có biểu hiện như cúm, sốt cần đưa đến bệnh viện để được điều trị ngay.

Các bậc phụ huynh cần nhớ một điều là bệnh viêm màng não mủ và bệnh viêm não Nhật Bản là hai bệnh khác nhau. Bởi vậy dù đã tiêm phòng viêm não Nhật Bản thì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não mủ.

Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vacxin ngừa viêm màng não mủ (Hib) cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, nhằm chống lại viêm màng não mủ do Hib cũng như các nhiễm trùng nặng do Hib khác. Vacxin phòng bệnh do Hib có thể được tiêm cùng lúc với các vacxin khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

Trẻ em nên bắt đầu tiêm phòng bệnh Hib 3 mũi: Lúc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng. Sau đó nhắc lại mũi thứ tư lúc trẻ 18 - 24 tháng.

Tuy nhiên, nếu trong thời gian trên trẻ chưa được chủng ngừa Hib, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn vì thời gian chủng ngừa và số mũi tiêm có thể thay đổi theo từng lứa tuổi.

Tham khảo thuốc: Paracetamol

Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Tiến Khê

Nên đọc
-2 Thói quen hàng ngày bảo vệ khớp xương của bạn
-3 Sử dụng thuốc tránh thai đúng cách
-4 Những điều nên chú ý khi thời tiết chuyển lạnh
-5 Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Theo GDVN

Comments