Đóng bỉm có gây vô sinh cho bé trai không?
(Giúp bạn)Đóng bỉm không gây vô sinh, tuy nhiên đóng bỉm không đúng cách, không vệ sinh hợp lý có thể khiến bé dễ bị hăm, viêm, nhiễm nấm ở vùng kín.
Đóng bỉm không gây vô sinh cho bé trai
Theo Sức khỏe cộng đồng, nhiều phụ huynh lo nghĩ chuyện đóng bỉm cho bé trai về lâu dài sẽ gây nguy hại đến cơ quan sinh dục của bé. Nguy hiểm hơn, nó sẽ là nguyên nhân gây vô sinh ở trẻ về sau. Vậy nên nhiều gia đình đã không để bỉm cho con về đêm mà cố gắng gánh thêm chút gánh nặng dọn dẹp mỗi khi con ị ra.
Một số người khác bày tỏ quan điểm, đóng bỉm sẽ gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, chèn ép bộ phận sinh dục của bé trai về đêm. Bên cạnh đó, đóng bỉm về đêm, nếu trẻ đại tiện hay tiểu tiện lúc nửa đêm trong thời gian dài nước tiểu, phân sẽ ngấm vào cơ thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, trao đổi trên Vnexpress, theo bác sĩ nam khoa Nguyễn Hoài Bắc, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hiện thế giới chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh việc đóng bỉm có thể gây vô sinh ở bé trai.
Bác sĩ Bắc giải thích thêm, thông thường yếu tố môi trường chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của giới nam từ khi họ bước vào tuổi dậy thì.
Bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn và chưa có tinh trùng. Khi bước vào giai đoạn dậy thì (khoảng 12-14 tuổi), sự tăng trưởng của các nội tiết tố nam testosterone mới kích thích sự sản sinh tinh trùng.
Lúc này, những yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, mặc đồ bó sát hay ngồi nhiều, tiếp xúc với môi trường nóng, bẩn... mới có thể tác động tới số lượng, chất lượng tinh trùng.
Bác sĩ Bắc cho biết, không gây vô sinh đóng bỉm nhiều, không đúng cách, không vệ sinh hợp lý có thể khiến bé dễ bị hăm, viêm, nhiễm nấm ở vùng kín.
Nếu đóng bỉm không đúng cách có thể dẫn đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở trẻ, gây bệnh phụ khoa về sau
- Để tránh các bệnh tật về sau, bố mẹ mẹ nên dùng bỉm cho con đúng cách, lựa chọn bỉm đúng kích cỡ, và nên để bé thả rông vài giờ mỗi ngày để bé được thoải mái.
- Bên cạnh đó, gia đình phải luôn đảm bảo vệ sinh cho bé trong 24/24 giờ mỗi ngày để bé luôn khô thoáng, tạo sự thoải mái để kích thích bé hoạt động, sáng tạo.
Trước khi đóng bỉm và sau khi cởi bỉm đều cần rửa sạch, lau khô vùng kín cho trẻ. Khi dùng bỉm, thấy con có những biểu hiện như quấy khóc, bứt rứt, hay lấy tay dứt bỏ bỉm, cha mẹ cần kiểm tra xem bỉm có quá chật với trẻ không, có khiến bé khó chịu hay gây mẩn đỏ, dị ứng không? Nếu trẻ có các biểu hiện kích ứng, viêm... cần đưa con đi khám, điều trị.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic. |
Tú Liên
Theo GDVN