Hướng dẫn 4 nguyên tắc cần xem xét trước khi phạt trẻ
(Giúp bạn)Nhìn thấy một đứa trẻ kéo tóc em mình gần như dứt ra khỏi da đầu, hay ném thức ăn xuống sàn nhà chỉ vì đó không phải là món ăn ưa thích của trẻ… có thể khiến chúng ta rất khó chịu, thậm chí có thể đánh giá rằng bố mẹ trẻ không biết dạy dỗ trẻ.
- 1
Có nhiều bậc cha mẹ không muốn chấp nhận rủi ro với con cái của họ
Ngay từ đầu họ đã bày dạy cho con họ những hành vi được phép và không được phép. Họ cũng giải thích cho trẻ biết về những cơ hội hành vi và giới hạn của nó. Mục đích của điều này là để đảm bảo rằng con của họ tuân thủ những kỳ vọng của cha mẹ và điều đó sẽ giúp trẻ phát triển.
Mặt khác, cũng có các bậc phụ huynh không can thiệp đến hành vi của con. Họ nghĩ rằng trẻ em cần phải tự học từ những sai lầm. Bằng cách áp dụng mô hình nuôi dạy này, các bậc cha mẹ muốn chắc chắn rằng con họ vâng lời cha mẹ một cách khôn ngoan và tự thân, và đôi khi cho trẻ một lựa chọn để làm ngược lại. Khi một hệ quả tiêu cực xảy ra, họ tin rằng đó sẽ là một bài học quý giá cho con họ và giúp con họ nhớ lâu hơn.
- 2
Cha mẹ thực sự cho con tự do xác định giới hạn
Một số bậc cha mẹ tin rằng con họ luôn luôn vâng theo lời cha mẹ của chúng. Nhưng lại có các vị phụ huynh cho rằng sự bất đồng có thể sẽ kích thích sự trao đổi các ý tưởng một cách lành mạnh.
Một số người khác cho phép con mình vừa ăn vừa để chân lên ghế ngồi, cũng có người cha người mẹ kịch liệt phản đối hành vi đó
- 3
Các bậc phụ huynh chỉ đạo các con bằng lời nói chưa phù hợp, chưa đủ bình tĩnh và thiết lập quy tắc giới hạn về thời gian
Nhưng một số người cha người mẹ khác có thể nghĩ rằng cách nuôi dạy con cái của họ là không cần phải giải thích cho đứa trẻ. Con họ chỉ cần tuân theo, để khi một đứa trẻ thể hiện hành vi xấu, cha mẹ chúng không cần phải lắng nghe những lời bào chữa của con.
Bênh cạnh đó, các bậc cha mẹ khác ủng hộ việc sử dụng các hình phạt về thể chất như là một cách để chuyển hướng hành vi của trẻ.
Nhưng nếu bạn đánh vào mông một đứa trẻ mà cha mẹ chúng không đồng ý với phương án “hình phạt”, cha mẹ của đứa trẻ đó sẽ coi bạn như là một người ưa bạo lực đối với trẻ em.
- 4
Một số cha mẹ cảm thấy rằng họ là người duy nhất phải chịu trách nhiệm về con cái của họ
Trong khi các bậc cha mẹ khác lại cho rằng họ cần sự hỗ trợ của người khác để nuôi dạy con. Vấn đề là, liệu những người lớn xung quanh trẻ cũng có trách nhiệm tạo cho trẻ sự hiểu biết về những điều tốt và điều xấu?
Khi hai mẫu hình cha mẹ này đối mặt nhau, cặp cha mẹ cho rằng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với đứa trẻ sẽ cảm thấy quyền lợi của mình bị tước đoạt. Ngược lại, mẫu phụ huynh cần sự hỗ trợ của những người khác trong nuôi dạy con có xu hướng biết ơn vì người liên quan có ý thức đối với việc thiết lập kỷ luật đối với con cái của họ.
Dù điều gì xảy ra thì trên thực tế luôn luôn có một giải pháp. Giả sử bạn thân hoặc người thân bạn gửi con cho bạn trông giữ thì đừng quên giải thích rõ ràng và bình tĩnh cho đứa trẻ khi trẻ thể hiện hành vi xấu. Bạn có quyền để củng cố những giới hạn và quy tắc mà bạn thiết lập ở nhà bạn, mặc dù ở nhà của đứa trẻ, những giới hạn đó không có.
Để tăng cường những giới hạn, kỷ luật đó, hãy sử dụng phương pháp lịch sự nhất có thể để truyền đạt cho trẻ biết bạn mong đợi những hành vi nào. Nếu có vấn đề ảnh hưởng đến sự an toàn hay mang tính khẩn cấp, phương pháp này có thể không thích hợp. Thay vào đó, hãy sử dụng phương pháp nhanh nhất là mệnh lệnh nếu có nguy cơ gây thiệt hại hay mất mát xảy ra.