Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

14:41 14/04/2015

(Giúp bạn)Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mang thai ngoài tử cung, bao gồm: viêm nhiễm vòi trứng, trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu.

Theo Màn ảnh Sân khấu, thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung, bao gồm: viêm nhiễm vòi trứng, trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: khối u phần phụ như u nang buồng trứng, những phẫu thuật được thực hiện trước đó đến vòi trứng,…

Một số biểu hiện của chửa ngoài tử cung

- Trễ kinh hoặc rong huyết: một số trường hợp người bệnh bị trễ kinh, mất kinh nhưng cũng có một số trường hợp người bệnh có thể ra huyết trước ngày hành kinh rồi kéo dài cho nên không nghĩ rằng mình có thai, hoặc khi hết khi không gọi là rong huyết. Thường là lượng máu ít, bầm đen và không đông lại.

- Đau bụng: đây là dấu hiệu mà thường người bệnh nào cũng có. Đau vùng bụng dưới, một bên, đau âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.

Hậu quả của thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ máu ồ ạt vào trong ổ bụng, người bệnh có thể bị ngất xỉu và tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện, hoặc nếu sống được thì sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai sản khoa về sau.

Những dấu hiệu này cũng có thể bị nhầm lẫn với nguy cơ sẩy thai hoặc các tình trạng bệnh khác nên không thể chỉ dựa vào đó để chẩn đoán mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung chỉ có thể được chẩn đoán chính xác thông qua siêu âm, nội soi ổ bung.

-1

Dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ

+ Chóng mặt và ngất xỉu

+ Đau bụng và căng tức vùng trực tràng

+ Huyết ấp giảm mạnh

+ Vùng vai gáy bị co rút

+ Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu trầm trọng.

Với những dấu hiệu này bạn cần được bác sỹ thăm khám, chuẩn đoán và phẫu thuật càng sớm càng tốt, nếu để lâu có thể ảnh hưởng tới tính mạnh do mất máu hoặc nhiễm trùng.

Những ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung?

- Theo Khám phá, nếu bạn đã từng được điều trị thai ngoài tử cung, bạn có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau.

- Viêm nhiễm phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm vùng chậu, viêm màng dạ con và các về đề liên quan đến ống dẫn trứng đều tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung.

- Những người đã từng điều tri, phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh sản, bao gồm cả thắt ống dẫn trứng, mở ống dẫn trứng và bất kỳ phẫu thuật vùng xương chậu đều có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.

- Những người đã sử dụng ma túy hoặc từng làm thụ tinh ống nghiệm cũng có  nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.

-2

Nếu thai ngoài tử cung đã bị vỡ, bác sỹ sẽ làm phẫu thuật cắt ống dẫn trứng có thai để bảo toàn tính mạng cho người mẹ

- Phụ nữ sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai sẽ có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung nếu phương pháp này vô tình mất tác dụng và bạn mang thai. Chính vì vậy bạn nên chọn thuốc tránh thai hằng ngày hoặc bao cao su để tránh thai là an toàn hơn cả.

- Chị em trên 35 tuổi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung.

Chuẩn đoán và điều trị thai ngoài tử cung

- Đến bệnh viện ngay lập tức: Khi có những dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị thai ngoài tử cung, chị em nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Xác nhận việc mang thai: Các bác sỹ sẽ xác nhận lại việc bạn mang thai bằng cách dùng que thử thai.

- Khám phụ khoa: Nếu kết quả que thử cho thấy bạn mang thai, bác sỹ sẽ bắt đầu khám phụ khoa. Đồng thời, họ cũng sẽ khiểm tra xem bạn đau khu vực nào bằng cách ấn nhẹ vào bụng.

- Siêu âm ổ bụng và âm đạo: Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn bị thai ngoài tử cung, bước tiếp theo bạn sẽ được siêu âm ổ bụng và siêu âm âm đọa bằng đầu dò. Bác sĩ sẽ đưa đầu dò đã bọc một chiếc bao cao su vào trong âm đạo của bạn để thực hiện siêu âm và tìm kiếm bằng chứng về thai ngoài tử cung.

Thỉnh thoảng siêu âm cũng không cho ra kết quả vì cái thai còn quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu cơn đau chưa quá trầm trọng, các bác sỹ sẽ cho bạn nằm viện và tiếp tục lặp lại việc siêu âm vào một ngày sau đó cho đến khi có kết quả.

- Với thai ngoài tử cung phát hiện muộn và đã bị vỡ, người bệnh đang chảy máu ồ ạt, bác sỹ sẽ bỏ qua các bước kiểm tra sơ bộ như trên và chuẩn đoán, điều trị phẫu thuật ngay lập tức.

- Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ sẽ phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng có thai ngoài tử cung. Điều này là việc không thể tránh khỏi để bảo tồn tính mạng cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm, nhiều phụ nữ vẫn có thể mang thai trở lại sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ một bên ống dẫn trứng.

Tham khảo thuốc: Regulon

Hoa hồng xanh chỉ có 1 loại với tên gọi là Regulon thuốc ngừa thai thế hệ mới. Ngoài hiệu quả ngừa thai cao, thuốc còn giảm bất lợi trên làn da (mụn trứng cá, da nhờn, rậm râu...) so các thuốc thế hệ cũ.

Tiến Khê

Nên đọc
-3 Những loại thực phẩm gây ung thư
-4 Làm gì khi bị động thai
-5 Dinh dưỡng trong củ khoai lang
-6 Trẻ uống sữa vào ban đêm có tốt không?

Theo GDVN

Comments