Làm thế nào khi trẻ bị sặc thức ăn?

14:33 14/04/2015

(Giúp bạn)Nguyên nhân trẻ bị sặc thức ăn thường do cha mẹ hoặc người giữ trẻ cho trẻ ăn không đúng tư thế, do ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc.

Nguyên nhân

Theo Healthplus.vn, nguyên nhân trẻ bị sặc thức ăn thường do cha mẹ hoặc người giữ trẻ cho trẻ ăn không đúng tư thế, do ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc. Khi trẻ bị sặc nếu không được sơ cứu kịp thời trẻ dễ bị ngạt có thể dẫn đến tử vong.

Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sặc thức ăn

Khi trẻ đang ăn đột ngột ho sặc sụa, khó thở, người tím tái, hai mắt trợn ngược. Khi thấy có dấu hiệu này, bạn cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị sặc và cấp cứu kịp thời. Bạn nên bình tĩnh để có cách xử lý thích hợp.

-1

(Ảnh minh họa)

Nếu trẻ ho hoặc khóc:

Trẻ ho hoặc khóc thành tiếng có nghĩa là trẻ đang thở, đường hô hấp không bị tắc nghẽn hoàn toàn, trẻ không bị ngạt trầm trọng. Lúc này bạn không nên can thiệp vì điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bạn nên theo dõi xem sau khi ho trẻ có dễ thở hơn không. Nếu trẻ thở khó khăn trong vài phút bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện.

Nếu trẻ tím tái kéo dài, không khóc được:

Thực hiện động tác vỗ lưng ấn ngực:

Vỗ lưng: Cũng theo VnMedia, với bé dưới 5 tuổi thì đặt nằm xuống đùi bạn, mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. Dùng gốc bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa hai bả vai. Kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gì vừa xuất hiện.

Trẻ lớn thì cho ngồi hoặc đứng và tiến hành vỗ lưng theo cách trên.Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực:

Ấn ngực: Đặt bé dưới 5 tuổi nằm ngửa trên đùi bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. Ấn 5 lần vào nửa dưới của xương ức (với bé dưới 12 tháng thì dùng 2 ngón tay để ấn, với bé lớn hơn thì dùng phần gốc của bàn tay).

Nếu đường thở vẫn tắc thì làm luân phiên 5 lần vỗ lưng/5 lần ấn ngực.Nếu bé bất tỉnh và ngưng thở: Gọi cấp cứu ngay. Bắt đầu hồi sức tim phổi (hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực).

Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.

Nếu trẻ còn khó thở, bạn tiếp tục vỗ lưng và ấn ngực như trên cho tới khi trẻ bớt hoặc hết khó thở. Sau khi trẻ hết khó thở cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục điều trị.

Để tránh bé bị sặc, bạn cần lưu ý những điểm sau

- Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn hoặc bú khi trẻ đang khóc;

- Không nên cho trẻ vừa ăn vừa ngủ;

- Sau khi trẻ ăn, cần vỗ nhẹ lưng trẻ để trẻ ợ hơi;

- Luôn cho bé ngồi một chỗ khi ăn;

- Không cho bé ăn khi đang chạy, nhảy, cười đùa;

-  Cho trẻ ăn từ từ từng thìa nhỏ, không la mắng, bắt ép trẻ ăn nhanh. Nếu trẻ nuốt vội sẽ dễ bị sặc.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Làm gì khi trẻ bị sặc sữa?
-3 Sức khỏe của tim và những dấu hiệu cần cấp cứu
-4 Trẻ đi nhón gót cẩn thận chân bất thường
-5 Bí quyết phòng ngừa bệnh gan

Theo GDVN

Comments