Trẻ tập ăn dặm bị đi ngoài

14:34 14/04/2015

(Giúp bạn)Bé đi ngoài khi tập ăn dặm có thể do thức ăn có nhiều chất xơ, khi mới tập ăn dặm bé có thể chưa tiêu hoá hết được và làm bé đi cầu nhiều lần.

Bé đi ngoài khi tập ăn dặm

Trả lời trên Vnexpress, Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, ở tháng thứ 4, cơ thể bé chưa đủ men tiêu hóa để phân giải các thức ăn bổ sung, đặc biệt là tinh bột. Nếu càng cho bé ăn bổ sung sớm, bé càng dễ bị rối loạn tiêu hóa và tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của bé.

Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé, dễ tiêu hóa và hấp thu, sữa lại có các kháng thể từ mẹ truyền sang sẽ giúp con khỏe mạnh chống lại bệnh tật.

-1

(Ảnh minh họa)

Trường hợp mẹ không đủ sữa, có thể cho ăn thêm sữa công thức nhưng lưu ý là vẫn phải ưu tiên bú mẹ trước đã. Đến khi bé đủ 6 tháng tuổi mới tập cho bé ăn bổ sung, lúc đầu mỗi ngày một bữa bột sữa lỏng, sau thêm một bữa bột thịt hoặc bột trứng.

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì đi ngoài có thể phân hoa cà hoa cải, mùi hơi chua và mỗi ngày có thể đi ngoài 3-4 lần. Khi bị tiêu chảy, trẻ thường đi ngoài phân lỏng toàn nước trên 3 lần/ngày. Vì vậy không phải dùng cho bé men tiêu hóa hay vi sinh, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp lứa tuổi bé mà thôi.

Tránh sai lầm khi cho trẻ ăn dặm

Thanh niên cho biết, theo TS-BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ chỉ được ăn cháo với nước xương ninh như trường hợp của cháu trai 16 tháng như vậy không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Trẻ nên ăn dặm từ sau 6 tháng tuổi, khi ăn dặm, trẻ cần tiếp tục được duy trì sữa mẹ.

Với bột, cháo nấu cho trẻ ăn, cần cho thêm trứng hoặc thịt bò, thịt gà, gan, rau xanh băm nhỏ. Khi trẻ lớn, có thể ăn cơm, vẫn tiếp tục duy trì các thức ăn đa dạng: thịt, cá, cua, hải sản, trứng, gan, rau xanh, trái cây.

TS-BS Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết thêm: phần lớn trẻ suy dinh dưỡng do người lớn chế biến thức ăn không phù hợp khi trẻ bắt đầu vào tuổi ăn dặm. Nhiều người chăm trẻ chỉ ninh xương lấy nước khuấy bột, nấu cháo cho trẻ và cho rằng như vậy là bổ xương, giúp trẻ cao lớn nhờ nước xương có nhiều canxi, tủy xương có đủ chất bổ.

Tuy nhiên, trong tủy xương có nhiều chất béo nhưng đó là chất béo động vật (béo no) rất khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống vì không hấp thụ được.

Canxi trong nước hầm xương là canxi vô cơ, cơ thể trẻ cũng không thể hấp thụ được. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ ăn cháo, bột từ nước hầm xương thường xuyên bị còi xương, chậm mọc răng. Nhiều bà mẹ lại không cho con ăn rau vì khi ăn rau, thấy bé đi ngoài có phân màu xanh nên lo sợ.

Trong khi rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ chống táo bón rất cần cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trẻ từ tuổi ăn dặm phải dần làm quen với các thức ăn khác nhau bác sĩ nhãn khoa, đủ các nhóm bột, rau xanh, đạm, béo.

Không nên chỉ cho trẻ ăn nước không ăn “cái” (thịt, tôm, cá bỏ xương, rau băm nhỏ). Trẻ cần được tập ăn trái cây, sữa chua. Nên tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý cho trẻ, đặc biệt lưu ý khi trẻ không tăng cân, chậm mọc răng, tóc khô, rụng.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Tại sao không nên ăn 3 bữa một ngày?
-3 Tác dụng của việc ca hát với sức khỏe
-4 Thực phẩm giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt
-5 Những lợi ích của súp lơ đối với sức khỏe

Theo GDVN

Comments