Chứng mất ngủ ở trẻ em

14:32 14/04/2015

(Giúp bạn)Chứng mất ngủ là bệnh của người lớn. Vậy việc trẻ em cũng bị mất ngủ, nguyên nhân là do đâu?

Nguyên nhân của chứng mất ngủ ở trẻ

Báo điện tử VnMedia cho biết, theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân có thể gây mất ngủ ở trẻ em đó là sợ bóng tối; ngủ hay gặp ác mộng; cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng về trường học hoặc cuộc sống gia đình; trải qua biến cố lớn trong cuộc sống, như cha mẹ ly dị, chuyển nơi ở, ốm đau; môi trường ngủ không thoải mái như quá nóng hoặc quá lạnh, quá đông người trên một chiếc giường; trẻ đói bụng.

Ngoài ra, mất ngủ ở trẻ em có thể là do thiếu dinh dưỡng thường đi kèm với tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các trẻ này là ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, ác mộng, mộng du, khiếp sợ trong khi ngủ. Các rối loạn này có thể có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm kèm theo thiếu đa chất do giảm ăn như ma giê, canxi, axít amin, vitamin nhóm B và có thể nhanh chóng được chữa khỏi khi được bổ sung kẽm và các chất dinh dưỡng thiếu hụt kể trên.

- Canxi: Có tác dụng an thần cơ thể.

- Magiê: có thể giúp gây buồn ngủ.

- Vitamin B6 và B12: có một tác dụng làm dịu thần kinh.

- Nositol: giúp tăng cường giấc ngủ.

Cuộc sống hiện đại, trẻ em thường ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt. Tuy nhiên, những thực phẩm này thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết và sẽ gây chứng mất ngủ ở trẻ.

Do đó, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cha mẹ cũng cần cân nhắc cho trẻ dùng các viên bổ sung các loại khoáng chất và vitamin nói trên.

-1

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị mất ngủ?

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nên tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định, nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.

Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng, vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ.

Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi ngủ (như dọa nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi, cho xem phim ảnh kinh dị...). Trường hợp trẻ có tiêu tiểu trong khi ngủ, nên nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho ngủ lại, không la mắng.

Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như: “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”... để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi.

Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm), cần đưa đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến bác sĩ.

Thuốc tham khảo: Pediakid 22 Vitamin và khoáng chất

Bổ sung hàng ngày các Vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp đạt hiệu quả tối ưu cho sự phát triển và tạo lập cân bằng, lâu dài bền vững trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Vì sao trẻ sợ ăn rau củ quả?
-3 Biểu hiện trẻ không hợp sữa
-4 Tắm nắng có thể gây dị ứng cho trẻ
-5 Làm gì khi trẻ nghiến răng khi ngủ?

Theo GDVN

Comments