Sau khi sinh mổ có nên uống sữa không?

14:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Sau sinh cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng... đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.

Sau mổ 3 ngày đầu không nên uống sữa ngay vì dễ gây tiêu chảy

Trao đổi với Khám phá, bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ. Hiện làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà) cho biết: "Khi sinh mổ tùy theo được mổ tê hay mê mà sản phụ sẽ được hướng dẫn ăn uống sau mổ khác nhau. Nếu sinh mổ có gây tê thì sẽ được cho ăn uống sớm, lúc đầu có thể ăn cháo loãng sau mổ 3 giờ có thể chuyển sang ăn cơm, không cần chờ sau khi đi trung tiện như quan điểm xưa mới được ăn.

Cũng theo Sức khỏe và Đời sống, khi sinh mổ tùy theo phương pháp được mổ: Gây tê hay gây mê mà sản phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống sau mổ khác nhau. Nếu sinh mổ có gây tê thì sẽ được cho ăn uống sớm, lúc đầu có thể ăn cháo loãng, sau mổ 3 giờ có thể chuyển sang ăn cơm, không cần chờ sau khi đi trung tiện mới được ăn như quan điểm xưa.

Nếu sinh mổ có gây mê thì chỉ ăn uống lại sau khi đã tỉnh hoàn toàn không còn cảm giác buồn nôn, lúc đầu có thể ăn cháo loãng, sau đó từ từ chuyển sang ăn cơm từ khoảng 6 - 8 giờ sau mổ, nếu sau khi ăn cơm bụng không đầy hơi thì có thể ăn cơm tiếp tục như bình thường.

Sau mổ 3 ngày đầu không nên uống sữa ngay vì sau khi đẻ mổ người phụ nữ thường có thời gian liệt ruột cơ năng, nên bụng bị chướng hơi. Khi chưa thông ruột (chưa trung tiện) mà uống sữa sẽ dễ bị tiêu chảy. Khi đã có trung tiện (hết liệt ruột) thì người phụ nữ đẻ mổ có thể ăn uống bình thường.

Lưu ý:

Sau khi sinh dù phải sinh thường hay sinh mổ, cơ thể ít nhiều cũng mất đi một lượng máu nhất định. Do vậy để đảm bảo cơ thể được phục hồi nhanh chóng sau sinh, sản phụ cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng. Điều này cũng giúp cơ thể sản xuất ra sữa mẹ đều đặn.

Lượng sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng có được phần nhiều phụ thuộc vào chất dinh dưỡng được cung cấp hằng ngày. Chất dinh dưỡng này không những giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh mà còn giúp vết mổ mau lành.

Sau sinh cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng... đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.

Ngoài ra nên bổ sung thêm viên sắt và các loại thuốc bổ đa sinh tố nếu cơ địa của sản phụ gầy yếu. Sản phụ cần nhớ yếu tố tinh thần của mẹ cũng rất quan trọng đến lượng sữa mẹ, mẹ tinh thần thoải mái thì lượng sữa sẽ tiết nhiều hơn.

"Ngoài thức ăn trên cũng có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách uống sữa hoặc ăn các chế phẩm của sữa như: sữa chua, phômai, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón.

Lưu ý sau khi sinh

Sau khi sinh mổ chị em lưu ý hết sức phòng tránh cảm cúm, hạn chế tối đa khi tiếp xúc với những người xung quanh đang bị cảm, vì nếu bị cảm sức đề kháng của cơ thể giảm, vết thương vì thế lâu lành và dễ bị nhiễm trùng.

Sau 24 giờ nên cố gắng xoay trở người, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, nếu nằm quá lâu trên giường sản dịch sẽ bị ứ lại trong lòng tử cung dễ gây sốt, nhiễm trùng hậu phẫu…

Vận động sớm cũng giúp tăng cường nhu động ruột tránh nguy cơ dính ruột về sau. Do trong suốt quá trình mang thai và sinh nở các khớp xương vùng chậu và cơ dãn tối đa, sau khi chị em sinh xong cơ thể chưa thể hồi phục ngay như lúc ban đầu được, các mẹ nên nhờ những người thân trong gia đình phụ giúp trong công việc nhà cũng như chăm sóc bé để giúp hỗ trợ cho cơ thể và vết mổ mau lành.

Ngày đầu tiên sau mổ khi còn trong bệnh viện, sản phụ sẽ được thay băng, những ngày sau chỉ thay băng khi có chỉ định của bác sĩ như khi vết mổ ướt,  dính máu...

Khi đã xuất viện về nhà nếu vết mổ sưng hoặc tấy đỏ có dịch hoặc máu chảy ra từ vết mổ hoặc bị sốt, sản dịch hôi… sản phụ nên tái khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Để vết mổ được lành tốt, không nên sử dụng bất kỳ thuốc gì bôi lên vết mổ khi chưa được bác sĩ cho phép.

Tham khảo thuốc: Acid folic 5mg

Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).

Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).

Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat.Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Nhau cài răng lược: Nguy hiểm!
-2 Nhược cơ ở thai phụ có nguy hiểm không?
-3 Những lỗi khiến mẹ sinh con nhẹ cân
-4 Cha mẹ cần làm gì khi trẻ mắc sởi?

Theo GDVN

Comments