Dị ứng khi mang thai có nguy hiểm không?
(Giúp bạn)Dị ứng khi mang thai được xem là hoàn toàn bình thường, thậm chí hữu ích cho cơ thể của bạn vì nó báo hiệu khi bạn có gì đó không ổn trong cơ thể.
Dị ứng trong thai kỳ là gì?
Theo VTV, điều này hoàn toàn bình thường, thậm chí hữu ích cho cơ thể của bạn vì nó báo hiệu khi bạn có gì đó không ổn trong cơ thể. Nhưng khi đó là phản ứng mạnh mẽ với một tác nhân cụ thể như phấn hoa hay lông vật nuôi thì được xem là một dạng dị ứng.
Các dấu hiệu của dị ứng khi mang thai là gì?
Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt và ngứa là những dấu hiệu của dị ứng, thường do bệnh sốt vào mùa hè. Các dạng dị ứng khác có thể gây phát ban, nổi mề đay, sưng mặt hoặc da bị ngứa, đỏ.
Cũng theo Sức khỏe cộng đồng, dị ứng khi mang thai cũng là một trong những triệu chứng khó chịu của nhiều chị em gặp phải, nhiều người đã rất vất vả vì tình trạng ngưa ran khắp người, liệu dấu hiệu này có nguy hiểm không, làm sao để bà bầu thoải mái nhất.
Nhiều chị em than phiền rằng họ rất hay bị ngứa ngáy khi mang thai, nhất là khi làn da căng ra do ngực, bụng ngày càng căng ra theo tuổi thai nhi, bện cạnh đó sự thay đổi nội tiết tố estrogen.
Do vậy nhiều người cảm thấy ngứa ngáy lòng bàn chân tay, cũng có nhiều nguyên nhân như bạn từng bị các bệnh về da trước đây thì bây giờ tình trạng ngứa sẽ tăng lên, khô da cũng có thể khiến bà bầu bị ngứa…tuy nhiên tình trạng dị ứng khi mang thai này có thể sẽ hết khi bạn sinh em bé.
Có thể làm các xét nghiệm dị ứng khi mang thai không?
Đôi khi, dị ứng được chẩn đoán chính xác chỉ cần dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh. Ví dụ, nếu bạn bị phát ban sau khi sử dụng một liều kháng sinh đặc biệt, có lẽ bạn đang dị ứng với thuốc kháng sinh đó.
Tuy nhiên, khi không có biểu hiện rõ ràng, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm. Kiểm tra da là dạng phổ biến nhất của thử nghiệm dị ứng.
Về cơ bản, bác sĩ sẽ tiêm hoặc bôi một lượng rất nhỏ chất gây dị ứng tiềm năng lên da bạn. Nếu da ửng đỏ hoặc ngứa trong phạm vi thử nghiệm nghĩa là bạn dị ứng với chất đó.
Dị ứng khi mang thai có phổ biến không?: Khá phổ biến. Khoảng 20% người Mỹ hoặc cứ 5 thai phụ thì 1 người phải chịu đựng bệnh dị ứng.
Lý do dị ứng là gì?
Một số người dường như bị dị ứng do yếu tố di truyền. Những người khác có thể do tiếp xúc lần đầu hoặc lặp đi lặp lại với chất gây dị ứng tiềm năng.
Dị ứng trong thai kỳ có ảnh hưởng đến em bé không?
Trừ khi bạn có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm gián đoạn thai kỳ, em bé của bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.
Cách tốt nhất để điều trị dị ứng trong khi mang thai là gì?
Phòng bệnh luôn là giải pháp tốt nhất. Thuốc dị ứng có thể được sử dụng trong khi mang thai, nhưng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay từ khi bắt đầu mang thai để được tư vấn cách kiểm soát dị ứng hiệu quả nhất.
Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen súc miệng, xông mũi bằng nước muối sinh lý, xịt mũi và mặc quần áo thoáng mát vào ban đêm.
Làm gì để ngăn ngừa dị ứng?
Tránh phản ứng dị ứng bằng cách hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra, bạn nên tránh xa vật nuôi, hút bụi đệm ghế và giường hàng tuần, giặt ga gối thường xuyên và sử dụng máy lọc không khí.
Nếu bị dị ứng các tác nhân từ bên ngoài môi trường, bạn nên đóng cửa sổ và hạn chế ra ngoài trong thời gian phấn hoa bay nhiều và những ngày ô nhiễm cao.
Nếu do da của thai phụ bị khô gây nên tình trạng ngứa thì bạn có thể tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Việc này có thể làm khô da và khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn. Bạn nên sử dụng loại xà bông nhẹ không mùi vì một số mùi hương có thể gây kích thích. Tắm kỹ cho thật sạch xà phòng, sau đó lau khô người nhẹ nhàng.
Sử dụng sữa lắm loại dưỡng ẩm, không mùi sau khi tắm, tránh ra ngoài vào những ngày quá nắng nóng vì thời tiết khô nóng cũng làm tình trạng da bạn sẽ mẫn cảm hơn. Mặc quần áo mềm thoáng mát, nếu các biện pháp này của bạn không làm dịu triệu chứng bệnh thì nên có ý kiến của bác sĩ, để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Tú Liên
Theo GDVN