Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
(Giúp bạn)Sau khi em bé được sinh ra, các bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn nên việc chăm sóc vết khâu tại nhà là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.
Bí quyết chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Trang thông tin điện tử Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, rạch, hay rách âm hộ là để giúp đầu em bé ra ngoài dễ dàng hơn khi mẹ rặn. Trường hợp này chỉ xảy ra trong quá trình sinh nở tự nhiên. Sau sinh, bác sĩ sẽ khâu lại âm hộ cho sản phụ.
Trong quá trình sinh nở theo đường tự nhiên, nếu thai quá to hoặc cổ tử cung mở chưa hết… âm hộ thường bị rách. Một số trường hợp các bác sĩ phải dùng thủ thuật rạch âm hộ để cuộc ‘vượt cạn’ dễ dàng hơn. Thông thường vùng bị rách hoặc rạch là tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn.
Sau khi em bé được sinh ra, các bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn. Việc chăm sóc vết khâu tại nhà là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.
- Khi vệ sinh:
Khi vệ sinh, có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi…, nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín.
Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ. Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày. Sau khi vệ sinh, hoặc sau khi đi tiểu nên lau khô bằng khăn mềm.
- Sử dụng quần lót:
Sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bông, cotton thoải mái với eo cao.
- Ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón:
Tình trạng táo bón khiến bạn phải rặn mạnh có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành vì vậy cần hết sức tránh bị táo bón.
Với tình trạng bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau 2 – 3 tuần, phục hồi cảm giác bình thường. Sau khi sinh khoảng 10 ngày âm hộ có thể ra khí hư, đây là điều bình thường, khoảng vài ngày sẽ hết.
Nếu cơn đau kéo dài, có thể là do nhiễm trùng hoặc do đường chỉ khâu quá chặt bạn nên đến bác sĩ phụ khoa để kiểm tra lại vết thương.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc:
Không tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo, kinh nhiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
- Nằm nghiêng:
Phunutoday dẫn tin theo Báo điện tử Thể thao Việt Nam, nằm nghiêng có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn nên cơn đau ở vết khâu cũng sẽ dịu bớt phần nào.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu để tránh gây kích thích lên vết khâu. Ngồi trên một chiếc gồi mềm cũng là một gợi ý rất tốt để giảm sự đau đớn cho bạn khi bắt buộc phải ngồi cho con bú hoặc làm việc gì khác.
- Sử dụng vòi hoa sen khi rửa:
Trong những ngày đầu sau sinh, để giảm đau bạn có thể dùng vòi hoa sen trong tư thế đứng, chân một chân gác lên một vật cao để xả nước, tránh gập, ngồi xổm hoặc cúi thấp gây đau đớn. Bạn có thể dùng vòi hoa sen chứa nước ấm để dội từ từ vào vùng kín. Nước ấm sẽ làm cho vết khâu bớt đau.
Nếu ở viện không có vòi hoa sen nước ấm, bạn có thể tự mình vệ sinh bằng cách, chắt nước ấm ra chai và nhẹ nhàng tự làm.
- Vừa đi tiểu vừa xả nước ấm:
Để tránh viêm nhiễm và đau đớn cho vết khâu tầng sinh môn, trong lúc đi vệ sinh, chị em có thể dùng đến nước ấm. Nước ấm sẽ làm loãng nồng độ nước tiểu và làm giảm thiểu khả năng nước tiểu tiếp xúc trực tiếp với khu vực da ở tầng sinh môn, tránh gây nhiễm trùng và đau nhức.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ:
Để tránh đau đớn kéo dài,chị em cần vệ sinh sạch sẽ vết rạch sau sinh . Khi rửa xong nên thấm khô bằng khăn màn mỏng, tránh dùng những loại khăn ướt có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
Sau đó có thể bôi dung dịch sát trùng, để cho khô rồi mới mặc đồ. Thay băng vệ sinh thường xuyên (4 giờ/lần), mặc quần áo rộng, tránh bó sát để "vùng kín" luôn được khô ráo.
- Đi lại nhẹ nhàng, chế độ ăn hợp lý:
Một số chị em sau sinh vì đau mà lười đi lại. Đây là điều hoàn toàn cần tránh. Và việc đi lại, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp giảm sưng và mau lành vết khâu. Hơn nữa, việc ăn uống nhiều chất xơ cũng hỗ trợ, kích thích vết thương mau lành và giảm đau hơn khi đi vệ sinh.
Những việc tuyệt đối tránh:
– Tắm trong nước muối hoặc ngâm quá lâu trong nước nóng.
- Quan hệ tình dục trước khi đáy chậu đã hoàn toàn lành.
- Thuốc kháng sinh – trừ khi có hiện nhiễm trùng.
- Bê, vác đồ nặng
- Tập thể dục mạnh mẽ, ngồi xổm
- Quá tiết kiệm băng vệ sinh.
- Tránh những thức ăn khiến vết thương khó lành và dễ mưng.
Thuốc tham khảo: Elevit - Giảm 92% rủi ro các bệnh liên quan đến ống thần kinh như tật nứt đốt sống cho bà bầu & thai nhi. - Giúp bà bầu ngăn ngừa thiếu chất sắt hữu hiệu và hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện bộ não thai nhi. |
Thùy Linh
Theo GDVN