Những dấu hiệu đáng ngại trong mốc phát triển khi trẻ 2 tuổi
(Giúp bạn)Trẻ 2 tuổi đã biết tên của những người thân và bộ phận cơ thể, chơi trò chơi giả vờ đơn giản, có thể thực hiện sự chỉ dẫn có 2 bước.
Trao đổi trên Vnexpress, Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nguyên Trưởng khoa Tâm lý, cố vấn tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM đưa ra một số gợi ý về những điều đa số trẻ làm được lúc 2 tuổi:
Về mặt xã hội, cảm xúc
- Bắt chước người khác, nhất là người lớn và trẻ lớn.
- Bị kích động khi có các trẻ khác.
- Tỏ ra càng ngày càng tự lập hơn.
- Tỏ hành vi thách thức (làm điều được bảo không được làm).
- Thường chơi bên cạnh trẻ khác, nhưng bắt đầu chơi cùng, như rượt bắt.
Về mặt ngôn ngữ, giao tiếp
- Chỉ đồ vật hoặc hình ảnh bằng ngón trỏ khi được nghe gọi tên.
- Biết tên của những người thân và bộ phận cơ thể.
- Nói câu với 2-4 từ.
- Theo các chỉ dẫn đơn giản.
- Lặp lại những từ được nghe trong cuộc đối thoại.
- Chỉ vào các vật trong sách.
- Nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề).
- Tìm những vật được giấu dưới 2-3 nắp.
- Bắt đầu phân loại hình dạng và màu sắc.
- Bổ sung câu và nhịp điệu trong các sách quen thuộc.
- Chơi trò chơi giả vờ đơn giản.
- Xây tháp với tối thiểu 4 khối.
- Có thể dùng một bàn tay nhiều hơn bàn tay kia.
- Theo sự chỉ dẫn có 2 bước như: “Con lấy giày của con và đặt chúng trong phòng để đồ”.
- Nói tên các hình trong sách như mèo, chim hoặc chó...
Về cử động, phát triển thể chất
- Đứng nhón chân.
- Đá bóng.
- Bắt đầu chạy.
Theo Sức khỏe và Đời sống, cần gặp bác sĩ ngay khi trẻ có những biểu hiện sau;
- Không nói được ít nhất 15 từ
- Không nói được câu gồm 2 từ
- Không bắt chước hành động hoặc “nhại” theo người khác
- Không làm theo chỉ dẫn đơn giản
- Không biết đẩy đồ chơi có bánh xe
Tham khảo thuốc: Thuốc Cốm Trẻ Em Upkid Trẻ biếng ăn, chậm phát triển, còi xương, suy dinh dưỡng.- Trẻ có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh đường hô hấp.- Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch. |
Tiến Khê
Theo GDVN