Nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh
(Giúp bạn)Khi thấy mắt trẻ bị sưng hay đổ ghèn thì phải cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc sử dụng kháng sinh nhỏ mắt phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Tác nhân gây nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh
Theo Sức khỏe và đời sống, ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải từ đường sinh dục mẹ hoặc sau khi sinh, từ người chăm sóc).
Trong đó, nguy hiểm nhất là lậu cầu Neisseria gonorrhoea vì nó có thể gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.
(Ảnh minh họa)
Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn.
Người mẹ có thể không có triệu chứng vào thời điểm sinh nhưng có thể có mang vi khuẩn hoặc virus có thể lây nhiễm cho con. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như lậu, chlamydia) có thể rất nghiêm trọng.
Điều trị
Cũng theo thông tin trên trang điện tử Bệnh viện Từ Dũ, để điều trị, kháng sinh dùng tại chỗ (thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ), dùng đường uống hay tiêm tĩnh mạch hay kết hợp các đường này đều được sử dụng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vi sinh vật mắc phải.
Điều trị viêm kết mạc do lậu cầu rất quan trọng vì vi khuẩn này có thể xâm nhập vào biểu mô giác mạc còn nguyên vẹn và nhanh chóng gây loét giác mạc. Vì sự tiến triển nhanh chóng của viêm kết mạc do lậu cầu nên khi trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc cấp tính nên được điều trị viêm kết mạc do lậu cầu cho đến khi có kết quả xét nghiệm.
Điều trị theo kinh nghiệm bằng thuốc mỡ erythromycin và cephalosporin thế hệ thứ 3 IV/ IM. Bên cạnh đó nên kết hợp rửa sạch mắt bị viêm của trẻ với nước muối sinh lý để loại bỏ mủ có thể có trong mắt.
Nếu viêm kết mạc do tắc tuyến lệ nên xoa bóp nhẹ nhàng giữa mắt và vùng mũi. Nếu bệnh không hết sau 1 tuổi, có thể tiến hành phẫu thuật.
Viêm kết mạc do Chlamydia: Kháng sinh uống thường được dùng để điều trị: erythromycin (50 mg/kg/ngày, chia 4 lần/ ngày) trong 14 ngày. Chỉ điều trị tại chỗ là không hiệu quả vì không loại bỏ được các vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ sơ sinh và những vi khuẩn này có thể dẫn đến viêm phổi gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của erythromycin toàn thân là khoảng 80% nên thường phải kết hợp với kháng sinh tại chỗ (thuốc mỡ erythromycin) như biện pháp bổ sung.
Viêm kết mạc do lậu cầu: Kháng sinh IV thường được sử dụng. Nếu bệnh không được điều trị có thể dẫn đến loét giác mạc và mù lòa.
Viêm kết mạc hóa: Việc điều trị thường không cần thiết. Các triệu chứng sẽ được cải thiện trong 24 – 36 giờ.
Viêm kết mạc do virus herpes: Trẻ sơ sinh cần được điều trị bằng acyclovir để giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội toàn thân. Liều khuyến cáo 60 mg/ kg/ ngày IV, chia 3 lần/ ngày trong tối thiểu 14 ngày, có thể kéo dài tới 21 ngày. Kháng sinh tại chỗ cũng có thể được xem xét nếu có nhiễm khuẩn thứ phát trong các trường hợp dị tật biểu mô.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic. |
Tú Liên
Theo GDVN