Hiểm họa từ đỉa khi trẻ tắm, uống nước sông - suối

14:36 14/04/2015

(Giúp bạn)Hè đến, nhiều trẻ em tìm đến sông - suối tắm mát. Ấu trùng đỉa nhỏ xíu nên khi chui vào miệng rất khó phát hiện.

Uống nước sông suối, nguy hại tiềm ẩn

Theo Sức khỏe & đời sống, mùa hè đến, cũng là lúc ở trẻ em tìm đến sông suối tắm, nhất là trẻ em vùng nông thôn. Cùng với đó, nhiều trẻ không biết đến việc nước sông suối là nguồn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng nguy hiểm nên đã đã uống để giải khát.

Thực tế, cũng không hiếm các trường hợp uống nước sông suối, bị nhiễm các chứng bện nguy hiểm. Tại tỉnh Quảng Trị, một cháu bé 2 tuổi , sau khi tắm ở suối, đã bị đỉa chui vào mũi làm tổ. Chỉ đến khi gia đình thấy mũi cháu rỉ máu mới phát hiện ra và đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

Từ hai trường hợp kể trên có thể thấy mối nguy hại tiềm ẩn khi tắm hay uống nước ở sông, suối, khu vực ao hồ. Theo các bác sĩ, không nên tắm tại các sông suối, ao hồ, những khu vực nước không đảm bảo vệ sinh vì nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm, mẩn ngứa, dị ứng,..

Bên cạnh đó, sông suối là điều kiện thuận lợi cho các loài ký sinh gây bệnh như đỉa, vắt trú ẩn, sinh sôi và nảy nở. Khi chúng ta tắm và ngâm mình quá lâu, thường xuyên ở khu vực nước như vậy, là cơ hội để các ký sinh xâm nhập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là với trẻ em, đối tượng thường xuyên tắm và uống nước sông, suối mỗi dịp hè về.

Ẩn họa từ ấu trùng đỉa trong nước sông, suối

Ấu trùng đỉa là ẩn họa mà chúng ta thường hay gặp phải khi tắm ở sông suối, nhất là đối với trẻ em, cha mẹ cần phải cảnh giác. Những loài đỉa sống ở dưới nước thường chui vào cơ thể một cách ngẫu nhiễn qua đường miệng khi uống nước hoặc chui vào đường tiết niệu, sinh dục do ngâm mình lâu ở dưới nước. Đỉa thường sống ở khe suối, sông, ao, hồ.

-1

Khi bạn uống nước lã từ các nguồn nước thiên nhiên như khe suối, ao hồ thường dễ bị đỉa chui vào miệng, bám vào niêm mạc họng, xuống thanh quản, khí quản, thực quản, lên mũi. Triệu chứng bạn thường gặp khi đỉa xâm nhập vào cơ thể là chảy máu liên tục, có thể bị ho ra máu, nôn ra máu thậm chí là đi tiểu ra máu.

Khi bị đỉa xâm nhập vào cơ thể, có thể gây ra một số chứng bệnh nguy hiểm như: Gây khó chịu, thần kinh bị kích thích, rối loạn chức năng cơ quan, gây viêm nhiễm ở nơi bị đỉa ký sinh,… Nếu đỉa ký sinh ở yết hầu, khí quản gây ngạt thở, thậm chí là bị tử vong; nếu ký sinh ở thực quản sẽ gây hiện tượng nuốt khó, hay bị nôn. Thâm chí, nếu đỉa chui vào mắt gây chảy máu, bệnh nhân sợ ánh sáng. Như vậy, tùy vào từng bộ phận mà đỉa xâm nhập có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Cách giải quyết và phòng tránh an toàn

-  Khi bị đỉa xâm nhập vào các khoang tự nhiên ở miệng, mũi bạn cần súc miệng bằng nước muối mặn hoặc hít chất có mùi cay, mùi hăng ngay.

- Nếu đỉa ở sâu bên trong, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để dùng dụng cụ chuyên khoa gắp lấy đỉa ra ngoài cơ thể, không để lâu ngày hay tự ý dùng các biện pháp khác để lấy đỉa ra vì có thể tổn thương đến các cơ quan khác.

- Tuyệt đối không tắm ở sông, suối hay ao hồ không đảm bảo vệ sinh, không được uống nước lã từ những nguồn này để tránh bị đỉa, vắt, ký sinh gây bệnh xâm nhập vào cơ thể nhất là đối với trẻ em, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ không tự ý tắm hoặc uống nước từ sông, suôi, ao, hồ.

Cũng theo VTV News, 6.400 người bị đuối nước mỗi năm ở Việt Nam. Đó là con số nằm trong báo cáo toàn cầu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới về đuối nước vừa công bố tại Hà Nội.

Tại nước ta, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Nam giới có khả năng bị đuối nước cao gấp hai lần nữ giới. Trẻ em nông thôn có nguy cơ cao hơn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, những cộng đồng địa phương ở Việt Nam cần thực hiện ngay các biện pháp đơn giản để dự phòng đuối nước như: dựng rào chắn vào khu vực có nước sâu, dạy trẻ kỹ năng bơi cơ bản, đào tạo về khả năng sơ cứu và hồi sức.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: Paracetamol được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa.

Phùng Nguyễn

Nên đọc
-2 Kỹ năng giúp trẻ không đuối nước
-3 Những sai lầm khi sơ cứu đuối nước nên tránh
-4 Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị đuối nước
-5 Lưu ý khi cho con học bơi

Theo GDVN

Comments