Những điều cần tránh cho trẻ nhỏ cha mẹ nên biết
(Giúp bạn)Không nên chiều con để con chơi những đồ chơi này vì chúng sẽ tạo cho trẻ tính cách bạo lực. Ngoài ra những đồ chơi loại này cũng có thể gây tai nạn cho con bạn.
Những điều cha mẹ không nên làm cho con trẻ
Theo Sức khỏe cộng đồng, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thường có quan điểm chiều con thái quá, với tâm lý mình có nhiều con đâu, tất cả những điều tốt đẹp nhất đều dành cho con, không tiếc con thứ gì… kể cả những đòi hỏi vô lý.
Trẻ nhỏ nhất là các bé trai thường thích chơi các đồ chơi như súng, kiếm và một số đồ chơi bạo lực khác, và các bé thường đòi người lớn mua cho. Bạn không nên chiều con để con chơi những đồ chơi này vì chúng sẽ tạo cho trẻ tính cách bạo lực. Ngoài ra những đồ chơi loại này cũng có thể gây tai nạn cho con bạn.
Nhiều gia đình khi thấy con ngồi chống cằm thường không nhắc nhở con mà còn cười đùa con ví như nhìn suy tư như ông cụ, bà cụ non… Nhưng bạn không nên để con chống cằm vì nếu bạn để con chống cằm hoặc mang tai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm răng, cơ xương hàm. Trẻ ngồi học không đúng tư thế rất dễ mắc chứng cong vẹo cột sống.
Nhiều ông bố, bà mẹ thích cho con đeo kính râm, mà không biết rằng khi cho con đeo loại kính này, võng mạc không nhận được đầy đủ ánh sáng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị giác, dễ gây hiện tượng nhược thị.
Có nhiều bà mẹ trẻ thích cho con mặc quần áo khác giới, thậm chí cả việc để kiểu tóc nữa. Cha mẹ không nhận thức được rằng làm như vậy trẻ sẽ không phân biệt được giới tính của mình, lâu dần sẽ dẫn tới hiện tượng biến dạng giới tính. Sai lầm của nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, nếu đặt trẻ ở giữa sẽ làm cho con vững tin, ngủ ngon giấc hơn.
(Ảnh minh họa)
Thực ra, làm vậy khí CO2 bố mẹ thở ra sẽ đẩy trẻ vào tình trạng thiếu oxy, trẻ ngủ không say. Điều này làm cho hệ hô hấp của trẻ yếu dần đi. Tốt nhất bạn nên rèn cho trẻ thói quen ngủ một mình, vừa tạo cho con lòng dũng cảm, tính tự lập, hơn nữa trẻ có thể ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe.
Do cơ ở bàn chân, đùi và bắp chân trẻ còn yếu mà giầy da lại có độ cứng, ít co giãn nên dễ gây chèn mạch máu ở chân trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho việc tuần hoàn máu kém lưu thông và ảnh hưởng lớn tới sự hình thành cơ. Vì vậy không nên để trẻ đi giày da.
Không cho trẻ chơi trò kéo co
Trẻ còn nhỏ nên dây chằng và cơ bắp trên tay trẻ còn non nớt, nếu phải kéo một lực lớn, cơ dễ bị giãn, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ cánh tay. Trong quá trình chơi, trẻ lại phải nhịn thở hàng chục giây, gây nên tình trạng thở dốc, dễ làm tổn thương tim, phổi.
Không nên cho trẻ ăn kiêng
Không nên sợ trẻ quá béo mà bắt chúng ăn kiêng. Khi đó lượng thức ăn vào cơ thể sẽ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Cách giảm béo tốt nhất là hướng trẻ vào các hoạt động thể dục và cung cấp cho trẻ một lượng dinh dưỡng cần thiết, không quá dư thừa.
Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Không cho ăn đúng nhu cầu: Theo Trang thông tin điện tử Bệnh viên Hồng Ngọc, một số bậc cha mẹ quan niệm rèn con từ trong trứng nước với sự khắt khe. Ví như cho ăn uống đúng giờ, ăn hết số sữa đã pha…Thực ra đó là một điều hoàn toàn sai lầm. Đứa trẻ luôn biết rằng khi nào chúng đói và khi nào chúng đã no. Chính sự thúc ép của cha mẹ khiến cho trẻ no quá mà nôn trớ hay có các triệu chứng lười ăn ở các bữa sau.
Cho trẻ sơ sinh ra chỗ đông người: Các bậc cha mẹ khi mới sinh con thường mang con ra chỗ đông người để “trình diện” như trong lễ đầy tháng hay trong tiệc sinh nhật của một đứa trẻ khác.
Lý do để cha mẹ không nên làm điều này là vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa cao. Cho trẻ ra chỗ đông người quá sớm có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.
Giam trẻ trong nhà: Không ít ông bố bà mẹ giam con trong nhà 24/24 trong vòng 6 tuần đầu để tránh nắng, gió…. Đây lại là một sai lầm khác. Nên cho trẻ làm quen dần với môi trường xung quanh trong tuần thứ hai.
Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ ra ngoài quá lâu. Cho trẻ ra ngoài vào những thời điểm thích hợp như từ 9 – 10h hoặc từ 15h – 16h, khi thời tiết không quá lạnh và cũng không quá nóng. Lưu ý mặc quần áo cho trẻ phù hợp với điều kiện thời tiết.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic. |
Tú Liên
Theo GDVN