Chăm sóc trẻ sinh mổ như thế nào?

14:30 14/04/2015

(Giúp bạn)Trẻ sinh mổ vốn thiệt thòi hơn trẻ sinh thường ở nhiều mặt, do đó các mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn với trẻ sinh mổ.

Theo Dân trí, trẻ sinh mổ thường rất dễ mắc các bệnh như dị ứng, hen suyễn, khò khè, chàm sữa…. Số cơn quấy khóc, số lần khám bác sĩ hay số ngày nằm viện trung bình của trẻ cũng sẽ cao hơn hẳn so với trẻ được sinh thường.

Những năm đầu đời vốn luôn được giới y khoa xem như “quãng thời gian vàng” cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Thế nên, những vấn đề về sức khỏe như thế này có thể ví như các “ổ gà” liên tiếp xuất hiện trên đường, làm chậm đà xuất phát của trẻ và để lại những ảnh hưởng lâu dài về sau.

Khái niệm hệ miễn dịch vốn nằm trong danh sách “thường thức y khoa” mà phần lớn ai cũng hiểu được vai trò quan trọng của nó đối với cơ thể. Nói một cách nôm na, hệ miễn dịch chính là “tường thành và quân đội” vững chắc giúp chúng ta chống lại các tác nhân gây bệnh “ngoại xâm”.

Trẻ sinh mổ có một hệ miễn dịch kém phát triển hơn đồng nghĩa với việc “tường thành” kém vững chắc hơn và “quân đội” yếu hơn. Đó chính là điều kiện thuận lợi giúp các tác nhân gây bệnh “lên ngôi” và trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hơn.

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ, có đến 70% tế bào miễn dịch của cơ thể hiện diện tại đây.

-1

Khi sinh thường, trẻ sẽ nuốt những lợi khuẩn có mặt tại đường sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo), giúp hệ vi sinh đường ruột được kích hoạt ngay từ lúc chào đời.

Trẻ sinh mổ mất đi cơ hội tiếp xúc với những lợi khuẩn này do không đi qua đường sinh của mẹ khiến hệ vi sinh đường ruột được kích hoạt chậm hơn.

Ngoài ra, những biến đổi của cơ thể trong quá trình sinh thường cũng “đóng cầu dao” sớm, thúc đẩy tuyến vú tiết sữa nên bà mẹ có thể cho con bú ngay từ lúc còn trên bàn sinh.

Trong khi đó, mẹ sinh mổ lên sữa chậm hơn và chỉ được tiếp xúc với bé sau 4 đến 5 tiếng, nguồn kháng thể trong sữa cũng đến với bé chậm hơn rất nhiều trong khi những kháng thể này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện hệ miễn dịch cho trẻ.

Chính sự chậm hoàn thiện này của hệ miễn dịch là nguyên nhân dẫn đến các bất ổn về sức khỏe mà trẻ sinh mổ thường gặp phải. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, nếu như trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày đầu đời để hoàn thiện hệ miễn dịch, thì trẻ sinh mổ sẽ phải chờ đợi đến 6 tháng sau – tức là mất thời gian gấp gần 20 lần.

Chăm sóc trẻ sinh mổ

+ Cho trẻ bú sữa mẹ:

Trang thông tin điện tử Bệnh viên Hồng Ngọc cho biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của trẻ.

Sữa mẹ còn chứa một lượng các vi khuẩn tốt như: bifidobacteria và lactobacillii có lợi cho tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ.

Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch sau sinh cho trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa các oligosaccharides và các yếu tố khác giúp tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ.

-2

Vì thế, sữa mẹ là tốt nhất cho tất cả các trẻ kể cả trẻ sinh thường và sinh mổ. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có thể bị thiệt thòi vì thiếu hụt các vi khuẩn có lợi này.

+ Cân bằng não:

Ba tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ cần được bế ẵm, vỗ về, hoặc cho trẻ nằm trong nôi để rèn khả năng cân bằng tiền đình.

Khi trẻ được 7, 8 tháng tuổi, cần tập cho trẻ bám, vịn và đi. Cha mẹ không nên cho trẻ tập đi sớm, khi trẻ lớn hơn có thể cho trẻ tập đi trên mặt phẳng.

+ Cảm giác bản năng:

Trẻ sinh mổ cảm giác không được nhạy cảm, khả năng điều hoà cơ thể kém, động tác vụng về, một số trẻ còn gặp khó khăn về khả năng ngôn ngữ.

Khi trẻ lớn, cha mẹ cần tập cho chúng các môn thể thao như: chơi bóng, cầu lông, nhảy dây, đá cầu…

+ Xúc giác:

Nếu sau ba tuổi mà trẻ vẫn mút tay, cắn các đồ chơi thì có thể đó là phản ứng mẫn cảm của xúc giác do ảnh hưởng của việc sinh mổ. Cha mẹ có thể giúp trẻ tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác bằng các cách sau:

– Cho trẻ chơi với cát, nghịch nước, nhảy bậc để tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác.

– Sau khi tắm cho trẻ, cha mẹ dùng khăn khô cuốn quanh cơ thể trẻ cũng có tác dụng kích thích xúc giác ở trẻ.

– Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên chơi các trò chơi có sự tiếp xúc với các bạn.

+ Tuân thủ lịch tiêm phòng & khám định kỳ:

Theo sát những chỉ định, yêu cầu tiêm phòng của bác sĩ sẽ giúp mẹ bảo vệ trẻ một cách khoa học và chủ động hơn. Ngoài ra, mẹ phải sát sao theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lý bất thường.

+ Chế độ dinh dưỡng của trẻ:

Đối với mẹ cho con bú, trong trường hợp phải sử dụng thuốc giảm đau do vết mổ, mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng tác dụng phụ của thuốc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Thuốc tham khảo: Pediakid 22 Vitamin và khoáng chất

Bổ sung hàng ngày các Vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp đạt hiệu quả tối ưu cho sự phát triển và tạo lập cân bằng, lâu dài bền vững trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Trẻ em không nên dùng thuốc Probenecid
-4 Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em
-5 Bệnh ung thư máu ở trẻ em: Triệu chứng và phương pháp điều trị
-6 Lưu ý khi sử dụng men vi sinh cho trẻ em


Theo GDVN

Comments